Luận Văn Nghiên cứu tác động của đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất tại phường Xuân Phú, thành phố Huế, Tỉnh T

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích của đề tài 2
    1.3. Yêu cầu của đề tài 2
    1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
    1.4.1 Ý nghĩa khoa học 2
    1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
    PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3
    2.1.1. Một số khái niệm về quản lý sử dụng đất 3
    2.1.1.1. Khái quát quản lý nhà nước về đất đai 3
    2.1.1.2. Khái quát về chuyển đổi đất đai 6
    2.1.2.1. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển KT-XH 7
    2.1.2.2. Khái niệm về đô thị hóa 15
    2.1.2.3. Tính tất yếu của đô thị hóa 16
    2.1.2.4. Quan điểm của đô thị hóa 17
    2.1.2.5. Tác động của đô thị hóa 18
    2.1.3. Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và cơ cấu sử dụng đất. 20
    2.2.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới. 21
    2.2.2. Kinh nghiệm về đô thị hóa ở một số nước trên thế giới. 22
    2.2.2.1. Đô thị hóa ở Anh. 22
    2.2.2.2. Đô thị hóa ở Trung Quốc. 23
    2.2.2.3. Đô thị hóa ở Nhật Bản. 23
    2.2.3. Thực tiễn về quá trình đô thị hóa và việc chuyển đổi đất đai ở Việt Nam. 24
    2.2.3.1. Khái quát tình hình đô thị hóa tại Việt Nam. 24
    2.2.3.2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất tại Việt Nam. 26
    PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    3.1. Đối tượng nghiên cứu. 30
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 30
    3.3. Nội dung nghiên cứu 30
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 30
    PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
    4.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 32
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên 32
    4.1.1.1. Vị trí địa lý 32
    4.1.1.2. Địa hình và địa mạo 33
    4.1.1.3. Khí hậu và thời tiết 33
    4.1.1.4. Thủy văn 33
    4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 34
    4.1.1.6. Cảnh quan môi trường 34
    4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35
    4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 35
    4.1.2.2. Dân số và lao động 35
    4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn phường Xuân Phú. 36
    4.1.3.1. Tình hình quản lý đất trên địa bàn phường Xuân Phú. 36
    4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn phường Xuân Phú. 37
    4.2. Quá trình đô thị hóa ở phường Xuân Phú. 40
    4.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển đô thị phường Xuân Phú. 40
    4.2.2. Mục tiêu xây dựng và tình hình phát triển đô thị phường Xuân Phú 41
    4.3. Tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế - xã hội của phường Xuân Phú 43
    4.3.1. Biến động về dân số, lao động 43
    4.3.2. Biến động về kinh tế 44
    4.3.3. Những chuyển biến về cơ sở hạ tầng 45
    4.4. Tác động của đô thị hóa đến sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất 47
    4.4.1. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tại phường Xuân Phú giai đoạn 2007 – 2012 47
    4.4.1.1. Biến động về đất nông nghiệp 48
    4.4.1.3. Biến động về đất chưa sử dụng 52
    4.4.2. Phân tích SWOT khi thay đổi cơ cấu sử dụng đất. 53
    4.4.2.1 Điểm mạnh 53
    4.4.2.2 Điểm yếu 53
    4.4.2.3. Cơ hội 54
    4.4.2.4. Rủi ro 54
    4.5. Giải pháp để góp phần định hướng sử dụng đất bền vững 55
    4.5.1. Định hướng phát triển đô thị phường Xuân Phú giai đoạn 2013- 2015. 55
    4.5.1.1. Hình thành và phát triển không gian kinh tế 55
    4.5.1.2. Tổ chức không gian đô thị 55
    4.5.1.3. Phát triển cơ sở hạ tầng 55
    4.5.2. Đề xuất các giải pháp để góp phần định hướng sử dụng đất bền vững. 55
    4.5.2.1. Trong công tác quản lý đất đai 55
    4.5.2.2. Về cơ chế chính sách phát triển kinh tế 56
    4.5.2.4. Chính sách phân công lại lao động, giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất 56
    4.5.2.5. Giải pháp về môi trường 56
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
    5.1. Kết luận 57
    5.2. Kiến nghị 57
    5.2.1. Đối với cấp trung ương 57
    5.2.2. Đối với cấp địa phương 57
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Việc quản lý sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất là mục tiêu của mọi quốc gia.
    Việt Nam sau khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay thì quá trình đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh, nhất là 10 năm trở lại đây, từ năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hóa vào khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành phố thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Từ khi đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định mục tiêu về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp, thì tốc độ đô thị hóa đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng dẫn đến nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã nhường chỗ cho quá trình bố trí dân cư, cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp - xây dựng, dịch vụ thương mại và du lịch, . trong đó một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng vào mục đích đó[6]. Từ khi Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện mục tiêu xây dựng Tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì tốc độ đô thị hóa đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng.
    Đô thị hóa là quá trình tập trung dân cư vào đô thị. Đồng thời là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Đó là quá trình tất yếu phải diễn ra đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển và hội nhập như hiện nay.
    Phường Xuân Phú là một phường nằm trong Thành phố Huế, Xuân Phú đã và đang trở thành phường trung tâm về kinh tế - xã hội của Thành phố Huế, với tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Cùng với đó là quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn những năm qua đã được thành quả nhất định. Tuy nhiên, vấn đề này cũng tạo nên nhiều áp lực cho công tác quản lý đất đai, nhất là việc bố trí quỹ đất cho các mục đích sử dụng qua từng giai đoạn phát triển đang là một vấn đề nan giải và cần một kế hoạch dài hạn, với những giải pháp thiết thực mang tính bền vững hơn ở hiện tại cũng như trong tương lai.
    Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, được sự cho phép của Trường Đại học Nông Lâm, với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Hồ Kiệt, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Nghiên cứu tác động của đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất tại phường Xuân Phú, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu sử dụng đất tại phường Xuân Phú, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Đề xuất những giải pháp định hướng cơ cấu sử dụng đất hợp lý, góp phần quản lý sử dụng đất bền vững.
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    - Nắm rõ các thông tin chi tiết quá trình đô thị hóa trên địa bàn nghiên cứu cũng như các kiến thức chuyên môn liên quan phục vụ nghiên cứu đề tài.
    - Các số liệu được sử dụng trong đề tài phải trung thực, khách quan, có tính chính xác cao và có nguồn gốc rõ ràng.
    - Các kiến nghị, đề xuất phải có tính thực tế và khả thi cao, phù hợp với xu hướng của thời đại.
    1.4. Ý nghĩa của đề tài
    1.4.1. Ý nghĩa khoa học
    - Củng cố lý luận về quá trình đô thị hóa và những tác động của đô thị hóa đến sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất.
    - Nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp cơ sở khoa học để xây dựng các quy định về quản lý đất đai trên địa bàn phường Xuân Phú trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất cho nhu cầu đô thị hóa.
    1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Góp phần định hướng sử dụng đất bền vững giai đoạn 2013 - 2015 tại phường Xuân Phú.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...