Luận Văn nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của Ngân hàng thương mại, đề xuất các khuyến nghị giảm tình trạng sở hữu chéo và hạn chế tác động tiêu cực
    TÓM TẮT
    Giai đoạn 2006-2011 chứng kiến sự tăng trưởng mang tính bùng nổ của hệ thống ngân
    hàng Việt Nam về cả số lượng và vốn. Cùng với sự tăng trưởng là việc gia tăng sở hữu
    chéo trong ngành ngân hàng với việc hàng loạt các ngân hàng thương mại nhà nước lẫn cổ
    phần, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp phi nhà nước tham gia sở hữu các ngân
    hàng. Trục trặc của hệ thống ngân hàng liên tục phát sinh, bộc lộ với việc các ngân hàng
    thương mại dùng sở hữu chéo để lách, không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt
    động.
    Sử dụng lý thuyết ủy quyền thừa hành (principal agent), luận văn đã chỉ ra ngân hàng là
    doanh nghiệp đặc thù có quan hệ xung đột ủy quyền thừa hành lớn nhất và vì vậy cần phải
    được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý nhà nước. Do đó NHNN - cơ quan giám sát
    ngân hàng ở Việt Nam đã ban hành các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động với năm
    nội dung giám sát chính. Đó là các nội dung giám sát về vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an
    toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, giới hạn góp vốn cổ phần và đầu tư, đảm bảo khả
    năng chi trả, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Việc tuân thủ các quy định bảo đảm an
    toàn hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội nhưng sẽ tạo ra phí tổn cho các ngân hàng. Vì vậy
    các ngân hàng có động cơ để hình thành cấu trúc sở hữu chéo nhằm lách các quy định bảo
    đảm an toàn hoạt động.
    Số liệu thống kê tổng hợp và các nghiên cứu tình huống cho thấy chỉ trong một thời gian
    ngắn (2006-2011) sở hữu chéo đã hình thành rất phức tạp trong hệ thống ngân hàng Việt
    Nam. Thứ nhất, các tổng công ty, tập đoàn nhà nước, tư nhân có sở hữu ngân hàng. Thứ
    hai, các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần cũng sở hữu các ngân hàng. Tác động
    tiêu cực của sở hữu chéo đã được chỉ ra từ việc phân tích các số liệu thống kê và các
    nghiên cứu tình huống. Đó là việc sở hữu chéo giúp:
    (i) NHTM tăng vốn ảo, vô hiệu hóa
    các quy định về vốn pháp định của các NHTM;
    (ii) NHTM cấp vốn cho người có liên
    quan, từ đó vô hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng;
    (iii) NHTM vẫn có thể tham gia đầu
    tư chứng khoán vì vậy vô hiệu hóa quy định giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần nhằm tách
    bạch hoạt động NH đầu tư ra khỏi hoạt động của NH thương mại;
    (iv) NHTM có thể chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thông qua việc chuyển nợ xấu sang các
    công ty con, công ty liên kết. Từ đó vô hiệu hóa quy định về báo cáo chất lượng tín dụng
    và trích dự phòng rủi ro.




    iii
    Trên cơ sở của các phân tích này, luận văn đã đề ra ba nhóm khuyến nghị.
    Thứ nhất, cần tách bạch sở hữu và giám sát đối với các NHTMNN. Theo đó, NHNN cần được độc lập
    trong việc giám sát các NHTMNN, qua đó mà xoá bỏ được các ngoại lệ trong việc giám
    sát các NHTMNN. Đồng thời, cần giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các NHTMNN.
    Thứ hai, giảm sở hữu chéo trong khu vực ngân hàng. Đối với các NHTMMNN và các DNNN,
    việc thoái vốn sẽ thực hiện thông qua tổ chức trung gian. Đối với các NHTMCP, việc thoái
    vốn sẽ thực hiện thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A).
    Thứ ba, thông qua kỷ luật thị trường về công bố thông tin, tăng cường giám sát cổ đông lớn và tăng cường chế
    tài đi kèm để hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo. Theo đó, cần định nghĩa lại về
    người có liên quan. Thêm vào đó, cần hạ thấp tỷ lệ sở hữu ngân hàng phải công bố thông
    tin (từ mức hiện hành 5% xuống 1%). Việc mở rộng diện công bố thông tin về đối tượng
    và tỷ lệ nắm giữ sẽ giúp cơ quan giám sát ngân hàng có thông tin đầy đủ hơn về cấu trúc sở
    hữu của mỗi ngân hàng. Đồng thời, chế tài xử lý với các trường hợp vi phạm tỷ lệ sở hữu
    ngân hàng của cổ đông hay nhóm cổ đông hoặc công bố thông tin cần được nâng cao. Sau
    cùng, nhằm giảm tác động tiêu cực của sở hữu chéo, NHNN cần thực hiện việc giám sát
    các cổ đông tổ chức:
    (i) đang nắm giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng hoặc
    (ii) là người có liên quan, hoặc là công ty liên kết của một nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phần của
    một NHTM như các tổ chức tín dụng.

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . . i
    TÓM TẮT . . ii
    MỤC LỤC . . iv
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT . . vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . .v iii
    DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC . . ix
    CHƯƠNG 1 . 1
    TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH . 1
    1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam . 1
    1.1.1 Tăng trưởng về số lượng . 1
    1.1.2 Tăng vốn của hệ thống NHVN . 1
    1.1.3 Sự hình thành và gia tăng sở hữu chéo . 2
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách . 3
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 3
    1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu . 3
    1.3 Phạm vi nghiên cứu . 3
    1.4 Cấu trúc luận văn . 3
    CHƯƠNG 2 . 5
    KHUNG PHÂN TÍCH . 5
    2.1. Mối quan hệ sở hữu - điều hành . 5
    2.1.1. Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần . 6
    2.1.2. Chi phí ủy quyền của nợ . 7
    2.2. Các quy định bảo đảm an toàn hoạt động đối với các NHTM ở VN . 8
    2.2.1 Vốn của NHTM . 8
    2.2.2 Giới hạn tín dụng . 9
    2.2.3 Giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần . . 10
    2.2.4 Đảm bảo khả năng chi trả . . 10
    2.2.5 Phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro . 10




    v
    2.3. Vấn đề SHC giữa các NH và giữa DN với NH . 11
    2.3.1 SHC trên thế giới . 11
    2.3.2 SHC ở Việt Nam . 13
    CHƯƠNG 3 . 18
    SỞ HỮU CHÉO CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG . 18
    3.1 Thực trạng cấu trúc sở hữu của các NHTM . 18
    3.1.1 Sở hữu chéo của các NHTMNN . 18
    3.1.2 SHC giữa DNNN và NHTM . 20
    3.1.3 SHC giữa NH với NH và giữa DN với NH trong các NHTMCP. 24
    3.1.4 SHC của ACB, Eximbank và STB . 24
    3.2 Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM . 25
    3.2.1 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMNN . 25
    3.2.2 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMCP . 27
    CHƯƠNG 4 . 37
    KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN . 37
    4.1 Các khuyến nghị nhằm tách bạch sở hữu và giám sát đối với NHTMNN . 37
    4.1.1 Tách bạch sở hữu và giám sát . 37
    4.1.2 Xóa bỏ ngoại lệ trong việc tuân thủ khung giám sát . 37
    4.1.3 Giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN . 38
    4.2 Các khuyến nghị nhằm giảm SHC . 38
    4.2.1 Đối với các DNNN và các NHTMNN đang sở hữu các NHTMCP . 38
    4.2.2 Đối với các NHTMCP . 39
    4.3 Các khuyến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo . 39
    4.3.1. Định nghĩa lại khái niệm người có liên quan từ ba mối quan hệ . 42
    4.3.2 Quy định về công bố thông tin . 42
    4.3.3 Chế tài . 42
    4.3.4 Giám sát cổ đông tổ chức sở hữu ngân hàng . 43
    KẾT LUẬN . 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 46
    PHỤ LỤC . 50



    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH
    Hệ thống ngân hàng (NH) là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế. Trong một
    nền kinh tế mà thị trường chứng khoán chưa phát triển như Việt Nam (VN), hệ thống NH
    đóng vai trò then chốt trong việc tài trợ vốn cho nền kinh tế. NH nhận tiền gửi từ các
    nguồn nhàn rỗi, thẩm định rủi ro và tài trợ vốn cho các dự án của các cá nhân, doanh
    nghiệp (DN) trong nền kinh tế. Một hệ thống NH hoạt động hiệu quả góp phần to lớn vào
    việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Giai đoạn 2006-2011 đã chứng kiến sự
    tăng trưởng mang tính chất bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHVN).
    1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam
    1.1.1 Tăng trưởng về số lượng
    Năm 1990, Pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành. Theo
    tinh thần của Pháp lệnh này, hệ thống NHVN chính thức hình thành. Tại thời điểm 1990
    toàn hệ thống chỉ có 4 NH Thương mại Nhà nước (NHTMNN) là NH Công thương VN, NH
    Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, NH Ngoại thương VN và NH Đầu tư và Phát triển
    VN.
    Bắt đầu từ 1991, hệ thống NHVN tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng. Các NH thương mại
    cổ phần (NHTMCP) nông thôn và đô thị liên tục được thành lập. Số lượng NH trong hệ
    thống, bao gồm NHTMNN và NHTMCP, đã tăng từ 4 vào năm 1990 lên 8 vào năm 1991,
    rồi 45 vào năm 1993, và 56 vào năm 1997 (chi tiết xem trong Phụ lục 1). Giai đoạn từ
    1997 đến 2005, số lượng NH thương mại (NHTM) trong hệ thống tương đối ổn định. Từ
    năm 2006, ngành NH chứng kiến hàng loạt NHTMCP được chuyển đổi từ các NHTMCP
    nông thôn cùng với 3 NHTMCP được mới thành lập là Tiên Phong, Liên Việt và Bảo Việt
    (chi tiết xem trong Phụ lục 5).
    1.1.2 Tăng vốn của hệ thống NHVN
    Cùng với sự gia tăng số lượng là vốn của các NHTM tăng lên mạnh mẽ. Với việc hội nhập
    sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam, ngành NHVN cần sẵn sàng
    cạnh tranh với các NH nước ngoài. Vì vậy, nhằm tăng cường khả năng tài chính của hệ
    thống NH, Chính phủ đã ban hành quy định về lộ trình tăng vốn pháp định của các NHTM
    (chi tiết trong Phụ lục 2)1.
    1.1.3 Sự hình thành và gia tăng sở hữu chéo
    Giai đoạn 2005 -2007, chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán VN, trong đó cổ
    phiếu NH trong thời kỳ này trở thành loại cổ phiếu được ưa chuộng hàng đầu. Cổ đông của
    các NH đồng lòng tăng vốn với kỳ vọng bán lại được cổ phiếu mới để hưởng thặng dư.
    Các đợt phát hành cổ phần nhằm tăng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP diễn ra hàng năm.
    Sự hứng khởi của thị trường chứng khoán và các quy định về vốn pháp định của NHTM đã
    làm vốn của mỗi NH và toàn hệ thống tăng lên nhanh chóng (chi tiết xem Phụ lục 5).
    Quá trình tăng vốn nhanh chóng của các NHTMCP trong thời gian ngắn đi cùng với gia
    tăng sở hữu chéo (SHC) trong ngành NH với hai loại hình chính là NH sở hữu NH và
    doanh nghiệp (DN) sở hữu NH. Cùng thời gian này (2005), nhiều tổng công ty nhà nước
    được tổ chức thành tập đoàn và thực hiện chức năng kinh doanh đa ngành, trong đó có
    ngân hàng. Chủ trương này từ chính phủ là cơ sở để hàng loạt tổng công ty, tập đoàn kinh
    tế nhà nước tham gia sở hữu ngân hàng. Tại kỳ họp tháng 5 và tháng 6 năm 2012, trong Đề
    án Tái cơ cấu do Chính phủ trình Quốc hội thì chức năng kinh doanh đa ngành của các tập
    đoàn kinh tế nhà nước vẫn được giữ. Sở hữu chéo hiện đang phổ biến trong khu vực ngân
    hàng Việt Nam và kéo theo một số tác động tiêu cực. Một số báo cáo của các cơ quan quản
    lý nhà nước đã có cảnh bảo về tình trạng này2 nhưng bức tranh cụ thể về SHC vẫn chưa
    được đúc kết.
    Các trục trặc của hệ thống NHTM dần bộc lộ rõ từ năm 2008 qua các vi phạm quy định về
    bảo đảm an toàn hoạt động, cụ thể là về vốn, giới hạn tín dụng, thanh khoản và nợ xấu.
    Điều này xảy ra trong khi hệ thống các quy định bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM đã
    được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục xây dựng, nâng cao và đã dần tiệm cận với
    chuẩn mực quốc tế theo khuyến nghị Basel. Các vi phạm quy định an toàn hoạt động của
    các NHTM đã được NHNN nắm bắt, ví dụ như “[n]hóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các
    TCTD rất lớn làm rủi ro hệ thống rất cao nếu một NH gặp khó khăn hoặc đổ vỡ”, “bằng
    nhiều kỹ thuật khác nhau không ít đối tượng không tuân thủ các quy định an toàn hoạt
    động tín dụng” và “[v]iệc kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý vấn đề sở hữu chéo rất
    1 Nghị định 141.
    2 “Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NH VN giai đoạn 2011- 2015”.
    khó khăn do thiếu bằng chứng pháp lý”3. Tuy nhiên những bằng chứng cụ thể vẫn không
    được đưa ra một cách rõ ràng và hơn thế nữa là cũng chưa xác định được liệu những hành
    vi này có phạm luật hay không. Vấn đề chính sách cần nghiên cứu ở đây là việc SHC giúp
    cho các NHTM lách các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động thời gian qua.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về
    bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm
    giảm tình trạng SHC trong hệ thống NHTM và hạn chế tác động tiêu cực của SHC.
    1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
     Các NHTM VN hiện có cấu trúc sở hữu chéo lẫn nhau và với các DN phi NH như
    thế nào?
     Cơ cấu sở hữu chéo có ảnh hưởng như thế nào đến việc không tuân thủ các quy
    định về bảo đảm an toàn hoạt động?
    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn sẽ tập trung vào phân tích cấu trúc sở hữu của 37 NHTMCP và 5 NHTMNN để
    phân tích, đánh giá việc tuân thủ khung giám sát của các NHTM trong giai đoạn 2006 -
    2011.
    1.4 Cấu trúc luận văn
    Chương 1 trình bày tổng quan về hệ thống NH Việt Nam, những trục trặc mà các NHTM
    đang gặp phải, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách của luận văn. Chương 2 trình
    bày khung phân tích trong đó bao gồm mối quan hệ sở hữu - điều hành (principal agent),
    chi phí ủy quyền của vốn cổ phần (agency cost of equity) và chi phí ủy quyền của nợ
    (agency cost of debt). Tiếp theo luận văn trình bày những trục trặc nảy sinh từ mối quan hệ
    ủy quyền trong lĩnh vực NH và việc giám sát NHTM nhằm hạn chế tác động tiêu cực của
    mối quan hệ ủy quyền. Đồng thời khung phân tích về SHC được trình bày trong chương
    này sẽ giải thích cho việc các NHTM không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt
    động. Chương 3 sử dụng số liệu thống kê tổng hợp và các nghiên cứu tình huống (NCTH)
    3 “Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NH VN giai đoạn 2011- 2015” , đã dẫn




    4
    để trình bày hiện trạng SHC trong hệ thống NHVN cũng như phân tích tác động tiêu cực
    của SHC trong việc các NHTM không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt
    động. Và sau cùng, Chương 4 đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm tách bạch sở hữu
    và giám sát đối với NHTMNN, giảm SHC và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...