Thạc Sĩ Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh


    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt vi
    Danh mục bảng vii
    Danh mục hình x
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    5. Những đóng góp mới của luận án 4
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
    1.1. Những vấn đề cơ bản về công nghiệp hóa 6
    1.1.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa 6
    1.1.2. Đường lối công nghiệp hóa ở Việt Nam 10
    1.1.3. Nội dung công nghiệp hoá ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 16
    1.2. Kinh nghiệm công nghiệp hóa ở một số nước đang phát triển
    châu Á 18
    1.2.1. Công nghiệp hoá ở Thái Lan 19
    1.2.2. Công nghiệp hoá ở Đài Loan 22
    1.2.3. Công nghiệp hoá ở Malaysia 27
    1.2.4. Một số bài học từ quá trình công nghiệp hoáở các nước trong
    khu vực 31
    1.3. Tình hình thực hiện công nghiệp hóa ở nước ta 34
    1.3.1. Những thành tựu chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa 34
    iv
    1.3.2. Những hạn chế chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa 36
    1.4. Tác động của công nghiệp hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường
    nông thôn Việt Nam 38
    1.4.1. Những tác động tích cực 38
    1.4.2. Những tác động tiêu cực 41
    1.5. Định hướng nghiên cứu 48
    CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
    2.1. Nội dung nghiên cứu 49
    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện QuếVõ, tỉnh Bắc Ninh 49
    2.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Quế Võ,tỉnh Bắc Ninh 49
    2.1.3. Đánh giá thực trạng quá trình công nghiệp hóa huyện Quế Võ,
    tỉnh Bắc Ninh 49
    2.1.4. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý, sử dụng đất
    nông nghiệp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 49
    2.1.5. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến đời sống người dân
    huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 49
    2.1.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sửdụng đất
    nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân trong quá trình
    công nghiệp hóa 49
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 50
    2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu 50
    2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 50
    2.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn 51
    2.2.4. Phương pháp lấy mẫu phân tích môi trường 55
    2.2.5. Phương pháp phân tích mẫu 58
    2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 59
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 60
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường 60
    v
    3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 64
    3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 73
    3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 73
    3.2.2. Tình hình quản lý đất đai 75
    3.3. Đánh giá thực trạng quá trình công nghiệp hóa huyện Quế Võ,
    tỉnh Bắc Ninh 78
    3.3.1. Đánh giá thực trạng phát triển các ngành công nghiệp 78
    3.3.2 Đánh giá thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp 83
    3.4. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý và sử dụng
    đất nông nghiệp 92
    3.4.1. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến quản lý đất nông nghiệp 92
    3.4.2. Tác động của quá trình công nghiệp hoá đến sử dụng đất nông nghiệp 103
    3.5. Tác động của quá trình công nghiệp hóa đến đờisống của người dân 120
    3.5.1. Tác động của công nghiệp hóa đến thu nhập, việc làm của người dân 120
    3.5.2. Tác động của công nghiệp hóa đến đời sống xãhội 130
    3.5.3. Tác động của công nghiệp hóa đến môi trường sống của người dân 139
    3.6 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân trong quá trình
    công nghiệp hóa 145
    3.6.1. Các giải pháp về chính sách 145
    3.6.2. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất 151
    3.6.3. Giải pháp về tài chính 153
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 155
    1. Kết luận 155
    2. Kiến nghị 158
    Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 159
    Tài liệu tham khảo 160
    Phụ lục 168


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá VI (12-1986) đã đề ra đường lối: “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chuyển từ cơ chế
    kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều
    thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã thông qua
    "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội".
    Cương lĩnh đã xác định, mục tiêu tổng quát phải đạttới khi kết thúc thời kỳ
    quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội,
    với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng,văn hoá phù hợp, làm cho
    nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”.
    Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt
    Nam (1996), đã xác định “phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở
    thành một nước công nghiệp”, “mục tiêu của công nghiệp hóa (CNH), hiện
    đại hóa (HĐH) đất nước là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có
    cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến
    bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất
    và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
    công bằng, văn minh”.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (6/2011) đã thông qua
    "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội"
    (bổ sung sửa đổi 2011); Cương lĩnh đã xác định: “Từ nay đến giữa thế kỷ
    XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành
    một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
    2
    Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư (Hội nghị BCH TW Ðảng lần thứ 7 (Khóa
    X) "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn", đã xác định mục tiêu tổng quát
    “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu
    kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
    triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
    định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh
    thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng
    được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân -
    nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế- xã hội và chính trị vững
    chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ
    quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
    Trong quá trình đổi mới từ 1986 đến nay, nước ta đãchuyển từ nền kinh
    tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    nghĩa (XHCN), cùng với việc từng bước xác lập thể chế kinh tế thị trường định
    hướng XHCN, giải phóng các lực lượng sản xuất, chuy ển dịch cơ cấu kinh tế,
    đổi mới cơ chế quản lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nền kinh tế Việt Nam
    đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã được
    cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.
    Tuy nhiên, bên cạnh những khu công nghiệp (KCN), đôthị mới hình
    thành khang trang và hiện đại, phần lớn khu vực nông thôn vẫn còn trong tình
    trạng kém phát triển cả về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, điều kiện sản
    xuất, sinh hoạt còn thiếu thốn, tỉ lệ hộ thu nhập thấp khá cao, môi trường bị ô
    nhiễm, nhiều bệnh tật phát sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư và sự
    phát triển bền vững của nông thôn.
    Trong quá trình CNH, một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục
    đích để đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng, công nghiệp và đô thị là điều
    không tránh khỏi. Hậu quả là người nông dân bị mất đất sản xuất, thiếu việc
    3
    làm. Các KCN chưa thu hút được nhiều lao động nông nghiệp tại địa phương,
    đặc biệt là lao động từ các hộ gia đình bị thu hồi đất. Vì vậy, theo những quan
    điểm hiện nay, để quá trình CNH thành công, hay nói rộng hơn là để phát
    triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, cần nghiên cứu đánh giá đúng thực
    trạng CNH ở các khu vực nông thôn, tạo điều kiện người dân tham gia vào
    quá trình phát triển, đặc biệt các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống,
    việc làm của họ như quản lý, quy hoạch, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
    Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinhtế Đồng bằng
    sông Hồng, có tốc độ CNH cao, trong đó Quế Võ là một huyện điển hình.
    Quế Võ có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 20 xã, với tổng
    diện tích tự nhiên: 15.484,82 ha; và tổng dân số là139.525 người (Cục Thống
    kê Bắc Ninh, 2010). Trong những năm qua, tốc độ CNHtrên địa bàn huyện
    diễn ra với tốc cao. Các KCN trên địa bàn huyện đã thúc đẩy kinh tế tăng
    trưởng, thu hút việc làm. Tuy nhiên quá trình này cũng làm mất diện tích đất
    nông nghiệp đáng kể, điển hình là các xã nằm trên trục Quốc lộ 18, nơi tốc độ
    CNH cao, sự hình thành của KCN Quế Võ đã ảnh hưởng đến quá trình quản
    lý, sử dụng đất nông nghiệp cũng như đời sống ngườidân nông thôn.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
    "Nghiên cứu tác động của quá trình công nghiệp hoá đến quản lý, sử dụng
    đất nông nghiệp và đời sống người dân huyện Quế Võ,tỉnh Bắc Ninh"
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Đánh giá thực trạng và tác động của quá trình CNHđến tình hình quản
    lý, sử dụng đất và đời sống của người dân huyện QuếVõ, tỉnh Bắc Ninh;
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quảcông tác quản lý,
    sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình CNH, góp phần nâng cao đời sống
    người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Ý nghĩa khoa học: Góp phần đóng góp xây dựng cơ sở khoa học về
    4
    đánh giá tác động của quá trình CNH đến quản lý, sửdụng đất nông nghiệp
    và đời sống, việc làm của người dân.
    - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất chính sách tăng cường hiệu quả quản lý, sử
    dụng đất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống người nông dân cho huyện
    Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương có điều kiện tương tự.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình CNH;
    - Các yếu tố về kinh tế xã hội liên quan đến đời sống người dân
    trong quá trình CNH.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Địa bàn: Các xã, thị trấn thuộc huyện Quế Võ sau khi đã thực hiện
    Nghị định số 60/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về việc điều
    chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du
    để mở rộng thành phố Bắc Ninh;
    - Thời gian: các đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 2000 - 2010.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án đã chỉ ra được các tác động tích cực và tiêu cực của quá
    trình CNH đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân
    huyện Quế Võ, từ đó rút ra một số quy luật về tác động của quá trình CNH
    đến tam nông tại các địa bàn thuần nông đang thực hiện CNH nhanh. Các
    quy luật đó bao gồm:
    - Đất nông nghiệp giảm nhiều nhưng diện tích đất nông nghiệp/lao động
    nông nghiệp tăng. Có hiện tượng thiếu lao động nôngnghiệp, nông dân giảm
    đầu tư, tự chuyển đổi nghề nghiệp, chỉ còn lao độnglớn tuổi làm nông nghiệp
    nên sản xuất kém hiệu quả. Như vậy, các huyện thuầnnông thực hiện CNH sẽ
    đối mặt với vấn đề xã hội là dân cư nông thôn già hóa nhanh hơn, chính sách xã
    hội cần hoạch định phù hợp với quy luật tác động này.
    5
    - CNH giúp nâng cao mức sống ở nông thôn theo phongcách đô thị
    là biểu hiện tích cực, nhưng nâng cao mức sống mà mất sinh kế do mất đất
    là biểu hiện tiêu cực. Các doanh nghiệp được thuê đất chỉ hỗ trợ người dân
    bị thu hồi đất chứ chưa hỗ trợ được khu vực nông thôn. Khu dân cư nông
    thôn có phong cách sống đô thị làm nông nghiệp là phương thức canh tác
    mới trên cơ sở công nghệ cao và đòi hỏi nhiều động lực.
    Từ những quy luật tác động trên, đề xuất một số giải pháp mới có thể
    áp dụng cho các địa phương phát triển CNH nhanh trong hoàn cảnh là một
    huyện thuần nông tương tự Quế Võ.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Almanach (1997), Những nền văn minh thế giới,Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin, Hà Nội
    2. Lê Xuân Bá (2009), Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông
    nghiệp, nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm trong quá
    trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở nước
    ta,Đề tài cấp nhà nước KX. 02.01/06-10.
    3. Nguyễn Đình Bồng (2013), Quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ứng
    phó với biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    4. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
    thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
    nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    5. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo về tình hình sử dụng đất
    nông nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đời sống của người có
    đất bị thu hồi.
    6. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo môi trường Quốc gia
    2009. Môi trường khu công nghiệp Việt Nam.
    7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Một số vấn đề về công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời
    kỳ 2001 - 2020,Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
    8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2009), Báo cáo số 8, Thị trường lao động, Việc
    làm, và Đô thị hóa ở Việt Nam đến năm 2020: Học tập từ kinh
    nghiệm quốc tế.
    9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Vụ Quản lý các Khu kinh tế(2011) Báo cáo tình
    hình xây dựng và phát triển KCN, KKT năm 2010 và dựbáo năm 2011.
    161
    10. Bộ Lao động Thương binh xã hội - Viện Khoa học lao động xã hội
    (2009), Đề án Phát triển thị trường lao động Việt Nam đến 2020, Bản
    dự thảo lần 2.
    11. Bộ Lao động Thương binh xã hội - Viện Khoa học lao động xã hội
    (2009), Báo cáo chuyên đề Nhánh 3, chuyển dịch cơ cấu lao động
    nông nghiệp, nông thôn,Hà Nội.
    12. Bộ Tài chính, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 về hướng
    dẫn thi hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
    13. Bộ Tài chính, Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 về sửa đổi,
    bổ sung một số điều Thông tư 116/2004/TT-BTC.
    14. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo kết quả
    tổng hợp về tăng cường quản lý sử dụng đất của quy hoạch và dự án
    đầu tư trên phạm vi cả nước.
    15. Các văn bản pháp quy về quản lý đất đai và nhà ở(2005), Nhà xuất bản
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16. Cục Thống kê Bắc Ninh (2005), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình
    tỉnh Bắc Ninh, năm 2004,Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
    17. Cục Thống kê Bắc Ninh (2003), Kết quả tổng điều tra nông nghiệp nông
    nghiệp và thuỷ sản năm 2001,Tỉnh Bắc Ninh.
    18. Cục Thống kê Bắc Ninh, Niên giám thống kê 1997- 2005. Nhà xuất bản
    Thống kê.
    19. Cục Thống kê Bắc Ninh (2005), Thực trạng doanh nghiệp Bắc Ninh,
    Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
    20. Vũ Năng Dũng (2005), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ
    chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
    nghiệp, nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...