Tiến Sĩ Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm HPmax trong điều tri loét hành tá tràng có Helicobacter pylori ( FU

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 26/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 26/3/14
    Last edited by a moderator: 26/3/14
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. QUAN NIỆM Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ LOÉT DẠ DÀY , HÀNH TÁ TRÀNG . 3
    1.1.1. Sơ lược về giải phẫu sinh lý, cấu trúc mô học và tế bào học dạ dày,
    tá tràng 3
    1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh loét dạ dày, hành tá tràng 7
    1.1.3. Phương pháp điều trị loét dạ dày, hành tá tràng . 12
    1.2. QUAN NIỆM Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ CHỨNG VỊ QUẢN THỐNG . 17
    1.2.1. Một số đặc điểm về sinh lý, bệnh lý của tỳ vị theo YHCT . 18
    1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của chứng vị quản thống 19
    1.2.3. Biện chứng luận trị chứng vị quản thống . 21
    1.2.4. Nguyên tắc điều trị . 21
    1.2.5. Phân thể điều trị . 21
    1.3. CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ DIỆT HP VÀ LOÉT DẠ DÀY, HÀNH TÁ
    TRÀNG BẰNG THUỐC YHCT . 22
    1.3.1. Các nghiên cứu ức chế và diệt HP trên thực nghiệm 22
    1.3.2. Một số nghiên cứu về mối tương quan giữa HP và chứng vị
    quản thống 24
    1.3.3. Các nghiên cứu điều trị bệnh loét dạ dày, hành tá tràng bằng thuốc
    YHCT trên lâm sàng . 25
    1.4. TỔNG QUAN CHẾ PHẨM NGHIÊN CỨU HPmax 29
    1.4.1 Xuất sứ và công thức chế phẩm HPmax 29
    1.4.2 Mô tả các vị thuốc trong thành phần Hpmax . 30


    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP . 35
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 35
    2.1.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm . 35
    TRIAL MODE ư a valid license will remove this message. See the keywords property of this PDF for more information.
    2.1.2. Nghiên cứu trên lâm sàng 35
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 37
    2.2.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm . 37
    2.2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng 47
    2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU . 54
    2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU . 54


    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
    3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THỰC NGHIỆM 55
    3.1.1. Kết quả thử độc tính cấp của viên nang cứng HPmax 55
    3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn . 55
    3.1.3. Tác dụng diệt HP của HPmax in vitro 71
    3.1.4. Tác dụng của HPmax trên mô hình gây loét tá tràng bằng cysteamin ở
    chuột cống trắng 72
    3.1.5. Tác dụng giảm đau của HPmax trên thực nghiệm 73
    3.1.6. Nghiên cứu tác dụng chống viêm của HPmax 75
    3.1.7. Nghiên cứu tác dụng trung hòa acid của HPmax 77
    3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG 79
    3.2.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 79
    3.2.2. Kết quả sau 4 tuần điều trị 87
    3.2.3. Kết quả điều trị theo y học cổ truyền 93
    3.2.4. Tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng 98


    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 99
    4.1. TÍNH AN TOÀN CỦA CHẾ PHẨM HPmax 99
    4.1.1. Độc tính cấp . 99
    4.1.2. Độc tính bán trường diễn . 101
    4.1.3. Tác dụng không mong muốn của HPmax trên lâm sàng . 103
    4.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA 2 NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 104
    4.2.1. Đặc điểm về tuổi 104
    TRIAL MODE ư a valid license will remove this message. See the keywords property of this PDF for more information.
    4.2.2. Đặc điểm về giới 106
    4.2.3. Phân bố thời gian mắc bệnh và các yếu tố nguy cơ gây loét . 107
    4.2.4. Triệu chứng lâm sàng của 2 nhóm bệnh nhân 109
    4.2.5. Đặc điểm nội soi của 2 nhóm bệnh nhân 111
    4.2.6. Mức độ nhiễm Helicobacter pylori ở 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu . 112
    4.2.7. Mức độ tổn thương mô bệnh học 2 nhóm nghiên cứu 113
    4.3. TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM HPmax 116
    4.3.1 Tác dụng chống viêm 116
    4.3.2. Tác dụng giảm đau . 119
    4.3.3. Tác dụng diệt HP . 125
    4.3.4. Tác dụng chống loét và liền sẹo ổ loét HTT của chế phẩm HPmax 129
    4.5. KẾT QUẢ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN . 134
    KẾT LUẬN . 138
    KIẾN NGHỊ 140
    CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN
    QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Loét dạ dày, hành tá tràng là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng ở Việt Nam cũng như trên thế giới.Theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày, hành tá tràng chiếm khoảng 10% dân số ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam con số này chiếm khoảng 6-7% [1], [2], [3]. Đặc điểm chính của bệnh là một bệnh mạn tính, diễn biến có chu kỳ, xu hướng hay tái phát và dễ gây biến chứng nguy hiểm như chảy máu hay thủng, ung thư dạ dày Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường kéo dài khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc, làm giảm sút sức lao động của toàn xã hội [4]. Về cơ chế bệnh sinh của bệnh loét dạ dày, hành tá tràng được cho là mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ chống loét dạ dày [1], [2], [5], [6], [7]. Do vậy nguyên tắc trong điều trị nội khoa là nhằm làm giảm yếu tố gây loét và tăng cường yếu tố bảo vệ.
    Từ năm 1983 đến nay, người ta đã xác nhận sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) trong bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng và rất nhanh chóng nhiều nghiên cứu đã chứng minh HP là thủ phạm chính gây loét dạ dày, hành tá tràng [5], [8],[9],[10]. Sự phát hiện vi khuẩn HP đã mở ra một phương thức điều trị mới có hiệu quả hơn. Đó chính là làm sạch HP - một trong những mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh. Để diệt HP, y học hiện đại thường được sử dụng 2 loại kháng sinh kết hợp với thuốc khác nhằm đem lại hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên sau một thời gian điều trị hiện tượng
    kháng kháng sinh của HP ngày càng tăng trên tất cả các loại kháng sinh đang sử dụng trong các phác đồ điều trị với những tỷ lệ khác nhau (59,8- 91,8% đối với metronidazol, 30-38,5% đối với clarithromycin, 23,7% đối với amoxicilin, 9,2 - 31,1% đối với tetracyclin) [11], [12], [13]. Ngoài ra các thuốc điều trị kết hợp khác còn có tác dụng không mong muốn và giá thành đắt. Do vậy việc tiếp tục tìm kiếm ra các thuốc mới, đặc biệt là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược có hiệu quả, an toàn, giá thành rẻ vẫn là nhu cầu cần thiết, là hướng nghiên cứu đang được các nhà khoa học rất quan tâm.
    Theo y học cổ truyền (YHCT) loét dạ dày, hành tá tràng thuộc phạm vi chứng “Vị quản thống” [14],[15], [16], [17]. Nhiều bài thuốc, chế phẩm thuốc YHCT đã được áp dụng điều trị và mang lại những kết quả khác nhau. Song hầu hết các bài thuốc cổ truyền mới tập trung vào cải thiện các triệu chứng lâm sàng điều trị viêm loét, còn tác dụng về diệt HP chưa đề cập đến nhiều. Chè dây, lá Khôi, Dạ cẩm, Bồ công anh .là những dược liệu được dùng rất phổ biến trong dân gian theo kinh nghiệm và cho kết quả cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng. Một số nghiên cứu độc lập từng loại thảo dược Chè dây, Dạ cẩm, lá Khôi đã được tiến hành trên mô hình thực nghiệm và lâm sàng. Kết quả đều cho thấy các vị thuốc này không độc, có tác dụng chống viêm giảm đau, giảm acid dịch vị và chống loét với những tỷ lệ khác nhau. Trong đó đặc biệt tác dụng diệt HP của Chè dây đã được minh chứng rõ ràng trên thực nghiệm và lâm sàng trong một số nghiên cứu gần đây. Với mong muốn tăng cường tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng và khả năng diệt HP của các dược liệu thuốc nam nêu trên, các nhà khoa học trường Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu một chế phẩm mới với sự kết hợp cả 3 dược liệu Chè dây,
    Dạ cẩm, lá Khôi và đặt tên là HPmax. Chế phẩm được sản xuất dạng viên nang cứng. Tuy nhiên, sự phối ngũ 3 vị dược lỉệu trong chế phẩm HPmax này liệu có đem lại kết quả như mong muốn và có bảo đảm tính an toàn cao trong điều trị hay không? Để trả lời câu hỏi này đề tài “Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm HPmax trong điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter pylori” được tiến hành với các mục tiêu:
    1. Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của chế phẩm HPmax.
    2. Nghiên cứu tác dụng diệt HP, tác dụng chống loét tá tràng và tác dụng chống viêm, giảm đau, trung hòa acid của HPmax trên thực nghiệm.
    3. Đánh giá tác dụng của HPmax trong điều trị bệnh nhân loét hành tá tràng HP dương tính theo y học hiện đại và y học cổ truyền.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...