Thạc Sĩ Nghiên cứu tác động của bộ biến đổi xúc tác đến hàm lượng các chất độc hại trong khí thải động cơ di

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu tác động của bộ biến đổi xúc tác đến hàm lượng các chất độc hại trong khí thải động cơ diesel
    Luận văn được bố cục thành 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan vềô nhiễm không khí do khí thải của động cơ đốt trong.
    Chương 2:Giải pháp giảm độ độc hạicủa khí thảiđộng cơ đốt trong.
    Chương 3:Bộ biến đổi xúc tác xử lý khí thải của động cơ đốt trong.
    Chương 4: Thí nghiệm ảnh hưởng của biến đổi xúc tác đến độ độc hại của khí
    thải động cơ diesel 6T95L-GB.
    LỜI NÓI ĐẦU
    Môi trường hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, không chỉ của một nước mà
    của toàn thế giới, không chỉ riêng cho các nhà khoa học về môi trường mà của tất cả
    mọi người. Thế nhưng không phải tất cả đã nhận thức được đúng về môi trường.
    Môi trường sống –cái nôi của nhân loại đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng
    do con người. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hủy hoại môi trường đang là mối
    quan tâm không chỉ riêng của quốc gia nào. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của cộng
    đồng toàn cầu và của Việt Nam nói riêng. Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/06/1998 của
    Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thể hiện đường lối chỉ đạo đúng đắn đối với
    công tác bảo vệ và giữ gìn môi trường sống ở nước ta. Hiện trạng môi trường không
    khí ở nước ta, đặc biệt tại các khu công nghiệp và đô thị lớn như thành phố Hồ Chí
    Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, v.v. đang là mối lo ngại cho các cơ quan quản lý
    nhà nước về mặt môi trường cũng như toàn thể dân cư trong khu vực.
    Việc xây dựng đất nước trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với mức
    độ gia tăng đáng kể các khu vực đô thị, khu dân cư không có quy hoạch đồng bộ, tổng
    thể và thiếu hợp lý lại càng gây phức tạp thêm cho côngtác quản lý và khống chế ô
    nhiễm từ các nguồn thải. Các phương tiện giao thông công cộng ít hoặc không thuận
    tiện cho việc đi lại của nhân dân cùng với hiện trạng quy hoạch về mạng lưới các
    tuyến đường không đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của cuộc sốngđã góp phần rất lớn
    gây ô nhiễm môi trường không khí ở các khu đô thị lớn như thành phố lớn.
    Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷvừa qua,vấn đềmôi trường
    ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao
    thông vận tải và sinh hoạtđã gây ra với mức độvà hàm lượng khác nhau. Trong đó
    nguồn phát thải các chất ô nhiễm từđộng cơ đốt trong của hoạt động giao thông vận
    tải cũng là nguồn ô nhiễm đáng kể.
    Nhằm mục đích củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, đồng thờibước
    đầu nghiên cứu giải quyết một vấn đề kỹ thuật thực tế trong lĩnh vực công tác của
    mình, tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu tác động của bộ biến đổi xúc
    tác đến hàm lượng các chất độc hại trong khí thải động cơ diesel ”.
    Luận văn được bố cục thành 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan vềô nhiễm không khí do khí thải của động cơ đốt trong.
    Chương 2:Giải pháp giảm độ độc hạicủa khí thảiđộng cơ đốt trong.
    Chương 3:Bộ biến đổi xúc tác xử lý khí thải của động cơ đốt trong.
    Chương 4: Thí nghiệm ảnh hưởng của biến đổi xúc tác đến độ độc hại của khí
    thải động cơ diesel 6T95L-GB.

    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀÔ NHIỄM KHÔNG KHÍ
    DO KHÍ THẢI CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
    1.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN
    VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG [1], [2]
    1) Môi trường
    Môi trường là các yếu tốvật chất tựnhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh
    học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tốđó có quan hệ
    mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thểsinh vật hay con người đểcùng
    tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tốnày
    quyết định chiều hướng phát triển của cá thểsinh vật của hệsinh thái và xã hội con
    người .
    Môi trường là nơi sống của sinh vật, môi trường cho phép các sinh vật sinh
    trưởng và phát triển. Nơi sống của sinh vật có thểlà một vùng đất hay một khoảng
    không gian, trong đó có các sinh vật khác sống xung quanh. Chẳng hạn động vật có
    khảnăng di chuyển nên nơi sống của nó có thểlà một vùng đất rộng lớn, còn nơi sống
    của thực vậtthường nhỏhẹp. Sinh vật sống ởmôi trường nào sẽcó những đặc điểm
    thích nghi với môi trường ấy.
    Đối với con người, khái niệm môi trường còn chứa nội hàmrộng hơn. Theo định
    nghĩa của Unesco: môi trường bao gồm toàn bộcác hệthống tựnhiên và các hệthống
    do con người tạo ra(những cái hữu hìnhnhư đô thị, hồchứa, v.v.và những cái vô hình
    như tập quán, nghệthuật, v.v.), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ
    khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của
    mình. Như vậy,môi trường sống với con người không chỉlà nơi tồn tại, sinh trưởng và
    phát triển cho một thực thểsinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc
    sống, của lao động và sựnghỉngơi của con người”.
    Trong luật môi trường được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳhọp thứ4 thì
    “Môi trường bao gồm các yếu tốtựnhiên và yếu tốvật chất nhân tạo quan hệmật
    thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sựtồn tại,
    phát triển của con người và thiên nhiên”.
    2) Ô nhiễm môi trường
    Theo luật bảo vệmôi trường Việt Nam, khái niệm ô nhiễm môi trường được
    định nghĩa như sau: “Ô nhiễm môi trường là sựlàm thay đổi tính chất của môi trường,
    vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
    Ônhiễm môi trường làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phầnvà đặc
    tính vật lý học, hóa học, sinh học, sinh hóa, chất hòa tan, chất phóng xạ, v.v. ởtrong
    bất kỳthành phần nào của môi trường hay toàn bộmôi trường vượt quá mức cho phép
    đã được xác định. Sựgia tăng các chất lạvào môi trường, sựthay đổi các yếu tốmôi
    trường gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sựan toàn hay sựphát
    triển của con người và sinh vật trong môi trường đó.
    3) Nhiễm bẩn
    Một môi trường có thể bị nhiễm bẩnrồi sau đó bị ô nhiễm, nhưng cũng có thể
    một môi trường bị nhiễm bẩn nhưng chưa phải là ô nhiễm. Khái niệm ô nhiễm bao
    hàm cả nhiễm bẩn nhưng nhiễm bẩn chưa phảilà ô nhiễm. Ví dụ: ở vùng than bùn
    thuộc địa phận xã Biên Mạch, U Minh Thượng, có thời kỳ nước bị nhiễm bẩn than nên
    có màu đen, người dân vẫn dùng nước này để nấu ăn và tắm giặt, con người không bị
    ngộ độc và cây cối vẫn tươi tốt. Như vậy, môi trường nước ở đây bị nhiễm bẩn nhưng
    chưa bị ô nhiễm .
    4) Chất ô nhiễm
    Chất ô nhiễmlà những chất có tác dụng biến môi trườngđang trong lành trở
    nên độc hại hoặc sẽ trở lên độc hại.Chất ô nhiễm có thể là chất rắn (rác, chất thải rắn,
    v.v.), chất lỏng (dung dịch hóa học, chất thải của công nghiệp dệt nhuộm, rượu, chế
    biến thực phẩm, v.v.) hoặc chất khí (SO
    2
    trong khói núi lửa, NO
    2
    trong khí thải động
    cơ đốt trong, CO trong khói lò gạch, v.v.) .
    5) Chất độc hại
    Một chất ô nhiễm có mặt trong môi trường đến một hàm lượng nào đó thì trở
    nên độc hại. Chất độc hại trong môi trường có thể phân loại thành 2 nhóm: chất độc
    hại bản chất và chất độc hại không bản chất.
    Chấtđộc hại bản chất, còn gọi là chất độc hại tự nhiên,là những chất có thể
    gây độc cho cơ thể sinh vật ở bất cứ đâuvà với hầu hết sinh vật với một lượng rất nhỏ,
    ví dụ : H
    2
    S, Na
    2CO3
    , Pb, Hg, Cd, Be, St.
    Chất độc hại không bản chất, còn gọi là chất độc hạitheo liều lượng, là những
    chất không độc hại ở nồng độ thấp trong điều kiện bình thường, thậm chí còn là dinh
    dưỡng cần thiết cho sinh vật, nhưng sẽ trở nên độc hại khi nồng độ vượt quá giới hạn
    an toàn.Ví dụ, trong môi trường đất, NH4
    +
    là chất dinh dưỡng của thực vật và vi sinh
    vật khi ở nồng độ thấp, những sẽ trở nên độc hại khi nồng độ vượt quá 1/500 về trọng
    lượng; Fe là nguyên tố cần cho thực vật và động vật nhưng khi Fe
    2+
    trong dung dịch
    vượt quá500 ppm sẽ làm lúa chết, Fe trong nước uống vượt quá 0,3 ppm sẽ có hại cho
    sức khỏe con người.
    6) Ô nhiễm không khí
    Ô nhiễm không khílà sự có mặt củachất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
    trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc có mùi khó chịu,
    giảm tầm nhìn xa. Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khívà có thể chia ra thành
    nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
    Nguồn tự nhiêngây ô nhiễm không khí có thể là núi lửa, cháy rừng, bão bụi,
    sản phẩm phân hủy sinh vật, v.v.
    Núi lửa phun ra nham thạch nóng và khói bụi giàu sunfua, mêtan và nhiều loại
    khí khác. Các đám cháy rừng, đồng cỏ xảy ra bởi các hiện tượng tự nhiên như sét
    đánh, cọ xát giữathực vật khô, v.v.phát thải nhiều bụi và khígây ô nhiễm không khí.
    Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và
    gióthổi tung lên thành bụicũng là nguồn gây ô nhiễm không khí. Các quá trình phân
    hủy xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hóa học
    giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v . Các loại
    bụi, khí này đều là các nguồn gây ô nhiễm không khí.
    Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
    nghiệp, đốt nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện cơ giới, trong đó ô
    nhiễm không khí ở đô thị do phương tiện giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng
    70%. Xét các nguồn gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc, bao gồm cả
    khu vực đô thị và khu vực kháccho thấy, hoạt động giao thông đóng góp tới gần 85%
    lượng khí CO, 95% lượng các chất hữu cơ dễ bay hơi. Trong khi đó, các hoạt động
    công nghiệp là nguồn đóng góp chính khí SO
    2. Đối với NO
    2
    , hoạt động giao thông và
    hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ xấp xỉ nhau.
    1.2. TÁC HẠI CỦA KHÍ THẢI ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
    1.2.1. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
    Nhiên liệu chủ yếu dùng cho các loại động cơ đốt trong (ĐCĐT)hiện nay là
    sản phảm dầu mỏ có thành phần bao gồm các loại hydrocarbon (C
    nHm
    ), chất phụ gia
    và tạp chất. Quá trình cháy ở ĐCĐTlà quá trình ôxy hoá nhiên liệu diễn ra theo những
    cơ chế hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Trong số sản phẩm
    cháy có nhiều chất có tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và môi
    trường ở những mức độ khác nhau. Các chất độc hại cơ bản có trong khí thải của
    ĐCĐT bao gồm: oxitcarbon (CO), hydrocarbon (HC), oxit nitơ (NO
    x
    ), oxit lưu huỳnh
    (SO
    x
    ), các hợp chất chứa chì (Pb), bồ hóng, v.v.
    1) Oxit cacbon(CO)
    Oxit carbon(CO) là chất khí không màu, không mùi, không vị,được hình
    thành do oxy hoá không hoàn toàn hydrocacbon trong điều kiện thiếu oxy.
    Khi xâm nhập cơ thể, CO kết hợp với sắt có trong sắc tố của máu đểtạo thành
    một hợp chất có tác dụng ngăn cản quá trình hấp thụ oxy của hemoglobin trong máu.
    Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: nếu 20% lượng hemoglobin trong máu bị khống chế
    thì sẽ gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn; nếu 50% lượng hemoglobin bị khống chế
    thì não bắt đầu bị ảnh hưởng; nếu 70% lượng hemoglobin bị khống chế thì có thể gây
    tử vong. Ảnh hưởng của CO sẽ mạnh lên đối với người có tiền sử về bệnh tim mạch.
    Nếu hít quá 0,02mg/lít không khí liên tục sau 15 phút sẽ bị chết ngạt. Nồng độ cho
    phép đối với CO ở khu vực thành thị là khoảng 2 ppm.
    2) Hydrocarbon(HC)
    Hydrocarbon(HC) hiện diện trong khí thải do quá trình cháy không hoàn toàn
    dothiếu oxy hoặc do một số hiện tượng cháy không bình thường khác. Hydrocarbon
    thơm (C
    nH2n-6
    ) là nhóm hydrocarbon gây tác hại mạnh nhất đến sức khỏe con người.
    Từ lâu người ta đã phát hiện được vai trò của hydrocacbon thơm đa vòng
    (Hydrocarbures Aromatiques Polycycliques -HAP) trong bệnh ung thưmáu khi nồng
    độ của nó lớn hơn 40 ppm hoặc gây rối loạn hệ thần kinh khi nồng độ lớn hơn 1g/m
    3
    .
    Hydrocarbon thơm còn có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về gan.
    3) Oxit lưu huỳnh (SO
    x
    )
    Lưu huỳnh (S) là một trong những tạp chất có hàm lượng đáng kể nhấttrong
    nhiên liệu gốc dầu mỏ, đặc biệt là trong nhiên liệu nặng dùng cho động cơ diesel tốc
    độ thấp. Trong quá trình cháy, lưu huỳnh được oxy hóa thành SO
    2, một phần SO
    2
    bị
    oxy hóa tiếp thành SO
    3
    dưới tác dụngxúc tác của oxyt sắt (Fe
    2O3) và một số chất khác
    có trong nhiên liệu theo các phản ứng :
    S + O
    2  SO
    2
    2SO
    2 + O
    2  2SO
    3
    SO
    3
    là chất rất háu nước, rất dễ hoà tan vào nước mũi, dễ bị oxy hoá thành axit
    và muối rồi đi theo đường hô hấp vào sâu trong phổi.
    SO
    2
    là khí không màu,có mùi vị hăng cay khi có nồng độ trong không khí
    vượt quá 1 ppm và gây kích thích mạnh khi nồng độ của nó khoảng 3 ppm. Chúng có
    thể đi vào đường hô hấpvàhòa tan với nước mũi tạo thành axít và muối amoniac gây
    tổn hại cho phổi, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
    4) Oxit nitơ (NO
    x
    )
    Oxit nitơ(NO
    x
    ) là sản phẩm oxy hoá nitơ (N2
    ) ở điều kiện nhiệt độ cao trên
    1100
    0
    C. Oxit nitơ tồn tại chủ yếu dưới dạng NO và NO
    2
    , trong đó NO chiếm tỷ lệ lớn
    nhất. NO là khí không màu, không mùi, không gây hại nhưng nó dễ biến đổi thành
    NO2
    trong điều kiện tự nhiên. NO
    2
    là khí có màu nâu đỏ, mùi gắt, khứu giác có thể
    phát hiện khi nồng độ của nó trong không khí đạt khoảng 0,12 ppm. NO
    2
    là chất khó
    hòa tan, do đó nó có thể theo đường hô hấp đi sâu vào phổi gây viêm và làm hư hại
    các tế bào của cơ quan hô hấp. Hàm lượng cho phép [NO] = 9 mg/m
    3
    , [NO
    2
    ] = 9
    mg/m
    3
    .
    5) Hợp chất Chì

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Huy Bá (2000), Môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
    2. Lê Thanh Vân (2007), Con người và môi trường, NXB Đại học Sư phạm.
    3. Bùi Văn Ga (1999), Ôtô và ô nhiễm môi trường, NXB Giáo dục.
    4. Đỗ Văn Dũng, Trang bị điện và điện tử ô tô hiện đại, NXB Đại học Quốc gia
    TP.Hồ Chí Minh.
    5. Bộtài nguyên và môi trường (2007), Báo cáo môi trường quốc gia 2007 môi
    trường không khí đô thịViệt Nam.
    6. Cục Đăng kiểm Việt Nam, Báo cáo sốlượng phương tiện giao thông từng tháng.
    7. Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giáo trình đào tạo Đăng kiểm viên hạng IIIvà hạng II.
    8. Nguyễn Thành Lương(2002), Nguyên lý động cơ đốt trong ,NXBXD, năm 2002
    9. Nguyễn Đức Phú, HồTuấn Chuẩn, Trần Văn Tế, Nguyễn Tất Tiến, Kết cấu và
    tính toán động cơ đốt trong ,NXBGiáo dục.
    10. Nguyễn Bá Luân(2000), Pan ôtô -Kỹthuật sửa chữa, NXBHP.
    11. Nguyễn Oanh(1995), Kỹthuật sửa chữa ô tô và động cơ nổhiện đại, Tập II -Động cơ diesel, NXB Đồng Nai.
    12. Bùi Văn Ga(2005), Khí xảđộng cơ ô tô , NXBĐà Nẵng
    13. Phạm Minh Tuấn(2001), Bài giảng: Chuyên đềkhí thải động cơ và vấn đềô
    nhiễm môi trường.
    14. Thông tư 02/TT-MTG ban hành tháng 01/2006 của bộ khoa học công nghệ và
    môi trường.
    15. Hanby, V.S.,Exhaust Flow Performence and Pressure Drop of Exhaust componént
    and systems. ASMS Jounal of Engineering for Power.
    16. N. Kruse, A. Frennet and J.-M. Bastin (1997), CATALYSIS AND
    AUTOMOTIVE POLLUTION CONTROL I
    17. Lấy từtrang web: http://www.diezelnet.com
    18. Lấy từtrang web: http://www.autonet.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...