Tiến Sĩ Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2012

    Mục lục
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục những chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, ảnh và hình
    Đặt vấn đề . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 3
    1.1. Vết thương phần mềm . 3
    1.2. Những nét chính về vết thương phần mềm nhiễm khuẩn . 11
    1.3. Xử trí vết thương phần mềm nhiễm khuẩn . 17
    1.3.1. Xử trí kỳ đầu vết thương phần mềm 17
    1.3.2. Xử trí kỳ II vết thương phần mềm 18
    1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị vết thương phần mềm . 18
    1.4.1. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn tại chỗ . 19
    1.4.2. Đánh giá tác dụng kích thích hình thành mô hạt tại vết thương . 20
    1.5. Nghiên cứu thuốc thảo dược điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn . 22
    1.6. Cây bạch đàn ứng dụng trong y học 28
    CHƯƠNG 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 37
    2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu 37
    2.2. Đối tượng nghiên cứu . 41
    2.2.1. Bệnh nhân nghiên cứu . 41
    2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân . 41
    2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ . 41
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 41
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 42
    2.3.2. Phân nhóm bệnh nhân . 42
    2.3.3. Phương pháp nghiên cứu 43
    2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá kết quả . 44
    2.3.5. Xử lý số liệu 55

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    .57
    3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 57
    3.2. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn . 63
    3.2.1. Kết quả trên lâm sàng . 63
    3.2.2. Kết quả trên cận lâm sàng 66
    3.3. Đánh giá tác dụng kích thích mô hạt . 71
    3.3.1. Kết quả trên lâm sàng . 71
    3.3.2. Kết quả trên cận lâm sàng . 74
    3.4. Đánh giá kết quả điều trị chung . 87
    3.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc nghiên cứu 93
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 94
    4.1. Sản phẩm cao lỏng bạch đàn 94
    4.2. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 98
    4.3. Tác dụng kháng khuẩn . 99
    4.3.1. Tác dụng trên lâm sàng . 99
    4.3.2. Tác dụng trên cận lâm sàng 103
    4.4. Tác dụng kích thích mô hạt . 109
    4.4.1. Tác dụng trên lâm sàng . 110
    4.4.2. Tác dụng trên cận lâm sàng 112
    4.5. Tác dụng không mong muốn của cao lỏng bạch đàn . 122
    KẾT LUẬN . 123
    Kiến nghị 125
    Danh mục các công trình của tác giả đ∙ công bố có liên
    quan đến luận án
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Vết thương phần mềm là loại tổn thương thường gặp cả trong thời bình và thời chiến, chiếm tỷ lệ cao nhất so với những vết thương của các bộ phận khác trong cơ thể. Theo tổng kết của quân y quân đội Xô Viết, trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II, tỷ lệ vết thương phần mềm chiếm từ 50 - 60% tổng số thương binh. Tỷ lệ vết thương phần mềm trong chiến tranh Triều Tiên từ 65 - 80%. ở Việt Nam, trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, tỷ lệ này chiếm từ 61 - 82% [35].
    Trong thời bình, vết thương phần mềm chiếm tỷ lệ rất cao, có xu hướng ngày càng gia tăng theo từng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Theo thông báo hàng năm, cả nước có khoảng gần 3 triệu người bị tai nạn, trong đó có khoảng 60% vết thương phần mềm cần phải điều trị.
    Kết quả điều trị vết thương phần mềm có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây là cơ sở để điều trị các vết thương khác như: xương, khớp, mạch máu, thần kinh
    Hai vấn đề quan trọng trong điều trị vết thương phần mềm là chống nhiễm khuẩn và kích thích mô hạt phát triển, tạo điều kiện làm liền vết thương. Xử trí sớm vết thương phần mềm, điều trị đúng nguyên tắc là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chống nhiễm khuẩn và hình thành mô hạt làm liền vết thương.
    Ngày nay, việc điều trị vết thương phần mềm đã đạt được nhiều kết quả tốt là nhờ các phương pháp điều trị ngoại khoa tích cực và các loại kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết thương vẫn còn tương đối cao, vi khuẩn ngày càng kháng với nhiều loại kháng sinh, đã gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị. Vì vậy, ngoài các phương pháp điều trị trên, việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị tại chỗ vết thương phần mềm đang rất được quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng.
    Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu điều trị vết thương phần mềm bằng thuốc thảo dược như: tinh dầu tràm, cao lá mỏ quạ, cao
    lân-tơ-uyn, kem ráy, mỡ maduxin, cao cỏ lào Kết quả cho thấy, các thuốc trên
    có tác dụng kháng khuẩn và kích thích mô hạt phát triển, góp phần làm cho quá
    trình liền vết thương diễn ra nhanh chóng [14], [15], [19], [22], [31].
    Cây bạch đàn trắng có tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis Dehnhardt, được trồng ở nhiều nơi, có thể phát triển ở nhiều điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, lá có thể thu hái quanh năm [20], [21]. Theo kinh nghiệm dân gian, lá bạch đàn trắng đã được dùng làm thuốc ho, thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa, thuốc sát trùng. Những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu thành phần hóa học của lá bạch đàn cho thấy, trong lá có tanin, tinh dầu, flavonoid. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thái Hằng, Nguyễn Duy Khang (1993), Phạm Thị Hòa (1994) cho thấy, tinh dầu dược chiết xuất từ lá cây bạch đàn trắng có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Tanin gồm những chất có nguồn gốc hữu cơ, dễ tan trong nước, có tính kháng khuẩn, kháng virus, thường dùng làm thuốc chống viêm, chữa bỏng [10], [12], [13], [43].
    Năm 2007, Nguyễn Minh Hà và cộng sự tại Viện Y học cổ truyền Quân đội đã tiến hành nghiên cứu in vitro và in vivo cho thấy, cao lỏng được bào chế từ lá cây bạch đàn trắng có tác dụng kháng khuẩn và kích thích mô hạt phát triển trên vết thương bỏng ở động vật thực nghiệm [8].
    Để đánh giá tác dụng trên lâm sàng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị tại chỗ vết thương phần mềm nhiễm khuẩn, có thể ứng dụng trong y học nói chung và trong y học quân sự nói riêng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của cao lỏng bạch đàn trong điều trị vết thương phần mềm nhiễm khuẩn” nhằm các mục tiêu sau:
    1- Đánh giá tác dụng kháng khuẩn tại vết thương phần mềm nhiễm khuẩn của cao lỏng bạch đàn.
    2- Đánh giá tác dụng kớch thớchhình thành mô hạt trên vết thương phần mềm nhiễm khuẩn của cao lỏng bạch đàn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...