Thạc Sĩ Nghiên cứu tác động chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009 đến phát triển làng nghề huyện Văn Giang tỉn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN Error: Reference source not found
    LỜI CẢM ƠN Error: Reference source not found
    TÓM TẮT LUẬN VĂN Error: Reference source not found
    MỤC LỤC .ix
    DANH MỤC BẢNG .xiii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiError: Reference source not found
    DANH MỤC SƠ ĐỒ xiv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xv
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC BẢNG 4
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ .5
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
    3.1.1.1 Vị trý địa lý và địa hình 39
    3.1.1.2 Thời tiết và khí hậu .40
    3.1.1.3 Tình hình đất đai của huyện .41
    3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động .43
    3.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật .45
    Hiện nay nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu được lấy từ nguồn nước của Sông
    Hồng, cùng với hệ thống thuỷ lợi khá hoàn thiện nên việc cung cấp nước cho sản xuất
    nông nghiệp luôn đáp ứng. Một số ít hộ sử dụng nước ngầm khai thác từ các giếng khoan,
    chủ động hơn trong sản xuất nông nghiệp 46
    3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của huyện .46
    3.2.1.1 Số liệu thứ cấp 49
    3.2.2.2 Số liệu sơ cấp 49
    Bảng 4.8: Chi phí hoạt động SXKD làng nghề Mây tre đan 74
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 74
    ĐVT: triệu đồng .74
    Làng nghề gốm sứ 75
    Từ khi có chính sách hỗ trợ lãi suất với mức lãi suất 0,4% của Chính phủ, các cơ sở SXKD
    gốm sứ Xuân Quan đã chủ động vay vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể: .75
    Bảng 4.9: Chi phí hoạt động SXKD làng nghề Gốm sứ 76
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 76
    ĐVT: triệu đồng .76
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 78
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 80
    MỤC LỤC vii
    DANH MỤC BẢNG .viii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
    2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
    3DANH MỤC BẢNG
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC BẢNG 4
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ .5
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
    3.1.1.1 Vị trý địa lý và địa hình 39
    3.1.1.2 Thời tiết và khí hậu .40
    3.1.1.3 Tình hình đất đai của huyện .41
    3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động .43
    3.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật .45
    Hiện nay nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu được lấy từ nguồn nước của Sông
    Hồng, cùng với hệ thống thuỷ lợi khá hoàn thiện nên việc cung cấp nước cho sản xuất
    nông nghiệp luôn đáp ứng. Một số ít hộ sử dụng nước ngầm khai thác từ các giếng khoan,
    chủ động hơn trong sản xuất nông nghiệp 46
    3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của huyện .46
    3.2.1.1 Số liệu thứ cấp 49
    3.2.2.2 Số liệu sơ cấp 49
    Bảng 4.8: Chi phí hoạt động SXKD làng nghề Mây tre đan 74
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 74
    ĐVT: triệu đồng .74
    Làng nghề gốm sứ 75
    Từ khi có chính sách hỗ trợ lãi suất với mức lãi suất 0,4% của Chính phủ, các cơ sở SXKD
    gốm sứ Xuân Quan đã chủ động vay vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể: .75
    Bảng 4.9: Chi phí hoạt động SXKD làng nghề Gốm sứ 76
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 76
    ĐVT: triệu đồng .76
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 78
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 80
    MỤC LỤC vii
    DANH MỤC BẢNG .viii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
    4DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    MỤC LỤC 2
    DANH MỤC BẢNG 4
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ .5
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
    3.1.1.1 Vị trý địa lý và địa hình 39
    3.1.1.2 Thời tiết và khí hậu .40
    3.1.1.3 Tình hình đất đai của huyện .41
    3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động .43
    3.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật .45
    Hiện nay nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu được lấy từ nguồn nước của Sông
    Hồng, cùng với hệ thống thuỷ lợi khá hoàn thiện nên việc cung cấp nước cho sản xuất
    nông nghiệp luôn đáp ứng. Một số ít hộ sử dụng nước ngầm khai thác từ các giếng khoan,
    chủ động hơn trong sản xuất nông nghiệp 46
    3.1.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của huyện .46
    3.2.1.1 Số liệu thứ cấp 49
    3.2.2.2 Số liệu sơ cấp 49
    Bảng 4.8: Chi phí hoạt động SXKD làng nghề Mây tre đan 74
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 74
    ĐVT: triệu đồng .74
    Làng nghề gốm sứ 75
    Từ khi có chính sách hỗ trợ lãi suất với mức lãi suất 0,4% của Chính phủ, các cơ sở SXKD
    gốm sứ Xuân Quan đã chủ động vay vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể: .75
    Bảng 4.9: Chi phí hoạt động SXKD làng nghề Gốm sứ 76
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 76
    ĐVT: triệu đồng .76
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 78
    (Tính bình quân 1 hộ sản xuất trong một tháng) 80
    MỤC LỤC vii
    DANH MỤC BẢNG .viii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
    5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    1 ĐVT Đơn vị tính
    2 KTXH Kinh tế xã hội
    3 NHNN Ngân hàng nhà nước
    4 NHTM Ngân hàng thương mại
    5 NVL Nguyên vật liệu
    6 SXKD Sản xuất kinh doanh
    7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    8 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
    9 UBND Ủy ban nhân dân
    PHẦN 1: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiêt của đề tài
    Làng nghề truyền thống là một trong những đặc thù của nông thôn Việt
    Nam, với lịch sử phát triển hằng trăm năm, song song với quá trình phát triển
    kinh tế, văn hóa, xã hội và nông nghiệp của đất nước, của từng địa phương.
    6Làng nghề không chỉ mang các giá trị trị về kinh tế mà nó còn mang đậm tính
    văn hóa, giáo dục và bản sắc dân tộc sâu sắc. Lúc đầu các ngành nghề chỉ
    mang tính chất là nghề phụ, hoạt động trong lúc nông nhàn, các sản phẩm làm
    ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân. Càng
    ngày cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của làng nghề ngày càng được
    khẳng định. Ngoài việc tận dụng những lao động dư thừa lúc nông nhàn, các
    làng nghề còn giải quyết một lượng lớn công việc cho các lao động chưa có
    việc làm, tạo nguồn thu chính cho nhiều gia đình. Bên cạnh đó nhiều sản
    phẩm sản xuất trực tiếp tại các làng nghề trở thành thương phẩm trao đổi, có
    giá trị xuất khẩu cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện
    nay nước ta có 2.790 làng nghề, phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông
    Hồng, chiếm khoảng 60%, miền Trung chiếm khoảng 30% và miền Nam
    khoảng 10%. [4]
    Năm 2007 và năm 2008, nền kinh tế nước ta gặp phải nhiều khó khăn,
    thách thức khi phải đứng trước hai cuộc khủng hoảng lớn là khủng hoảng tài
    chính, kinh tế thế giới năm 2008 và khủng hoảng giá nhiên liệu, nguyên liệu
    năm 2007 - 2008 cộng với lạm phát trong nước đã đẩy nền kinh tế vào tình
    trạng suy thoái. [12] Thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường xuất khẩu
    bị thu hẹp đã có tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội (KTXH)
    của nước ta. Mặt khác trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa
    bàn cả nước. Điều này ảnh hưởng không chỉ hoạt động sản xuất tiêu dùng của
    người dân, mà ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị của đất
    nước. Trong đó hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề cũng
    không thể tránh khỏi. Khó khăn về giá nguyên liệu đầu vào cao, thị trường
    tiêu thụ bị thu hẹp, thiếu hụt đầu tư về vốn, cơ sở vật chất và kỹ thuật đã
    làm cho các làng nghề đứng trước nguy cơ bị phá sản, đe dọa nguồn thu chính
    của hàng triệu lao động nông thôn. Các giá trị về giáo dục, văn hóa, xã hội
    của đất nước theo đó dần dần sẽ mất đi.
    7Tỉnh Hưng Yên nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội - Quảng Ninh - Hải
    Phòng do đó có lợi thế tiêu thụ các sản phẩm, đồng thời có điều kiện tốt để
    phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ và phát triển đô thị. Huyện Văn Giang
    thuộc tỉnh Hưng Yên là huyện được biết đến với các làng nghề truyền thống
    được hình thành từ rất lâu đời như làng nghề mây tre đan, làng nghề gốm sứ,
    làng nghề hàn sắt .Tuy nhiên, những năm gần đây, trước những khó khăn
    chung của kinh tế đất nước và thế giới, cộng với khó khăn trong hoạt động
    SXKD đặc biệt là về vốn sản xuất đã làm nhiều làng nghề đang phải đứng
    trước nguy cơ ngày bị mai một.
    Trước tình hình đó, năm 2009, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính
    sách nhằm hỗ trợ hoạt động SXKD cho các cá nhân và tổ chức tiếp tục duy trì
    và phát triển hoạt động sản xuất, trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất được
    người dân hưởng ứng rất nhiệt tình.
    Vậy Chính sách hỗ trợ lãi suất là gì? Chính sách hỗ trợ lãi suất năm
    2009 có tác động như thế nào đến việc duy trì và phát triển làng nghề? Các
    làng nghề thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên hiện nay đang hoạt động
    sản xuất ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ lãi suất
    năm 2009? Những định hướng và giải pháp chủ yếu nào được đề xuất để giải
    quyết những khó khăn trên ?
    Xuất phát từ vấn đề cấp bách trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
    tài: “Nghiên cứu tác động chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009 đến phát
    triển làng nghề huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu tác động chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009 đến phát triển
    làng nghề huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, đồng thời tìm hiểu thực trạng
    phát triển làng nghề và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy phát triển làng nghề
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    8- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về hỗ trợ lãi suất và phát triển
    làng nghề.
    - Tìm hiểu thực trạng hoạt động SXKD của các làng nghề tại huyện
    Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
    - Tìm hiểu tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009 đến phát
    triển làng nghề tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
    - Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009.
    - Đề ra định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ
    trợ lãi suất đến phát triển làng nghề tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
    1.3 Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009 mà Chính
    phủ ban hành và các làng nghề được nghiên cứu thuộc huyện Văn Giang tỉnh
    Hưng Yên.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về nội dung: tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất năm
    2009 đến việc phát triển làng nghề thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
    - Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại 2 xã đại diện là xã
    Xuân Quan và thị trấn Văn Giang huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Với 2
    làng nghề cụ thể được nghiên cứu là làng nghề mây tre đan ở Thị trấn Văn
    Giang và làng nghề gốm sứ ở xã Xuân Quan.
    - Phạm vi về thời gian: Thời gian được thực hiện nghiên cứu đề tài tốt
    nghiệp từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2010.
    PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1 Cơ sở khoa học, lý luận của đề tài
    2.1.1 Khái niệm về lãi suất và hỗ trợ lãi suất
    2.1.1.1 Khái niệm lãi suất
    9John Maynard Keynes lập luận rằng: “lãi suất là một hiện tượng tiền tệ
    phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu về tiền. Cung tiền được xác định một
    cách ngoại sinh, cầu tiền phản ánh các nhu cầu đầu cơ, phòng ngừa và giao
    dịch về tiền”.[6]
    Trái với Keynes, các nhà kinh tế học cổ điển trước đó đã đưa ra định
    nghĩa: “lãi suất là một hiện tượng thực tế, được xác định bởi áp lực của năng
    suất – cầu về vốn cho mục đích đầu tư – và tiết kiệm”. [6]
    Theo các nhà kinh tế học hiện đại: Lãi suất là một phạm trù khách
    quan, mang tính chất tổng hợp và đa dạng. Nó là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số
    lợi tức phải trả trên tổng số vốn đi vay trong một số thời gian nhất định (năm,
    quý, tháng, ngày .). Lãi suất được biểu hiện dưới dạng tuyệt đối, đó chính là
    lợi tức tín dụng. Vậy lợi tức tín dụng là khoản tiền phải trả cho việc vay mượn
    quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. [6]
    Tóm lại, lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay
    trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để
    được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có
    được đối với việc trì hoãn chi tiêu.
     Vai trò của lãi suất được thể hiện trong nền kinh tế thị trường, lãi suất
    giữ vị trí khá quan trọng.
    Lãi suất là đòn bẩy, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, góp phần thực
    hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Chính sách hỗ trợ lãi suất, nếu tạo
    ra được mức lãi suất cho vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ có tác
    dụng thúc đẩy kích thích các doanh nhiệp tăng nhu cầu vốn đầu tư, mở rộng
    sản xuất, đổi mới trang thiết bị, trang bị công nghệ vốn hiện đại bằng nguồn
    vốn vay ngân hàng. Hiệu quả cuối cùng sẽ được tạo ra một nguồn vốn của cải
    xã hội, tổng thu nhập quốc dân sẽ tăng lên rất nhiều.
    Lãi suất là công cụ thúc đẩy nhanh sự cạnh tranh giữa các NHTM, lãi
    suất là giá cả vốn, do vậy thông qua lãi suất của các NHTM sẽ điều chỉnh hoạt
    10động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng của mình mà kết quả cuối
    cùng là nền kinh tế của các doanh nghiệp cac tầng lớp nhân dân được hưởng
    lợi giá rẻ và chất lượng dịch vụ cao.
    Lãi suất là công cụ để điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nền kinh
    tế, hay nói cách khác khi các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân có vốn đầu
    tư vào lĩnh vực nào đó cần phải lấy lãi suất tín dụng trong nền kinh tế làm cơ
    sở và việc quyết định. It nhất hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực khác để sinh
    lời phải có tỷ lệ lớn hơn hoặc cùng lắm phải bằng lãi suất tín dụng.
    Lãi suất tín dụng còn là công cụ để kiềm chế lạm phát rất hữu ích thông
    qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước (NHNN). Trong trường hợp
    nền kinh tế có lạm phát, NHNN sẽ sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng
    lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông về nhằm điều hòa lượng tiền
    trong lưu thông, cân đối với khối lượng hàng hóa.
    2.1.1.2 Phân loại lãi suất
    Dựa trên chức năng nhiệm vụ và mục đích người ta phân ra 3 loại lãi
    suất chính như sau:
    ã Lãi suất huy động
    Ngân hàng cung cấp dịch vụ với giá cả nhất định, với tư cách là nhà
    trung gian tài chính, nhân hàng phải trả giá cho khách hàng về phần lớn
    nguồn tiền mà ngân hàng huy động được.
    Lãi suất: là tỷ lệ (%) số tiền của số lãi tính trên gốc trong thời gian nhất
    định. Ví dụ lãi suất tiền gửi là 12%/năm. Nếu khách hàng gửi vào ngân hàng
    100 triệu , với thời hạn 6 tháng thì ngân hàng phải trả số tiền lãi cho khách khi
    đến hạn là: 100 triệu x 6 thãng 12%/12 = 6 triệu.
    Lãi suất huy động là lãi suất ngân hàng phải trả cho nguồn huy động
    bao gồm lãi suất tiền gửi giao dịch, lãi suất tiết kiệm và lãi suất tài trợ như lãi
    suất chiết khấu, lãi suất cho vay. Để đảm bảo thu nhập ròng, lãi suất huy động
    bình quân phải nhỏ hơn lãi suất tài trợ bình quân. Trước đây lãi suất huy động
    11được ấn định ở mức cố định do NHNN ban hành, nhưng điều đó tạo ra cản trở
    lớn cho các NHTM thực hiện nghiệp vụ của mình và thị trường tài chính luôn
    mang tính bao cấp. Qua nhiều những thay đổi để tiến tới tự do hóa lãi suất,
    ngày nay lãi suất huy động được tính một cáh linh hoạt dựa trên thực tế và thị
    trường cung – cầu tiền tệ và các NHTM có quyền quyết định và đưa ra các
    mức lãi suất huy động phù hợ với tình hình cũng như hoạt động của mình.
    R d = R f +R td
    Trong đó:
    - R d : Lãi suất huy động
    - R f : Lãi suất chi phí rủi ro thông qua đấu thầu tín phiếu kho bạc
    - R td : Tỷ lệ bú đắp chi phí rủi ro tín dụng do ngân hàng ước lượng
    ã Lãi suất cơ bản
    Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tề của
    NHNN trong ngắn hạn. Theo luật NHNN, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho
    Đồng Việt Nam do NHNN công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn
    định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được dựa trên lãi suất thị trường liên
    ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ ngân hàng thị trường mở của NHNN, lãi suất
    huy động vốn đầu vào của các tổ chức tín dụng và cac xu hướng biến động
    vốn cung – cầu. Theo luật dân sự các tổ chức tín dụng không cho vay với lãi
    suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.
    Tuy được nhắc đến trong luật NHNN và luật này có hiệu lực từ ngày 01
    tháng 10 năm 1998 song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào 30
    tháng 5 năm 2000. trong lần đầu công bố lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm.
    Vào thời điểm tháng 6 năm 2008, lãi suất cơ bản là 14%. Điều này có nghĩa
    các tổ chức tín dụng có thể quyết định mức lãi suất cho vay của mình cao tới
    21%/năm. Lãi suất cơ bản được NHNN công bố hàng tháng.
    Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương
    nước ngoài tương tự như lãi suất cơ bản của NHNN Việt Nam là Fer Funds
    12Rate của Hoa Kỳ, London Interbank Offered Rate (LIBOR) của Anh, Tokyo
    Interbank Offered rate (TIBOR) của Nhật Bản, Euro Interbank Offered Rate
    của Liên minh Châu Âu.
    R cb = R d + R tn
    Trong đó:
    - R cb : Lãi suất cơ bản
    - R d : Lãi suất huy động
    - R tn : Tỷ lệ thu nhập do đầu tư của ngân hàng
    ã Lãi suất cho vay
    Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và truyền thống của ngân hàng.
    Khi cạnh tranh trên thị trường cho vay ngày càng cao, ngân hàng phải cố gắng
    duy trì được giá của các khoản tín dụng ở mức hợp lý, phù hộ với mặt bằng
    chung của thị trường tài chính. Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao,
    ngân hàng chỉ có thể đóng vai trò là người chấp nhận giá, ngân hàng không
    thể là người đặt giá. Cùng với quá trình tự do hóa hoạt động ngân hàng tại
    nhiều quốc gia, sự gia tăng trong cạnh tranh đã thu hẹp đáng kể khả năng sinh
    lời của các ngân hàng từ các nghiệp vụ gửi tiền và cho vay. Chính vù vậy việc
    định giá các khoản cho vay ngày càng trở thành vẫn đề cấp thiết đối với ngân
    hàng trong giai đoạn hiện nay.
    Lãi suất cho vay là tỷ lệ số tiền lãi so với số tiền gốc khách hàng vay
    phải trả cho NHTM. Có hai cách xác định lãi suất cho vay:
    + Dựa trên lãi suất cơ bản:
    R= R cb + R th + R ct
    Trong đó
    - R: Lãi suất cho vay
    - R cb : Lãi suất cơ bản
    - R th : Tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn
    - R ct : Tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh
    13+ Dựa vào lãi suất thị trường liên ngân hàng, là sản xuất của các ngân
    hàng cho nhau vay. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng nổi tiếng như
    LIBOR, SIBOR, thường trở thành lãi suất cơ bản của các NHTM. Lãi suất
    này thường xuyên thay đổi do đó nếu các ngân hàng áp dụng cho vay thả nổi
    thường chọn lãi suất thị trường liên ngân hàng hình thành lãi suất cho vay:
    R = LIBOR + R td + R th
    Trong đó:
    - R: Lll cho vay
    - LIBOR: Lãi suất liên ngân hàng
    - R td : tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng ước lượng
    - R th : Tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn
    Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường mà các NHTM thực hiện
    việc vay và cho vay lẫn nhausau khi họ đã tự cân đối nguồn vốn và sử dụng
    vốn tại ngân hàng của mình. Lãi suất cho vay liên ngaanh hàng là mức lãi suất
    trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, nó chỉ dẫn khá chính xác về chi phí vốn
    vay của các NHTM và cung – cầu vốn trên thị trường.
    2.1.2 Chính sách hỗ trợ lãi suất
    2.1.2.1 Khái niệm chính sách hỗ trợ lãi suất
    Hỗ trợ lãi suất là hình thức hỗ trợ về lãi suất tiền vay của Chính phủ đối
    với một số đối tượng vay vốn NHNN nhất định, trong một khoảng thời gian
    nhất định (theo chu kỳ kinh doanh, theo quý, theo năm hoặc không có thời
    hạn). Hỗ trợ lãi suất là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước nhằm ngăn chặn
    suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và an sinh xã hội. [2]
    Chính sách hỗ trợ lãi suất là các quyết định của Thủ tướng hoặc phó thủ
    tướng ký duyệt, thông qua việc hỗ trợ mức lãi suất vay hàng năm cho các đối
    tượng cụ thể có trong quyết định. [2]
    Ví dụ như Quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ ký: thì đối tượng
    được hưởng là các cá nhân, tổ chức hoạt động SXKD với mức lãi suất hỗ trợ
    14là 4% /năm. Các chính sách này có thể kéo dài 1 năm, 2 năm hoặc cũng có thể
    trong một thời gian dài, cho đến khi có các quyết định khác liên quan về việc
    chỉnh sửa các nội dung có trong quyết định trước.
    Tùy theo tình hình nền kinh tế mà Chính phủ đưa ra mức lãi suất cơ
    bản hoặc mức hỗ trợ lãi suất với các đối tượng vay vốn. Phương thức thực
    hiện hỗ trợ lãi suất là khi thu tiền vay, các NHTM, công ty tài chính giảm trừ
    số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi
    suất. NHNN thực hiện chuyển số lãi tiền vay đã hỗ trợ lãi suất trên cơ sở báo
    cáo số tiền hỗ trợ lãi suất của NHTM, công ty tài chính.
    Khủng hoảng kinh tế thế giới khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
    Nam chậm lại, tăng trưởng GDP đang ở mức trên 8% /năm. Nếu năm 2008
    đạt 6,28% /năm thì năm 2009 chỉ còn 5,32% /năm, thấp nhất trong 10 năm
    qua. Các hoạt động xuất, nhập khẩu và du lịch giảm mạnh, nhiều cở sở SXKD
    rơi vào tình trạng phá sản do không tiêu thụ được sản phẩm, thiếu vốn trong
    khi giá nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển cao. Đối phó với tác động bất
    lợi của khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 và những khó khăn mà nền kinh
    tế Việt Nam đang gặp phải, Chính phủ đã đặt mục tiêu chống suy giảm, ổn
    định vĩ mô nền kinh tế và ban hành nhiều giải pháp, nhiều chính sách cấp
    bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế đảm bảo
    an sinh xã hội. Cụ thể là một số chính sách sau:
    1. Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ
    về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để SXKD.
    2. Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
    về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân
    hàng để thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất - kinh doanh.
    3. Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ
    về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội
    154. Quyết định 831/QĐ-NHNN ngày 30/6/2009 của NHNN Việt Nam
    về việc bổ sung công ty tài chính tham gia thực hiện hỗ trợ lãi suất cho các tổ
    chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh
    5. Thông tư số 14/2009/TT-NHNN ngày 16/7/2009 quy định chi tiết
    thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người nghèo và các đối
    tượng chính sách khác tại Ngân hàng chính sách xã hội do NHNN Việt Nam
    ban hành
    6. Quyết định 1048/QĐ-NHNN 23/8/2004 của NHNN về lãi suất tiền
    gửi bàng VNĐ tại NHNN của các tổ chức tín dụng có số dư tiền gửi huy động
    phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, của Quỹ tín dụng nhân dân cơ
    sở và của Ngân hàng Chính sách xã hội
    7. Thông tư 14/2009/TT-NHNN ngày 16/9/2009 của NHNN Việt Nam
    quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay của người
    nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
    8. Thông tư 06/2009/TT-NHNN của NHNN quy định chi tiết về chính
    sách cho vay ưu đãi lãi suất theo Chương trình hỗ trợ các huyện nghèo tại
    Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ
    9. Thông tư 183/2009/TT-BTC về hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực
    hiện chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo chương trình hỗ trợ các huyện
    nghèo tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ do
    Bộ Tài chính ban hành. [15]
    2.1.2.2 Vai trò của chính sách hỗ trợ lãi suất
    Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ
    nhất trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hàng ngày trên các
    phương tiện thông tin đại chúng. Sự dao động của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp
    đến các quyết định của cá nhân, doanh nghiệp cũng như hoạt động của các tổ
    chức tín dụng và toàn bộ nền kinh tế.
    16Việc Chính phủ đưa ra mức hỗ trợ lãi suất nhằm một số mục tiêu là hỗ
    trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất duy trì SXKD, mở rộng đầu tư, giảm giá thành
    để tăng khả năng cạnh tranh, tạo việc làm, góp phần thực hiện mục tiêu hàng
    đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
    - Chính sách hỗ trợ lãi suất góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế nói
    chung, kích thích sự tiết kiệm và khuyến khích đầu tư. Khi được hỗ trợ về lãi
    suất tiền vay, các cá nhân tập thể sẽ mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, nâng
    cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng tiêu dùng hơn. Sản lượng sản phẩm cảu các
    ngành được sản xuất ra nhiều hơn, kéo theo đó là tạo thêm công việc cho
    người lao động, làm tăng thu nhập, ổn định xã hội.
    - Chính sách hỗ lãi suất qua các lần biến đổi đã dần tiến tới tự do hóa
    lãi suất, chuẩn bị cho sự hội nhập về lãi suất với nền kinh tế thế giới. Quyết
    định 546/2002QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong
    hoạt động tín dụng, đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự mở đầu trong việc
    thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế đối với hoạt động tín
    dụng và lãi suất cơ bản công bố của NHNN dần dần sẽ mang tính chất tham
    khảo đối với các NHTM trong việc xác định lãi suất trong từng thời kỳ. như
    vậy quá trình đổi mới lãi suất từ kiểm soat lãi suất, cố định trực tiếp sang cơ
    chế lãi suất thỏa thuận thực chất là dần dần tự do hóa lãi suất (tạp chí ngân
    hàng, 2008).
    - Thông qua vay nợ, lãi suất tăng làm giảm vay nợ. Cá nhân giảm đi
    vay và tăng gửi tiết kiệm, do đó giảm tiêu dùng và tác động tiêu cực tới tổng
    cầu. Doanh nghiệp giảm vay mới và do đó giảm đầu tư mới, nên tác động tiêu
    cực tới tổng cầu. Mặt khác, lãi suất tăng còn có nghĩa là giá cả các khoản vay
    hiện thời của doanh nghiệp tăng, hay giá vốn tăng làm chi phí sản xuất tăng.
    Điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có xu
    hướng thu hẹp sản xuất; do đó tác động tiêu cực tới tổng cầu và làm giảm thu
    nhập của người lao động. Điều này khiến họ giảm tiêu dùng. Tổng cầu lại
    17chịu tác động tiêu cực. Chính vì vậy chính sách hỗ trợ lãi suất sẽ giải quyết
    những vấn đề nêu trên.
    2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hỗ trợ lãi suất
    Để đưa ra các quyết định về hỗ trợ lãi suất đối với nền kinh tế trong
    nước, Chính phủ đã phải xem xét và dựa vào một số các nhân tố có ảnh
    hưởng đến chính sách hỗ trợ lãi suất như:
     Chu kỳ kinh doanh khi nền kinh tế suy thoái: Chu kỳ kinh tế, còn gọi là
    chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần
    lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).
    Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: recession/economic downturn) được định
    nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội
    thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác,
    tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa
    này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia
    (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn
    “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy
    thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của
    toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp.
    Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại
    tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm. [6]
    Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế.
    Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp, đổ vỡ kinh tế.
    Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm
    theo chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh
    tế) không thường xảy ra.
    Trong quá trình hoạt động SXKD, khi bước vào giai đoạn suy thoái
    kinh tế, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gặp phải rất nhiều khó khăn.
    Thêm vào đó, nếu kinh tế đất nước cũng đang trong giai đoạn suy thoái, cần
    18duy trì và ổn dịnh lại sản xuất, khi đó Chính phủ sẽ ban hành chính sách hỗ
    trợ lãi suất nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp và cơ sở SXKD tiếp tục hoạt động
    và phát triển, như vậy cũng chính là giúp nền kinh tế đất nước có những
    nguồn thu, từ đó góp phần khôi phục kinh tế đất nước.
     Ngân sách của chính phủ: chủ yếu các khoản kinh phí hỗ trợ lãi suất
    đều lấy từ ngân sách chính phủ (vì đây là các khoản chi phí lớn), chỉ có số ít
    là từ đóng góp hoặc lấy từ phần thu khác bù sang.
    Chính vì lý do này mà, việc ra quyết định hỗ trợ mức lãi suất vay là bao
    nhiêu? Trong bao lâu? Cho những đối tượng nào? cần phải căn cứ vào ngân
    sách chính phủ và tình hình kinh tế của đất nước. Vì ngân sách chính phủ còn
    phải quan tâm đến nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.
     Hoạt động SXKD hàng hóa của các doanh nghiệp và các cơ sở SXKD:
    Chính phủ sẽ chỉ hỗ trợ lãi suất tiền vay đối với những cơ sở, doanh nghiệp
    SXKD đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ
    hàng hóa mà những ngành này có vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành hàng,
    cơ cấu của kinh tế đất nước hoặc mang nhiều giá trị về văn hóa, xã hội, du
    lịch (như các làng nghề). Đó phải là các cơ sở sản xuất thực sự đang gặp khó
    khăn do cơ cấu kinh tế đất nước tác động, ảnh hưởng đến (như lạm phát,
    khủng hoảng kinh tế ). Hoặc đó là các ngành nghề tập trung rất nhiều lao
    động, mà nguy cơ mất việc với người lao động là rất bức bách.
     Cầu về vốn đầu tư và ổn định phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp
    và hộ sản xuất: dù hoạt động SXKD đang ở giai đoạn nào thì các cơ sở SXKD
    đều mong muốn mở rộng quy mô và ổn định sản xuất. Tuy nhiên khi nền kinh
    tế đất nước đang gặp khó khăn chung thì, các cơ sở này cũng phải giải quyết
    nhiều vấn đề phát sinh mới hơn, do đó nhu cầu về vốn để giải quyết các khó
    khăn, để đầu tư hay ổn định SXKD càng cần hơn lúc nào. Mà việc ra các
    quyết định như hỗ trợ lãi suất phải căn cứ vào đúng thời điểm, đúng lúc cần
    để tránh lãng phí mà lại giải quyết được khó khăn của nền kinh tế. Cụ thể như
    19sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, là giai đoạn mà hầu hết các ngành nghề,
    lĩnh vực hoạt động kinh tế đều gặp phải khó khăn, do đó chính phủ cần có các
    chính sách hõ trợ, tuy nhiên đối tượng nào đang ở giai đoạn suy yếu nhất, đối
    tượng nào vẫn còn khả năng tự giải quyết khó khăn, và cần hỗ trợ bao nhiêu
    cho phù hợp với sự phát triển của mỗi cơ sở, với ngân sách nhà nước là câu
    hỏi đặt ra với các nhà hoạch định chính sách.
    Ngoài các nhân tố chính tác động, ảnh hưởng đến việc ra chính sách còn
    có một vào các yếu tố khác như vấn đề việc làm đối với người lao động tại
    các cơ sở SXKD đó và lao động đang thất nghiệp bên ngoài, vấn đề môi
    trường, các vấn đề an ninh quốc phòng .
    2.1.3 Khái niệm, tiêu chuẩn xác định và phân loại Làng nghề
    Khái niệm làng nghề có từ lâu đời nó nhằm phân biệt với phường hội ở
    khu vực đô thị, mà đặc điểm nổi bật nhất là trình độ và công nghệ ở khu vực
    nông thôn vẫn mang nặng hoạt động thủ công và gắn với sản xuất nông nghiệp.
    Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hoặc
    làng nghề cổ truyền . thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng
    mà tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó, nghề
    của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho
    dân làng. Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ
    công mà còn là điểm văn hóa của khu vực, của vùng. Làng nghề là nơi hội tụ
    những thợ thủ công có tay nghề cao mà tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm
    trong làng. Ngoài ra, làng nghề cũng chính là điểm tập kết NVL, là nơi tập
    trung những tinh hoa trong kỹ thuật sản xuất sản phẩm của làng. Các mặt
    hàng sản xuất ra không chỉ để phục vụ sinh hoạt hằng ngày mà còn bao gồm
    cả các sản phẩm mỹ nghệ, đồ thờ cúng, dụng cụ sản xuất . nhằm đáp ứng nhu
    cầu thực tế của thị trường khu vực lân cận.
    Hiện nay có rất nhiều ý kiến đưa ra về khái niệm làng nghề, chính vì
    vậy hiện nay số lượng làng nghề theo báo cáo của một số địa phương chênh
    20lệch khá lớn so với các báo cáo thống kê của các ngành, các cấp khác. Do đó
    cần có một sự thống nhất chung về tiêu chuẩn, khái niệm về làng nghề và đưa
    ra các chỉ tiêu đánh giá cụ thể.
    Có nhà nghiêu cứu định nghĩa: "làng nghề truyền thống là làng nghề cổ
    truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất
    hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm
    nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ
    chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình". [7]
    Một định nghĩa khác cho rằng: "làng nghề là một thiết chế KTXH ở
    nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một
    không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống
    bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn
    hóa". [8]
    Thế nhưng, trải qua nhiều bước phát triển, có thể thấy cho đến nay,
    làng nghề không còn bó hẹp trong khuôn khổ công nghệ thủ công (tuy thủ
    công vẫn là chính) mà một số công đoạn đã được cơ khí hóa hoặc bán cơ khí
    hóa và trong các làng nghề, không chỉ có các cơ sở sản xuất hàng thủ công,
    mà đã có những có sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất, như các
    doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối hàng hóa, cung ứng đầu vào và
    đầu ra cho sản phẩm làng nghề.
    Hiện nay, đang có những cách phân loại làng nghề khác nhau. Nhiều
    nhà nghiên cứu nhất trí hai cách phân loại như sau:
    Cách thứ nhất, phân loại theo số lượng làng nghề: làng nghề một nghề
    là những làng ngoài nghề nông ra, chỉ có thêm một nghề thủ công duy nhất.
    Làng nhiều nghề, là những làng ngoài nghề nông ra còn có thêm một số hoặc
    nhiều nghề khác.
    Cách thứ hai, phân loại theo tính chất nghề: làng nghề truyền thống là
    những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày
    21nay; làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của
    các làng nghề truyền thống hoặc du nhập từ các địa phương khác. Một số làng
    mới được hình thành do chủ trương của một số địa phương cho người đi học
    nghề ở nơi khác rồi về dạy cho dân địa phương nhằm tạo việc làm cho người
    dân địa phương mình. [5]
    Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
    Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội
    dung và các tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
    truyền thống. Theo đó:
    Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những
    sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày
    nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
    Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
    phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, (được
    gọi chung là làng) có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một
    hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
    Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình
    thành từ lâu đời.
    Cũng theo Thông tư nói trên, các tiêu chí dùng để công nhận nghề
    truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống được quy định như sau:
    Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau: (a)
    nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công
    nhận; (b) nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; (c) nghề
    gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
    Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau: (a) có tối thiểu
    30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;
    (b) hoạt động SXKD ổn định tối thiểu 02 năm tính đến thời điểm đề nghị
    công nhận; (c) chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
    22 Làng nghề truyền thống được công nhận phải đạt tiêu chí làng nghề và
    có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này. Đối với
    những làng chưa đạt tiêu chí công nhận làng nghề (theo tiêu chí (a) và (b) trên
    đây) nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định
    của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
    Xét theo nghề có thể chia ra thành 14 nhóm làng nghề như sau:
    - Mây tre đan: kể cả sản phẩm đan lát, bện thủ công (kể cả bàn nghế,
    nón lá).
    - Cói.
    - Gốm sứ.
    - Sơn mài, khảm trai.
    - Thêu, ren.
    - Dệt (vải, khăn tay, áo, khăn quàng, kể cả dệt thổ cẩm).
    - Đồ gỗ (đồ mộc dân dụng, gỗ mỹ nghệ, điêu khắc gỗ, làm trống).
    - Đá mỹ nghệ.
    - Giấy thủ công.
    - Tranh nghệ thuật (bằng hoa khô, tre hun khói, lá khô, ốc ); hoa các
    loại bằng vải, lụa, giấy.
    - Trò chơi dân gian (sản xuất và biểu diễn rối cạn, rối nước, tò he)
    - Sản phẩm kim khí (đồ đồng, sắt, nhôm sản xuất và tái chế).
    - Chế biến nông sản, thực phẩm (các loại nước chấm, bún bánh, miến
    dong, đường, mật, mạch nha, rượu, trà, kể cả đóng giày da).
    - Cây cảnh (gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh).
    Xét theo quá trình hình thành và hoạt động, làng nghề được phân ra
    làm 2 loại là: Làng nghề truyền thống và Làng nghề mới hình thành.
    Đây sẽ là căn cứ chung để tiến hành các hoạt động quản lý, quy hoạch
    phát triển làng nghề để các ban ngành địa phương và trung ương có được sự
    thống nhất chung về khái niệm, tiêu chuẩn xác định làng nghề.
    232.1.4 Lý thuyết về sự phát triển nói chung và phát triển làng nghề nói riêng
    2.1.4.1 Lý thuyết về sự phát triển
    Phát triển là khái niệm dùng để chỉ sự tăng lên về mặt số lượng và chất
    lượng của một vấn đề hiện tượng nào đó.
    Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về
    mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự
    tăng thêm về quy mô, sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ của cơ cấu kinh tế
    - xã hội. [3]
    Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
    trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong
    Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi
    trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được
    định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng
    không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
    Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở
    Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát
    triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác
    định “phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp
    lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là
    tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công
    bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi
    trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất
    lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử
    dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền
    vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã
    hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và
    nâng cao được chất lượng môi trường sống.
    2.1.4.2 Phát triển làng nghề
     
Đang tải...