Tiểu Luận Nghiên cứu tác động của thuế đánh vào cung lao động ( 2013 word + pp )

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Như chúng ta đã biết, những tác động của thuế cuối cùng phụ thuộc vào cách tác động của chúng đến hành vi. Tác động của thuế đến hành vi là vấn đề của các cuộc thảo luận gay go, giữa các nhà học thuật và các chính khách. Một số ý kiến cho rằng thuế có ảnh hưởng rất nhỏ, không mang tính khuyến khích. Một số ý kiến cho rằng mức thuế biên cao dẫn đến thái độ làm việc ngày càng tồi, số lần vắng mặt không có lý do cao hơn, miễn cưỡng đi làm

    Để nghiên cứu rõ hơn những tác động của thuế vào cung lao động, đồng thời qua đó xem xét liệu thuế có làm thay đổi cung lao động hay không, nhóm chúng tôi chọn đề tài “Thuế đánh vào cung lao động” để làm bài nghiên cứu của nhóm mình.

    Do thời gian nghiên cứu và tìm hiểu ngắn, cũng như lần đầu tiên tiếp xúc với lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy và các bạn góp ý để nhóm hoàn chỉnh bài nghiên cứu của mình.

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CƠ BẢN 1
    1.1. Thiết lập mô hình 1
    1.2. HIệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập 3
    1.3. Một vài vấn đề cần cân nhắc 4

    CHƯƠNG 2. MỨC CUNG LAO ĐỘNG VÀ THU THUẾ . 7
    2.1. Ảnh hưởng của thuế đến cung lao động . 7
    2.1.1. Trường hợp độ co giãn của cung > độ co giãn của cầu 7
    2.1.2. Trường hợp độ co giãn của cung < độ co giãn của cầu 8
    2.1.3. Trường hợp cung và cầu có độ co giãn theo lương là bằng nhau 9
    2.1.4. Trường hợp cầu co giãn hoàn toàn . 9
    2.1.5. Trường hợp cầu hoàn toàn không co giãn . 10
    2.2. Sự thay đổi số thuế thu được và cung lao động . 10
    2.3. Tác động của thuế trực thu đến cung lao động 13

    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Lý thuyết thuế đã làm rõ rằng những tác động của thuế cuối cùng phụ thuộc vào cách tác động của chúng đến hành vi. Tác động của thuế đến hành vi là vấn đề của các cuộc thảo luận gay go, giữa các nhà học thuật và các chính khách. Một số ý kiến cho rằng thuế có ảnh hưởng rất nhỏ, không mang tính khuyến khích. Một số ý kiến cho rằng mức thuế biên cao dẫn đến thái độ làm việc ngày càng tồi, số lần vắng mặt không có lý do cao hơn, miễn cưỡng đi làm Chương này tập trung nghiên cứu tác động của thuế vào cung lao động, qua đó xem xét liệu thuế có làm thay đổi cung lao động hay không.
    I/ LÝ THUYẾT CƠ BẢN:
    1. Thiết lập mô hình:
    Giả sử Nam đang quyết định sử dụng bao nhiêu thời gian trong mỗi tuần để làm việc và bao nhiêu thời gian cho nghỉ ngơi. Có thể minh họa sự lựa chọn giữa thời gian làm việc và nhàn rỗi bằng đồ thị và miêu tả chi tiết như sau:
    · Tổng số giờ sãn có thể làm việc và nhàn rỗi là quỹ thời. Ở hình 1.1, đó là trục hoành. Giả sử khoảng thời gian không dành cho nhàn rỗi thì dành cả cho lao động. Bất cứ điểm nào trên trục hoành đồng thời thể hiện số giờ nhàn rỗi và số giờ lao động.
    · Đường giới hạn ngân sách trong biểu đồ cho thấy sự kết hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thu nhập hay tiêu dùng của một cá nhân được xác định bởi tiền lương lao động. Nếu mức lương của Nam là w/giờ thì đường giới hạn ngân sách của anh ta là đường thẳng có giá trị tuyệt đối của độ dốc là w và có dạng: C + wL = wT, trong đó C là tiêu dùng được quyết định bởi thu nhập, wL giá trị giờ nhàn rỗi, wT là tổng thu nhập. Ở hình 1.1, đó là đường BC.
    · Điểm đặc biệt của đường giới hạn ngân sách là phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Ta có các đường cong bàng quan có mặt lồi hướng về gốc O. Ba đường cong này được đặt tên là i, ii, và iii trong hình 1.1. Tại A[SUB]1[/SUB] là điểm tối ưu của việc lựa chọn: Nam sử dụng L[SUB]1[/SUB] giờ để nhàn rỗi và C[SUB]1­[/SUB] giờ lao động, kiếm được thu nhập là OC[SUB]1[/SUB].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...