Thạc Sĩ Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
    Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam.
    Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Lê Sỹ Việt đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn chỉnh khóa luận.
    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Ban quản lý Vườn Quốc gia Vũ Quang, các hộ gia đình cá nhân tại địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, phỏng vấn điều tra và đóng góp ý kiến xây dựng phục vụ công tác nghiên cứu.
    Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do điều kiện và trình độ có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn !
    Hà Nội, ngày 04/06/2012
    Sinh viên

    Phạm Văn Ngọc








    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG I.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới 3
    1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam 6
    1.3. Những kết luận rút ra phục vụ cho nghiên cứu. 11
    CHƯƠNG II.MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 13
    2.1.1. Mục tiêu tổng quát 13
    2.1.2. Mục tiêu cụ thể. 13
    2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 13
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu. 13
    2.2.2. Phạm vi nghiên cứu. 13
    2.3. Nội dung nghiên cứu. 14
    2.4. Phương pháp nghiên cứu. 14
    2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu. 14
    2.4.2. Phương pháp nghiên cứu. 16
    CHƯƠNG III.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 20
    3.1. Điều kiện tự nhiên. 20
    3.1.1. Vị trí địa lý. 20
    3.1.2. Đặc điểm địa hình. 21
    3.1.3. Khí hậu. 21
    3.1.4. Đặc điểm thuỷ văn. 22
    3.1.5. Địa chất 22
    3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 22
    3.2.1. Số dân sống trong vườn. 22
    3.2.2. Số dân sống tại vùng đệm 23
    3.2.3. Tỷ lệ tăng dân số bình quân. 23
    3.2.4. Sơ bộ tình hình kinh tế của các hộ gia đình. 23
    3.2.5. Các loại hình kinh tế ở vùng đệm 23
    3.2.6. Mức thu nhập bình quân đầu người 23
    3.2.7. Bệnh viện. 23
    3.2.8. Trường học. 23
    3.3. Các kiểu rừng chính ở VQG Vũ Quang. 23
    3.4. Văn hóa lịch sử và du lịch. 24
    3.5. Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội xã Hương Minh. 25
    3.5.1. Dân số. 25
    3.5.2. Điều kiện dân sinh. 25
    3.5.3. Cơ cấu đất đai của xã. 27
    CHƯƠNG IV.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
    4.1. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển TNR tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh 28
    4.2. Các hình thức và mức độ tác động người dân địa phương tới TNR tại VQG Vũ Quang 31
    4.2.1. Khai thác gỗ. 32
    4.2.2. Khai thác gỗ củi phục vụ sinh hoạt 34
    4.2.3. Chăn thả gia súc trên rừng và đất rừng. 35
    4.2.4. Khai thác lâm sản ngoài gỗ. 36
    4.3. Phân tích kinh tế HGĐ ở khu vực nghiên cứu. 38
    4.3.1. Đặc điểm chung về kinh tế HGĐ ở khu vực nghiên cứu. 38
    4.3.2. Cơ cấu đất canh tác. 38
    4.3.3. Cơ cấu thu nhập. 39
    4.3.4. Cơ cấu chi phí 41
    4.3.5. Một số nhận xét về kinh tế HGĐ nhằm làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp 44
    4.4. Các nguyên nhân cơ bản dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương tới TNR tại VQG Vũ Quang. 44
    4.4.1. Các nguyên nhân về kinh tế. 44
    4.4.2. Nguyên nhân xã hội 49
    4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên bền vững tại VQG Vũ Quang. 52
    4.5.1. Đào tạo nghề giải quyết việc làm cho người dân địa phương. 53
    4.5.2. Phát triển du lịch sinh thái 54
    4.5.3. Phát triển rừng cộng đồng tại các thôn, xóm 54
    4.5.4. Đầu tư cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. 54
    4.5.5. Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm củi và hướng tới các nguồn chất đốt thay thế 55
    4.5.6. Tăng cường năng lực cán bộ quản lý. 55
    4.5.7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của HGĐ 55
    4.5.8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. 57
    4.5.9. Hỗ trợ vốn. 57
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58
    1. Kết luận. 58
    2. Tồn tại 59
    3. Kiến nghị 59
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC








    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    [TABLE]
    [TR]
    [TD] VQG
    [/TD]
    [TD]Vườn quốc gia
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] KBT
    [/TD]
    [TD]Khu bảo tồn
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] KBTTN
    [/TD]
    [TD]Khu bảo tồn thiên nhiên
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] DDSH
    [/TD]
    [TD]Đa dạng sinh học
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] TNR
    [/TD]
    [TD]Tài nguyên rừng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] KT - XH
    [/TD]
    [TD]Kinh tế - xã hội
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] PHST
    [/TD]
    [TD]Phục hồi sinh thái
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] HGĐ
    [/TD]
    [TD]Hộ gia đình
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] LSNG
    [/TD]
    [TD]Lâm sản ngoài gỗ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] UBNN
    [/TD]
    [TD]Uỷ ban nhân dân
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] NN & PTNT
    [/TD]
    [TD]Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] PCCCR
    [/TD]
    [TD]Phòng cháy chữa cháy rừng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] QLBVR
    [/TD]
    [TD]Quản lý bảo vệ rừng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] RĐD
    [/TD]
    [TD]Rừng đặc dụng
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] NN
    [/TD]
    [TD]Nông nghiệp
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] SX
    [/TD]
    [TD]Sản xuất
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] TN
    [/TD]
    [TD]Thu nhập
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] LĐ
    [/TD]
    [TD]Lao động
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] KT
    [/TD]
    [TD]Khai thác
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] CP
    [/TD]
    [TD]Chi phí
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    DANH MỤC CÁC BẢNG
    [TABLE="width: 613"]
    [TR]
    [TD]TT
    [/TD]
    [TD] Tên bảng
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1
    [/TD]
    [TD]Số hộ của các thôn nghiên cứu
    [/TD]
    [TD] 18
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1
    [/TD]
    [TD]Thống kê vi phạm công tác QLBVR tại VQG Vũ Quang
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2
    [/TD]
    [TD]Bảng phân tích về công tác quản lý BTTNR tại VQG Vũ Quang
    [/TD]
    [TD]31
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3
    [/TD]
    [TD]Thống kê mức độ khai thác gỗ của các HGĐ
    [/TD]
    [TD] 33
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.4
    [/TD]
    [TD]Mức độ khai thác gỗ củi của các HGĐ
    [/TD]
    [TD] 34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.5
    [/TD]
    [TD]Mức độ chăn thả gia súc của các HGĐ
    [/TD]
    [TD]35
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.6
    [/TD]
    [TD]Mức độ khai thác và khối lượng LSNG của HGĐ
    [/TD]
    [TD]37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.7
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu đất đai trung bình của các HGĐ tại khu vực nghiên cứu
    [/TD]
    [TD] 38
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.8
    [/TD]
    [TD]Kết quả tổng hợp cơ cấu nguồn thu theo nhóm HGĐ
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.9
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu chi phí của các nhóm HGĐ tại khu vực nghiên cứu
    [/TD]
    [TD] 42
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.10
    [/TD]
    [TD]Nhu cầu và khả năng đáp ứng về lương thực của các HGĐ
    [/TD]
    [TD]45
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.11
    [/TD]
    [TD]Nhu cầu về chất đốt của HGĐ
    [/TD]
    [TD]46
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.12
    [/TD]
    [TD]Nguồn sinh kế của các HGĐ trong khu vực
    [/TD]
    [TD]48
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]










    DANH MỤC CÁC HÌNH
    [TABLE="width: 618"]
    [TR]
    [TD] TT
    [/TD]
    [TD] Tên hình
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.1
    [/TD]
    [TD]Tháp sinh thái nhân văn trong nhiên cứu sự tác động của người dân địa phương tới TNR
    [/TD]
    [TD] 15
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.1
    [/TD]
    [TD]Bản đồ quy hoạch phân khu VQG Vũ Quang – Hà Tĩnh
    [/TD]
    [TD] 20
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu đất đai của xã Hương Minh
    [/TD]
    [TD] 27
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 4.1
    [/TD]
    [TD]Tình hình vi phạm công tác QLBVR tại VQG Vũ Quang
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 4.2
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu đất đai trung bình của các HGĐ
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 4.3
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu thu thập của HGĐ theo nhóm hộ
    [/TD]
    [TD]41
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 4.4
    [/TD]
    [TD]Cơ cấu chi phí của các nhóm HGĐ
    [/TD]
    [TD]43
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]










    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển đến nay hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên của nước ta gồm 164 khu rừng đặc dụng (gồm 30VQG, 69 khu dự trữ sinh quyển, 45 khu cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 3 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng có giá trị sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển đã và đang được xây dựng trên khắp các vùng miền của nước ta.
    Đa số các VQG đều có dân sinh sống xung quanh hoặc bên trong ranh giới. Trên thế giới việc thành lập và bảo vệ các VQG phụ thuộc vào sự hợp tác giữa người dân địa phương và các ban quản lý VQG. Các VQG sẽ không đạt được kết quả mong muốn nếu những mối quan tâm của người dân địa phương không được đáp ứng một cách phù hợp, người dân địa phương là những người hiểu rõ về những vấn đề quan trọng và sự sống còn đối với các VQG. Chính vì vậy, phải coi người dân địa phương là những nhóm đặc biệt khi thành lập và quản lý VQG. Các VQG không thể tách rời khỏi các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tinh thần của người dân địa phương.
    Hiện nay tình trạng đói nghèo của người dân sống trong và xung quanh các VQG là một thực tế của vùng núi xa xôi hẻo lánh, thường có diện tích đất canh tác hạn hẹp và ít có cơ hội tiếp cận thị trường. Nhiều VQG của nước ta là nơi sinh sống của các dân tộc ít người chiếm khoảng 14% dân số cả nước và tình trạng đói nghèo của họ cũng chủ yếu do những nguyên nhân như: Vùng sâu, vùng xa, thiếu thị trường và diện tích đất canh tác. Chính vì thế những người dân sống tại khu vực này thường phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn lại trong các VQG.
    Khi VQG được thành lập thì người dân địa phương bị hạn chế hoặc không còn được sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong các VQG này. Trong khi đó các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác cho người dân địa phương chưa bù đắp được sự thiếu hụt này chính vì vậy đã gây mâu thuẫn giữa VQG với người dân địa phương, những người đã và đang sống phụ thuộc vào một phần tài nguyên rừng. Do đó việc tồn tại những tác động bất lợi của người dân vào rừng là một tất yếu.
    VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh được chuyển đổi từ KBTTN Vũ Quang theo quyết định số 102/ 2002/ QĐ TTg ngày 30/7/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ. Đây là khu vực sinh sống của dân tộc Kinh và dân tộc Lào Thừng tuy nhiên trình độ dân trí chưa được cao, thu nhập chủ yếu bằng trồng trọt, chăn nuôi VQG Vũ Quang phần lớn diện tích thuộc huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh là 1 trong 61 huyện nghèo của cả nước thuộc chương trình 30a của Chính Phủ.
    Như vậy, VQG Vũ Quang cũng nằm trong tình trạng chung của hầu hết các VQG và KBTTN của cả nước là nằm ở vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất còn hạn chế, đất sản xuất ít vì địa hình dốc, trình độ dân trí thấp. Do vậy họ cố gắng tiếp cận đến mức tối đa nguồn tài nguyên rừng khi có cơ hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu những tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng ở các VQG nói chung và VQG Vũ Quang nói riêng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên rừng ở nơi đây.
    Để góp phần làm rõ những tồn tại trên đề tài: Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại VQG Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh là có cơ sở và hết sức cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...