Luận Văn Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2008

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích của đề tài 2
    1.3. Yêu cầu của đề tài 2
    PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Các vấn đề chung về đất đai 3
    2.1.1. Khái niêm và đặc điểm của đất đai [1] 3
    2.1.1.1. Khái niệm 3
    2.1.1.2. Đặc điểm của đất đai 3
    2.1.2. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 4
    2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất [1] 4
    2.1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên 4
    2.1.3.2. Nhân tố kinh tế xã hội 6
    2.1.3.3. Nhân tố không gian 7
    2.2 Các vấn đề chung về đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp 7
    2.2.1 Khái niêm và phân loại đât nông nghiệp [2] 7
    2.2.2 Khái niêm và phân loại đât phi nông nghiệp [2] 8
    2.2.3 Các nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp [1] 9
    2.2.4 Các văn bản pháp lý có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp từ năm 2003 đến nay 10
    2.3. Quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 12
    2.3.1. Quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại một số nước trong khu vực [13] 12
    2.3.1.1. Trung Quốc 12
    2.3.1.2. Nhật Bản 13
    2.3.1.3. Đài Loan 14
    2.3.2. Chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Việt Nam [13] 14
    2.3.2.1. Một số chính sách đất đai ở Việt Nam 14
    2.3.2.2. Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam 15
    2.3.2.3. Một số vấn đề chủ đạo trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Việt Nam 15
    2.3.3. Khái quát tình hình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An [3] 16
    PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 18
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 18
    3.3. Nội dung nghiên cứu 18
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 18
    3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 18
    3.4.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 19
    3.4.3. Phương pháp điều tra nông hộ 19
    3.4.4. Phương pháp dự báo 19
    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
    4.1. Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 20
    4.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên [9] 20
    4.1.1.1. Vị trí địa lý 20
    4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 21
    4.1.1.3. Khí hậu và thời tiết 21
    4.1.1.4. Thủy văn 22
    4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 22
    4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 24
    4.1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế [7] 24
    4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 25
    4.1.2.3. Lao động, việc làm và đảm bảo an sinh xã hội [7] 29
    4.1.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng [7] 30
    4.1.2.5. Hoạt động văn hóa - xã hội [7] 31
    4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc [7] [9] 33
    4.2. Một số nhận xét về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc thời gian qua [7] [9] 35
    4.2.1. Công tác ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó 35
    4.2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 35
    4.2.3. Quản lý công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 36
    4.2.4. Quản lý tài chính về đất đai 36
    4.2.5. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai 36
    4.2.6. Tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất 37
    4.3. Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghệp 38
    4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 38
    4.3.2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất 40
    4.3.2.1. Biến động diện tích đất tự nhiên 41
    4.3.3.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp 42
    4.3.2.3. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp 45
    4.4. Đánh giá tác động của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc giai đoạn 2008 – 2012 56
    4.4.1. Đánh giá tác động đến một số chỉ tiêu về mặt kinh tế 56
    4.4.1.1. Tác động đến tổng giá trị sản xuất 56
    4.4.1.2. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế 58
    4.4.1.3. Tác động đến thu nhập bình quân đầu người 59
    4.4.2. Tác động đến một số chỉ tiêu về mặt xã hội 61
    4.4.2.1. Tác động đến quy mô hộ và số lượng người sử dụng đất ở 61
    4.4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động 62
    4.4.2.3. Tác động đến trình độ văn hóa, giáo dục 65
    4.4.2.4. Tác động đến đất ở 65
    4.4.2.5. Tác động đến quyền sử dụng đất 66
    4.4.2.6. Tác động đến ngành sản xuất nông nghiệp 68
    4.4.3. Đánh giá tác động đến môi trường 68
    4.3.3.1. Hiện trạng môi trường 68
    4.4.3.2. Ô nhiễm từ các hoạt động phi nông nghiệp trên địa bàn 70
    4.5. Chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 72
    4.5.1. Đất nông nghiệp 72
    4.5.2. Đất phi nông nghiệp 72
    4.5. Chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 73
    4.5.1. Đất nông nghiệp 73
    4.5.2. Đất phi nông nghiệp 73
    4.6. Dự báo tác động của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của huyện Nghi Lộc giai đoạn 2015 – 2020 74
    4.6.1. Tác động về mặt kinh tế 74
    4.6.2. Tác động về mặt xã hội 74
    4.6.3. Tác động về mặt môi trường 75
    4.7 Quan điểm và giải pháp thực hiện của việc chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 75
    4.7.1. Quan điểm 75
    4.7.2. Giải pháp 76
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
    5.1. Kết luận 79
    5.2. Kiến nghị 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


    PHẦN 1 MỞ ĐẦU

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong nền sản xuất xã hội, đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Là loại tài nguyên có những nét đặc thù không một tư liệu sản xuất nào có được. Việc sử dụng hợp lý đất đai để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao và đảm bảo sự phát triển bền vững là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Kinh tế thị trường nhiều thành phần, quá trình công nghiệp hóa nông thôn được đẩy mạnh góp phần làm cho đời sống của người đân từng bước được cải thiện. Áp lực của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế nông thôn, nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao. Góp phần làm cho đời sống người dân từng bước được cải thiện.
    Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu mà các nước đang phát triển phải trải qua, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để đạt được mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa lại càng diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực sẽ càng tăng lên. Nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình kinh tế đầu mối, các khu dân cư, các công trình cơ sở sản xuất, dịch vụ y tế, đào tạo nhiên cứu khoa học, một diện tích khác được xây dựng làm nhà ở, để tách hộ, để bán, để tự kinh doanh .Điều này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội cũng như vấn đề về ô nhiễm môi trường.
    Huyện Nghi Lộc tiếp giáp với Thành phố Vinh, trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá của cả tỉnh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao. Có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tạo thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các địa phương. Trong xu thế phát triển hiện nay, sự phát triển của huyện có thể thấy rõ. Định hướng và kế hoạch phát triển của huyện trong những năm tới là ưu tiên phát triển về xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị, các công trình công cộng . với quy mô ngày càng lớn và tăng lên nhiều. Do vậy đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng bị thu hẹp dần.Trước tình hình đó việc đánh giá thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và tác động của quá trình này đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Nghi Lộc là vấn đề vô cùng cần thiết.
    Xuất phát từ lý do trên, được sự phân công của khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Thạc sỹ Đinh Văn Thóa, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2012 trên địa bàn huyện Nghi Lộc,tỉnh Nghệ An"
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, phát hiện những vấn đề bất cập trong công tác quản lý sử dụng đất.
    - Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực.
    - Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 2015 - 2020.
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    - Số liệu điều tra phải trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu. Phân tích, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học, có định tính, định lượng bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp.
    - Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất những giải pháp, kiến nghị trong việc sử dụng đất bền vững phải trên cơ sở tuân thủ Luật đất đai, Luật bảo vệ Môi trường; đồng thời đảm bảo tính khả thi và đáp ứng các yêu cầu của phát triển bền vững.
    - Nắm vững quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất. Đánh giá đúng hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, quỹ đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2012.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...