Tài liệu Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc cổ phương &quot Thiên ma câu đằng ẩm&quot

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc cổ phương Thiên ma câu đằng ẩm

    Đặt vấn đề

    Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, nhất là ở các đô thị, với tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20% dân số.
    Ở Việt Nam năm 2002, theo điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp của Viện tim mạch phối hợp với các địa phương trong cả nước th́ tỷ lệ tăng huyết áp ở Việt Nam là 16,62% và số người bị tăng huyết áp có nguy cơ tăng dần.
    Tăng huyết áp là nguyên nhân chính của việc mất sức lao động đồng thời cũng là bệnh chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh nhân tim mạch hàng năm, bệnh kéo dài dễ gây nên các biến chứng ở tim, năo, thận, mắt.
    Tuy vậy hiện nay, việc phát hiện ra bệnh nhân cao huyết áp thường là muộn, không những tạo ra những khó khăn tốn kém trong điều trị mà c̣n tăng tỷ lệ bệnh nhân phải gánh chịu những tai biến do bệnh gây ra.
    Do vậy, việc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời bệnh tăng huyết áp vẫn luôn là một đ̣i hỏi cấp bách đặt ra cho ngành y tế bởi v́:
    - Điều trị bệnh tăng huyết áp kịp thời ngay ở giai đoạn 1 và giai đoạn 1 sẽ hạn chế được: tai biến mạch máu năo, xơ vữa động mạch, tắc mạch vành giảm bớt gánh nặng cho việc điều trị phục hồi chức năng và góp phần giảm tỷ lệ tử vong.
    Việc chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở giai đoạn sớm có tác dụng làm tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh, góp phần giảm gánh nặng cho gia đ́nh người bệnh giảm chi phí của xă hội cho việc nghỉ mất sức lao động của bệnh nhân tăng huyết áp.
    Tuy nhiên, hiện nay thuốc điều trị tăng huyết áp chủ yếu vẫn là thuốc tân dược nhưng lại có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. T́nh trạng này đặt ra một yêu cầu cấp thiết có tính thực tiễn là cần nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp của một số bài thuốc y học cổ truyền. Với những nguyên liệu sẵn có, dễ t́m mà lại Ưt có tác dụng phụ để điều trị bệnh tăng huyết áp.
    Bài thuốc Thiên ma câu đằng Èm là một bài thuốc cổ phương đă được t́m ra và sử dụng trong rất nhiều năm, có tác dụng hạ huyết áp nhưng chưa có công tŕnh đánh giá cụ thể.
    Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu tác dụng của bài thuốc cổ phương Thiên ma câu đằng Èm trên lâm sàng với những mục tiêu sau:
    1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của bài thuốc Thiên ma câu đằng Èm trên lâm sàng.
    2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc Thiên ma đằng Èm.

    Chương 1
    Tổng quan tài liệu

    1.1. Tổng quan về tăng huyết áp theo y học cổ truyền
    1.1.1. T́nh h́nh mắc bệnh tăng huyết áp trên thế giới và Việt Nam
    Theo quy định của JNC VII năm 2003 một người lớn có tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ³ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ³ 90mmHg theo tiêu chuẩn này khoảng 8 - 10% dân số các nước phát triển bị bệnh tăng huyết áp.
    Ở Mỹ, bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 24%, ở Pháp từ 10 - 25%, ở Thái Lan chiếm tỷ lệ 27%, Đài Loan trên 25%.
    Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp năm 1960 mới khoảng 1%, đến năm 1990, theo điều tra của Trần Đỗ Trinh tỷ lệ đó đă là 11,75%. Năm 2002, theo điều tra dịch tễ học bệnh tăng huyết áp của Viện Tim mạch phối hợp với địa phương trong cả nước th́ tỷ lệ tăng huyết áp là 16,62%. Riêng ở Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp là 23% và số người bị tăng huyết áp nguy cơ tăng dần. Đối với người cao tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao hơn có khoảng 2/3 người trên 65 tuổi tăng huyết áp.
    1.1.2. Định nghĩa huyết áp
    Huyết áp là áp lực của ḍng máu tác dụng lên thành mạch, huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) là áp lực động mạch lúc tim bóp đạt mức cao nhất, huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là huyết áp thấp nhất ở cuối th́ tâm trương.

    1.1.3. Bệnh tăng huyết áp
    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và liên uỷ ban quốc gia về pḥng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC VII - 2003) một người lớn có tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ³ 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương ³ 90mmHg.
    1.1.4. Một số cơ chế về tăng huyết áp hiện nay
    Huyết áp phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại vi theo công thức:
    Huyết áp = Cung lượng tim x Sức cản ngoại vi
    1.1.4.1. Vai tṛ của hệ Renin - Angiotensin
    Ở người có 3 loại tăng huyết áp kèm theo tăng tiết renin, đó là tăng huyết áp do hẹp động mạch thận. Có loại tăng huyết áp kèm theo giảm tiết renin, điển h́nh là hội chứng cường aldosteron tiên phát (hội chứng conn).
    1.1.4.2. Vai tṛ của hệ thần kinh
    Latecholamin (cụ thể norodrenalin) do các tế bào thần kinh giao cảm tiết ra có tác dụng làm tăng sức co bóp của tim, tăng tần số tim, từ đó gây tăng cung lượng tim. Ngoài ra, latecholamin c̣n có tác dụng làm co hệ tĩnh mạch ngoại vi, giúp đưa máu về tim nhiều hơn, làm tăng cung lượng tim, tham gia vào cơ chế dinh dưỡng, làm ph́ đại thành mạch máu, từ đó làm tăng sức cản ngoại vi, gây tăng huyết áp.
    1.1.4.3. Vai tṛ của natri
    Một số chế độ ăn nhiều natri (thức ăn có 2% muối và nước uống có 1% là muối, sẽ gây tăng huyết áp. Trong điều kiện b́nh thường có hormon và thận cùng phối với điều chỉnh. Khi có natri hệ thống động mạch có thể tăng nhạy cảm với angicotensin II và noradrenalin.
    1.1.4.4. Vai tṛ của thành mạch
    Khi có tăng huyết áp, tiểu động mạch dày lên, chỗ hẹp, chỗ giăn và do đó có thể là nguyên nhân gây thoát huyết tương. Ngược lại t́nh trạng tiểu động mạch nhiều collagen phát triển sẽ gây tăng huyết áp, nếu cho beta propiomitril sẽ làm hạ huyết áp.
    1.1.4.5. Vai tṛ của các yếu tố khác
    Prostaglandin loại E và G của thận là những chất chống tăng huyế áp tự nhiên, thiếu những chất này sẽ có tăng huyết áp.
    - Yếu tố di truyền: tăng huyết áp di truyền ở một số động vật theo kiểu otôsôm và bằng nhiều gen. Ở động vật có tăng huyết áp di truyền, tiểu động mạch có hiện tượng hẹp sớm, ở người yếu tố gia đ́nh khá rơ.
    1.1.5. Phân loại tăng huyết áp
    1.1.5.1. Theo chỉ số huyết áp
    Tăng huyết áp được phân loại theo sự thống nhất của liên uỷ ban quốc gia về pḥng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC). Dưới đây là bảng phân loại huyết áp theo JNC VII - 2003.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Phân loại huyết áp
    [/TD]
    [TD]Huyết áp tâm thu (mmHg)
    [/TD]
    [TD]Huyết áp tâm trương (mmHg)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]B́nh thường
    [/TD]
    [TD]< 120
    [/TD]
    [TD]và < 80
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiền tăng huyết áp
    [/TD]
    [TD]120 - 139
    [/TD]
    [TD]hoặc 80 - 89
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tăng huyết áp độ 1
    [/TD]
    [TD]140 - 159
    [/TD]
    [TD]hoặc 90 - 99
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tăng huyết áp độ 2
    [/TD]
    [TD]³ 160
    [/TD]
    [TD]hoặc ³ 100
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    1.1.5.2. Theo thể bệnh
    * Tăng huyết áp dao động: Khi huyết áp thất thường thay đổi qua các lần đo, huyết áp dễ tăng khi hồi hộp, trở lại b́nh thường khi nghỉ ngơi, khi trạng thái tinh thần yên tĩnh.
    * Tăng huyết áp thường xuyên: Con số huyết áp lúc nào cũng cao tuy có lúc cao nhiều, có lúc cao Ưt.
    Trong loại này có thể phân biệt:
    - Tăng huyết áp lành tính: tiến triển chậm, Ưt biến chứng.
    - Tăng huyết áp ác tính: tiến triển nhanh, nhiều biến chứng.
    * Tăng huyết áp không thường xuyên: Con số huyết áp lúc cao, lúc b́nh thường.
    - Tăng huyết áp cơn.
    1.1.6. Một số vấn đề về phác đồ điều trị
    Điều trị tăng huyết áp, y học hiện đại chủ yếu dùng các nhóm thuốc tác dụng vào các khâu chính của huyết động đă bị thay đổi trong quá tŕnh bệnh lư.
    - Hoặc làm giảm cung lượng tim.
    - Hoặc làm giảm sức cản ngoại vi.
    - Hoặc làm cả 2 khâu.
    * Về phác đồ điều trị tăng huyết áp thực hiện phác đồ điều trị theo bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và liên uỷ quốc gia về pḥng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp (JNC VII - 2003).

    1.1.7. Các nhóm thuốc làm giảm huyết áp
    1.1.7.1. Các thuốc đối kháng canxi
    1.1.7.2. Các chất ức chế men chuyển dạng angiotensin
    1.1.7.3. Các thuốc lợi tiểu
    1.1.7.4. Thuốc chống giao cảm
    1.1.7.5. Các thuốc giăn tĩnh mạch trực tiếp
    1.2. Tổng quan về tăng huyết áp theo y học cổ truyền
    Những bệnh lư chủ yếu của tăng huyết áp đă được Y học cổ truyền đề cập đến trong phạm vi các chứng huyễn vựng, đầu thống.
    1.2.1. Nguyên nhân cơ chế sinh chứng huyễn vựng
    Có 4 nguyên nhân gây chứng huyễn vựng
    1.2.1.1. Can dương thượng kháng (âm hư dương xung)
    Có thể bẩm sinh người có yếu tố dương mạch làm can dương thăng lên trên phát thành huyễn vựng.
    Người bệnh có quá tŕnh căng thẳng thần kinh gây nên rối loạn t́nh chí uất giận, tức giận kéo dài làm cho khí uất hoá hoả gây tổn thương can âm, phần âm thiếu gây mất cân bằng làm phần dương của can thăng động lên tạo chứng huyễn vựng.
    Thận âm hư không nuôi dưỡng được can âm, dẫn đến an dương chưng bốc lên gây huyễn vựng.
    1.2.1.2. Đàm trọc tắc trở
    Thường gặp ở người ăn nhiều chất béo, ngọt trong thời gian dài gây tổn thương tỳ vị, làm rối loạn chức năng kiện vận của tỳ vị, tạo đàm thấp làm cho thanh dương không thăng lên được và trọc âm không giáng xuống được gây nên huyễn vựng.
    1.2.1.3. Thận tinh bất túc
    Người bệnh tiên thiên bất túc, hoặc lao lực quá độ làm tiêu hao thận tinh nên không thượng xung lên năo mà năo là bể của tuỷ không đầy đủ gây nên chứng huyễn vựng.
    1.2.1.4. Khí huyết tổn thương
    Người mắc bệnh lâu ngày tổn thương khí huyết, hoặc tỳ vị hư nhược mất khả năng kiện vận cũng làm tổn thương khí huyết, khí hư làm chất thanh không thăng được, chất trọc không giáng được. Huyết hư làm năo được nuôi dưỡng kém mà gây huyễn vựng hoặc khí huyết hư tổn làm sự lưu thông của huyết bị đ́nh trệ, huyết bị tắc lại, huyết ứ lâu ngày hoá hoả gây huyễn vựng.
    1.2.2. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị chứng huyễn vựng theo y học cổ truyền.
    Chứng huyễn vựng được chia làm 4 thể: âm hư dương xung, can thận âm hư, tâm tỳ hư, đàm thấp.
     
Đang tải...