Tiến Sĩ Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thô

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt vi
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các hình ix
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    5 Những đóng góp mới của luận án 3

    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 5
    1.1.1 Một số thuật ngữ 5
    1.1.2 Sử dụng đất đai 5
    1.1.3 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 8
    1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn 13
    1.2.1 Lý thuyết về nông nghiệp, nông thôn trên thế giới 13
    1.2.2 Khái quát mô hình thực tiễn về nông nghiệp, nông thôn 14
    1.2.3 Quan hệ giữa sử dụng đất với phát triển nông nghiệp, nông thôn 17
    1.3 Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của một số nước trên thế giới, vùng lãnh thổ và ở Việt Nam 19
    1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và vùng lãnh thổ 19
    1.3.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam 22
    1.4 Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn 27
    1.4.1 Tác động đến kinh tế 28
    1.4.2 Tác động đến xã hội 33
    1.4.3 Tác động đến môi trường nông thôn 40
    1.5 Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu 41


    CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    2.1 Nội dung nghiên cứu 44
    2.1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 44
    2.1.2 Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 44
    2.1.3 Đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn 44
    2.1.4 Kiểm chứng theo dõi một số mô hình sử dụng đất phục vụ đề xuất hướng sử dụng 45
    2.1.5 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện 45
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 47
    2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 47
    2.2.2 Phương pháp phân vùng và chọn điểm nghiên cứu 47
    2.2.3 Phương pháp điều tra và phỏng vấn 48
    2.2.4 Phương pháp lựa chọn theo dõi mô hình sử dụng đất phục vụ đề xuất sử dụng đất 49
    2.2.5 Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất 49
    2.2.6 Phương pháp lấy mẫu phân tích 50
    2.2.7 Phương pháp so sánh 51
    2.2.8 Phương pháp đánh giá tác động 52
    2.2.9 Phương pháp xử lý số liệu 53


    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 55
    3.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 55
    3.1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 55
    3.1.2 Các nguồn tài nguyên 56
    3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội huyện Văn Lâm 58
    3.2 Đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 59
    3.2.1 Hiện trạng và biến động sử dụng đất huyện Văn Lâm 59
    3.2.2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Văn Lâm giai đoạn 2000 - 2010 64
    3.3 Tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn 72
    3.3.1 Tác động về mặt kinh tế 72
    3.3.2 Tác động về mặt xã hội 85
    3.3.3 Tác động về mặt môi trường 101
    3.3.4 Xác định mức độ tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn 113
    3.3.5 Đánh giá chung 119
    3.4 Kiểm chứng theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ đề xuất hướng sử dụng 122
    3.4.1 Thông tin về các mô hình theo dõi 123
    3.4.2 Hiệu quả của các mô hình theo dõi 124
    3.5 Giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. 128
    3.5.1 Giải pháp về chính sách 128
    3.5.2 Nhóm giải pháp về kinh tế 128
    3.5.3 Nhóm giải pháp về xã hội 131
    3.5.4 Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái 133


    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135
    1 Kết luận 135
    2 Kiến nghị 137
    Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 138
    Tài liệu tham khảo 139
    Phụ lục 144

    MỞ ĐẦU
    Nền kinh tế nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, tuy nhiên nhìn tổng thể vẫn chưa thoát khỏi tính chất của một nền kinh tế nông nghiệp. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu để “ đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Một trong những yếu tố đảm bảo thực hiện nội dung nói trên là phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển đất nước, đồng thời thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn (Đặng Kim Sơn, 2001).
    Mục tiêu chung của CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, cơ động, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân, đưa nông thôn tiến lên văn minh hiện đại. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH hiển nhiên nhóm đất phi nông nghiệp hiện có không thể đáp ứng được nhu cầu của phát triển, việc chuyển mục đích sử dụng một phần đất đai của các nhóm đất khác để phục vụ mục đích phát triển là tất yếu. Như vậy, quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất để phát triển và xây dựng mới các đô thị, xây dựng các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta đã được thúc đẩy nhanh hơn.Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền và các tỉnh, thành phố của cả nước mà chỉ tập trung ở một số vùng, một số địa phương có điều kiện thuận lợi, nhất là gần các sân bay, bến cảng, các đầu mối giao thông đường sắt và đường bộ, gần các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Hơn nữa, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất còn phụ thuộc vào nguồn nhân lực của từng địa phương. Đối với những tỉnh, thành phố có đội ngũ cán bộ có năng lực, năng động, sáng tạo thường tạo ra được các cơ chế, chính sách cởi mở, phù hợp với xu thế phát triển chung. Hưng Yên là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, trung tâm của tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hưng Yên đang trong quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH góp phần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
    Huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên là một huyện được tái lập từ ngày 01/9/1999, có vị trí địa lý nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên. Diện tích tự nhiên 7.443,25 ha với 11 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn và 10 xã (UBND huyện Văn Lâm, 2005a). Trên địa bàn huyện Văn Lâm có các tuyến giao thông đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đường bộ “huyết mạch”: Quốc lộ 5A và các đường tỉnh lộ, huyện lộ như đường 19, đường 19b, đường 196, đường 198, đường 206 tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá với các vùng, tỉnh lân cận và cả nước. Văn Lâm có lợi thế rất lớn trong việc ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ cao, có thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp ổn định vững chắc. Đây là cơ hội để huyện đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Cùng với cả nước, Văn Lâm đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc CNH - HĐH; sản xuất nông nghiệp trong huyện đã cơ bản chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá. Công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn bước đầu
    được phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế theo hướng CNH - HĐH đòi hỏi cơ cấu sử dụng đất có sự chuyển đổi cho phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực có vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn như: đất đô thị, đất cho các mục đích thương mại, dịch vụ, đất để phát triển giao thông và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
    Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là một quá trình tất yếu đang diễn ra trên địa bàn huyện Văn Lâm. Tuy nhiên quá trình này đã ảnh hưởng không nhỏ cuộc sống của người dân, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, sức khỏe cộng đồng Vậy làm thế nào để chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH trên địa bàn huyện? Làm thế nào để nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- văn hoá, xã hội đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững?
    Do vậy, việc thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” là cần thiết.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    + Xác định tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
    + Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.

    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Bổ sung cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Văn Lâm và các vùng có điều kiện tương đồng.
    - Cung cấp cơ sở để cân nhắc những ảnh hưởng về lao động, việc làm của một bộ phận người dân; quan hệ gia đình, xã hội; tình hình an ninh trật tự ở nông thôn và những thiệt hại về môi trường khi chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    - Đất đai và vấn đề sử dụng đất
    - Nông dân và người sử dụng đất
    - Các yếu tố tác động đến nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
    - Phạm vi thời gian: Các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 1999 - 2012.
    + Số liệu hiện trạng sử dụng đất và kết quả điều tra năm 2010
    + Thời gian lấy mẫu đất năm 2010

    5. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án đã chỉ ra được các tác động tích cực, tiêu cực, xác định được mối quan hệ và mức độ tác động của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến nông nghiệp, nông thôn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên thông qua nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ thu hồi đất với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường trên cơ sở sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản.
    Từ đó rút ra một số quy luật:
    - Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm; nông dân giảm dần đầu tư cho sản xuất nông nghiệp nhưng thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất giúp chuyển đổi cơ cấu lao động, việc làm thuần nông đang giảm dần về số lượng và được thay thế bằng các ngành nghề phi nông nghiệp là biểu hiện tích cực nhưng một bộ phận người dân bị mất sinh kế do mất đất là biểu hiện tiêu cực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...