Luận Văn Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Gần năm thập kỷ qua, nhiều thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý bảo
    tồn hệ thống rừng đặc dụng, vai trò của các khu bảo tồn, VQG trong phát triển kinh
    tế ở cấp quốc gia và địa phương ngày càng được khẳng định. Nhận thức về vai trò
    của rừng đặc dụng đối với bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường trong xã hội được
    tăng cường đáng kể [3]. Song việc bảo vệ, quản lý các khu bảo tồn, VQG đã và
    đang gặp không ít khó khăn từ phía người dân và cộng đồng địa phương. Điều khó
    khăn lớn nhất gặp phải trong việc quản lý khu bảo tồn là số dân sinh sống phía
    ngoài, sát với khu bảo tồn, thậm chí ngay cả trong khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng
    nề lên khu bảo tồn. Bắt đầu từ những thay đổi của họ về vị trí nhà ở, về thói quen
    chiếm hữu đất đai canh tác, phát nương làm rẫy, săn bắt động vật, chặt gỗ, lấy củi,
    thu lượm các sản phẩm từ rừng và do đó ảnh hưởng đến công tác bảo vệ. TNR là
    nguồn sống chủ yếu của người dân sống trong và gần rừng từ bao đời nay, giờ đây
    dường như đã không còn là của họ. Họ đa số là người nghèo, dân trí thấp, họ cho
    rằng việc thành lập khu bảo tồn, VQG không đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bị
    thiệt thòi vì không được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như trước
    nữa [34]. Trong khi đó, các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác cho người dân địa
    phương chưa bù đắp được sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy, đã gây ra mâu
    thuẫn giữa khu bảo tồn, VQG với người dân địa phương - những người đã và đang
    sống phụ thuộc một phần vào nguồn TNR. Do đó, việc tồn tại những tác động bất
    lợi của người dân vào TNR là một tất yếu.
    VQG Ba Bể - vườn di sản ASEAN, nằm trên địa bàn huyện Ba Bể - một trong
    2 huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn và là một trong 61 huyện nghèo của cả nước thuộc
    Chương trình 30a của Chính phủ [10] cũng trong tình trạng chung như thế. Dân số
    sống trong và xung quanh VQG Ba Bể có 19.375 người, gồm 5 dân tộc chính là Tày,
    H’Mông, Dao, Nùng và Kinh đã sinh sống lâu đời ở nơi đây với những tập quán
    truyền thống như canh tác nương rẫy, du canh du cư, săn bắn động vật, chặt gỗ, lấy
    củi, thu lượm các sản phẩm từ rừng . Đời sống của người dân địa phương phần lớn
    dựa vào nguồn TNR là chính, họ cố gắng tiếp cận đến mức tối đa nguồn tài nguyên
    này mỗi khi có cơ hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu những tác động
    bất lợi của người dân địa phương tới TNR ở các KBT, VQG nói chung và VQG Ba
    Bể nói riêng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững TNR nơi đây.
    Để trả lời câu hỏi trên và góp phần làm rõ những tồn tại nêu trên, đề tài
    Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại VQG Ba
    Bể, tỉnh Bắc Kạn
    ” được thực hiện là có cơ sở và hết sức cần thiết.




    MỤC LỤC

    TRANG PHỤ BÌA i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .v
    DANH MỤC BẢNG vi
    DANH MỤC HÌNH .vii
    ĐẶT VẤN ĐỀ .1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .
    .3
    1.1. Ở ngoài nước .3
    1.2. Ở trong nước .7
    1.3. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan 12
    CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
    PHÁP NGHIÊN CỨU
    .14
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu .14
    2.1.1. Mục tiêu tổng quát .14
    2.1.2. Mục tiêu cụ thể 14
    2.2. Đối tượng nghiên cứu .14
    2.3. Giới hạn nghiên cứu .14
    2.4. Nội dung nghiên cứu .15
    2.5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .15
    2.5.1. Quan điểm và phương pháp luận .15
    2.5.2. Phương pháp nghiên cứu .20
    2.5.2.1. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp 20
    2.5.2.2. Chọn địa điểm nghiên cứu 21
    2.5.2.3. Xác định dung lượng mẫu điều tra .24
    2.5.2.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường 25
    2.5.2.5. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .26
    CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
    CỨU
    32
    3.1. Đặc điểm tự nhiên .32
    3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích .32
    3.1.2. Địa hình .33
    3.1.3. Thổ nhưỡng 35
    3.1.4. Khí hậu, thủy văn .35
    3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 36
    3.2.1. Đặc điểm và phân bố dân cư 36
    3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất .37
    3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của VQG .37
    3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của các xã nghiên cứu 37
    3.2.3. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi 38
    3.2.4. Hiện trạng lao động và việc làm 39
    3.2.5. Cơ sở hạ tầng .40
    3.2.6. Giáo dục và y tế .40
    3.3. Hiện trạng rừng và đất rừng 40
    3.4. Tài nguyên thực vật, động vật .42
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
    4.1. Tình hình công tác quản lý bảo vệ TNR tại VQG Ba Bể 43
    4.2. Các hình thức và mức độ tác động của người dân địa phương đến TNR tại
    VQG Ba Bể .46
    4.2.1. Sử dụng đất rừng để canh tác nương rẫy .47
    4.2.2. Khai thác gỗ .51
    4.2.3. Khai thác gỗ củi .55
    4.2.4. Khai thác rau rừng phục vụ chăn nuôi .57
    4.2.5. Khai thác các LSNG khác 58
    4.2.6. Chăn thả gia súc trên rừng và đất rừng 61
    4.3. Nguyên nhân dẫn tới những tác động bất lợi của người dân địa phương đến
    TNR tại VQG Ba Bể 63
    4.3.1. Cơ cấu đất canh tác 63
    4.3.2. Cơ cấu thu nhập .65
    4.3.3. Cơ cấu chi phí 68
    4.3.4. Sức hấp dẫn của tỷ số thu chi đối với hoạt động canh tác và khai thác sản
    phẩm từ rừng .70
    4.3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến thu nhập chung của HGĐ 72
    4.3.6. Ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến thu nhập từ rừng của HGĐ 74
    4.3.7. Các nguyên nhân cơ bản khác dẫn tới những tác động bất lợi của người
    dân địa phương đến TNR tại VQG Ba Bể 77
    4.3.7.1. Sự phụ thuộc của người dân địa phương vào TNR .77
    4.3.7.2. Các nguyên nhân về kinh tế 78
    4.3.7.3. Các nguyên nhân về xã hội .85
    4.4. Đề xuất các giải pháp góp phần giảm thiểu những tác động bất lợi của người
    dân địa phương đến TNR tại VQG Ba Bể .91
    4.4.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp .91
    4.4.2. Các giải pháp cụ thể .93
    4.4.2.1. Huy động người dân tham gia hoạt động bảo vệ rừng, khoanh nuôi
    tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng sản xuất .93
    4.4.2.2. Quy hoạch và xây dựng các dự án phát triển KT-XH vùng đệm 95
    4.4.2.3. Phát triển du lịch sinh thái 96
    4.4.2.4. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động 97
    4.4.2.5. Tổ chức di dân vùng cao ra khỏi khu bảo vệ nghiêm ngặt .98
    4.4.2.6. Bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi, ngăn chặn tích luỹ gỗ trong dân .99
    4.4.2.7. Quy hoạch vùng chăn thả gia súc và trồng cỏ cho chăn nuôi 100
    4.4.2.8. Sử dụng đất đai bền vững ở quy mô HGĐ và cộng đồng .101
    4.4.2.9. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông 103
    4.4.2.10. Khuyến khích người dân sử dụng bếp đun tiết kiệm củi .104
    4.4.2.11. Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền 104
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106
    5.1. Kết luận 106
    5.2. Khuyến nghị 107
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .109
    PHỤ LỤC
    116
    30a : Chương trình 30a/ Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
    bền vững đối với 61 huyện nghèo [10]
    5Whys : Phân tích hệ thống nguyên nhân, xuất phát từ 5 nguyên nhân
    chính
    BVR : Bảo vệ rừng
    BV&PTR : Bảo vệ và phát triển rừng
    ĐDSH : Đa dạng sinh học
    HGĐ : Hộ gia đình
    IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
    KBT : Khu bảo tồn

    KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
    KNTS : Khoanh nuôi tái sinh
    KTG : Khai thác gỗ
    KT-XH : Kinh tế - xã hội
    NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    PARC : Xây dựng các khu bảo vệ nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
    trên cơ sở sinh thái cảnh quan
    PRA : Đánh giá nông thôn có sự tham gia
    QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
    RRA : Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
    RTN : Rừng tự nhiên
    SPSS : Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã
    hội (Statistical Package for Social Sciences)
    SWOT : Phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức
    SX : Sản xuất
    TB : Trung bình
    TNR : Tài nguyên rừng
    UBND : Uỷ ban nhân dân
    UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
    VQG : Vườn Quốc gia
    WCMC : Trung tâm quan trắc Bảo tồn Thế giới
    GTKT : Giá trị kinh tế


    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 2.1. Kết quả lựa chọn các xã nghiên cứu điểm tại VQG Ba Bể 22
    Bảng 2.2. Số hộ theo thành phần dân tộc của các xã nghiên cứu điểm 23
    Bảng 2.3. Kết quả lựa chọn các thôn nghiên cứu điểm tại VQG Ba Bể .23
    Bảng 2.4. Dung lượng mẫu điều tra tại các xã nghiên cứu điểm 24
    Bảng 3.1. Dân số các xã vùng đệm và vùng lõi VQG Ba Bể .36
    Bảng 3.2. Diện tích, năng suất của một số loại cây trồng nông nghiệp chính 39
    Bảng 3.3. Thống kê số vật nuôi của khu vực nghiên cứu .39
    Bảng 3.4. Hiện trạng rừng và sử dụng đất VQG Ba Bể 41
    Bảng 4.1. Phân tích SWOT về công tác QLBVR tại VQG Ba Bể .43
    Bảng 4.2. Kết quả thực hiện dự án 5 triệu ha rừng năm 2008 tại VQG Ba Bể .44
    Bảng 4.3. Thống kê vi phạm công tác quản lý bảo vệ rừng VQG Ba Bể .45
    Bảng 4.4. Diện tích canh tác của các HGĐ trên rừng và đất rừng VQG 48
    Bảng 4.5. Số lần đốt nương của các HGĐ canh tác nương rẫy trên đất VQG 51
    Bảng 4.6. Thống kê mức độ khai thác gỗ và bán gỗ của các hộ điều tra 53
    Bảng 4.7. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới lượng gỗ khai thác từ rừng 54
    Bảng 4.8. Mức độ khai thác gỗ củi của người dân địa phương 55
    Bảng 4.9. Tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng tới lượng gỗ củi khai thác 56
    Bảng 4.10. Mức độ khai thác rau rừng phục vụ chăn nuôi gia súc .57
    Bảng 4.11. Tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng tới nhu cầu rau rừng phục vụ chăn
    nuôi của HGĐ .57
    Bảng 4.12. Mức độ khai thác và nhu cầu sử dụng LSNG tại khu vực nghiên cứu .59
    Bảng 4.13. Mức độ và hình thức chăn thả gia súc trên rừng 61
    Bảng 4.14. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới số lượng gia súc chăn thả trên rừng
    .62
    Bảng 4.15. Cơ cấu đất đai trung bình của HGĐ khu vực nghiên cứu 63
    Bảng 4.16. Cơ cấu tổng thu nhập của các nhóm HGĐ tại khu vực nghiên cứu .65
    Bảng 4.17. Cơ cấu chi phí của các nhóm HGĐ tại khu vực nghiên cứu 69
    Bảng 4.18. Kết quả phân tích tỷ số thu - chi BCR của HGĐ 71
    Bảng 4.19. Ước lượng độ co giãn của mô hình đối với thu nhập chung của HGĐ 73
    Bảng 4.20. Ước lượng độ co giãn của mô hình đối với thu nhập từ rừng của HGĐ75
    Bảng 4.21. Nhu cầu và khả năng đáp ứng lương thực của HGĐ 79
    Bảng 4.22. Nhu cầu và khả năng đáp ứng thu chi tiền mặt của HGĐ 81
    Bảng 4.23. Nhu cầu chất đốt của HGĐ tại VQG Ba Bể .83
    Bảng 4.24. Mô hình tứ diện về phát triển kinh tế hộ với quản lý tài nguyên rừng tại
    khu vực nghiên cứu .92
    Bảng 4.25. Kế hoạch triển khai một số hoạt động lâm nghiệp theo nhu cầu của HGĐ
    khu vực nghiên cứu .95

    DANH MỤC HÌNH


    Hình 2.1. Tháp sinh thái nhân văn trong nghiên cứu sự tác động của người dân địa
    phương đến TNR .18
    Hình 2.2. Mô hình tứ diện về phát triển kinh tế hộ và quản lý tài nguyên rừng .30
    Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu .33
    Hình 3.2. Bản đồ khu vực nghiên cứu 34
    Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu đất đai của VQG Ba Bể 37
    Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu đất đai của các xã nghiên cứu 38
    Hình 4.1. Tình hình vi phạm công tác QLBVR VQG Ba Bể .45
    Hình 4.2. Tỷ trọng số hộ tham gia khai thác gỗ và bán gỗ .53
    Hình 4.3. Số hộ tham gia khai thác LSNG theo thành phần dân tộc 59
    Hình 4.4. Cơ cấu đất đai trung bình của HGĐ 64
    Hình 4.5. Cơ cấu thu nhập của HGĐ theo nhóm hộ .66
    Hình 4.6. Cơ cấu thu nhập của HGĐ theo dân tộc 68
    Hình 4.7. Cơ cấu chi phí của HGĐ theo nhóm hộ 70
    Hình 4.8. Cơ cấu thu chi bằng tiền mặt tại HGĐ 81
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...