Luận Văn Nghiên cứu sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hóa tại thành phố Nam Định và các huyện lân cận v

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hóa tại thành phố Nam
    Định và các huyện lân cận với du khách
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . . Error! Bookmark not defined.
    MỞ ĐẦU . . 1
    1.Lý do chọn đề tài: . . 1
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: . 3
    2.1 Đối tượng nghiên cứu: . 3
    2.2 Phạm vi nghiên cứu: . 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: . . 3
    3.1. Mục đích: . . 3
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: . . 3
    4. Phương pháp luận. 4
    4.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: . . 4
    4.2. Quan điểm hệ thống và phương pháp tiếp cận hệ thống: . . 4
    4.3. Quan điểm phát triển bền vững: . . 4
    4.4. Quan điểm và chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà
    nước: . . 5
    4.5. Quan điểm kế thừa: . . 5
    5. Phương pháp nghiên cứu: . . 5
    5.1. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu: . . 5
    5.2. Phương pháp xã hội học: . 6
    5.3. Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp: . 6
    6. Bố cục của khoá luận: . 6
    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ THỰC
    TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở NAM ĐỊNH. . 7
    1.1. Tổng quan về Tỉnh Nam Định. . 7
    1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành. 7
    1.1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên. . 8
    1.1.2.1. Vị trí địa lý. . 8
    1.1.2.2. Địa hình, địa chất đất đai. . 9
    1.1.2.3. Khí hậu. . 10
    1.1.2.4. Tài nguyên nước. . 11
    1.1.2.5. Tài nguyên sinh vật. . 12

    1.1.2.6. Các điểm du lịch sinh thái. . 12
    1.1.2.7. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch tự nhiên. . 13
    1.1.3. Điều kiện Kinh tế - Xã hội và Dân cư. . 14
    1.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn. . 16
    1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại Nam Định. . 21
    1.2.1. Công tác quản lý. . 21
    1.2.2. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. . 21
    1.2.2.1. Cơ sở kinh doanh du lịch. . 21
    1.2.2.2. Cơ sở ăn uống . . 22
    1.2.2.3. Cơ sở vui chơi giải trí. . 23
    1.2.2.4. Hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc. . 24
    1.2.3. Hoạt động quảng bá du lịch. 25
    1.2.4. Tổ chức hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển du lịch. 27
    1.2.5. Hiện trạng khai thác hoạt động du lịch. 28
    1.2.6. Tình hình lao động trong ngành du lịch. . 30
    1.2.7. Hiện trạng về doanh thu. 31
    1.2.8. Hiện trạng về khách du lịch. 31
    1.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định. . 32
    CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC HẤP DẪN CỦA CÁC DI
    TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH VÀ CÁC
    HUYỆN LÂN CẬN, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC PHÁT TRIỂN DU
    LỊCH TẠI ĐÂY. . 36
    2.1. Sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hoá trong nội thành Nam
    Định và các huyện lân cận. . 36
    2.1.1. Quan niệm về sức hấp dẫn. . 36
    2.1.2. Vai trò của sức hấp dẫn. . 37
    2.1.3. Đặc điểm và yếu tố tạo ra sức hấp dẫn. . 37
    2.2. Sức hấp dẫn tự thân của các di tích lịch sử văn hoá ở Nam Định. 42
    2.2.1. Khu di tích Đền Trần. . 42
    2.2.2. Chùa Phổ Minh. . 45

    2.2.3. Đền Bảo Lộc .46
    2.2.4. Cột Cờ Nam Định .47
    2.2.5. Chùa Cổ Lễ .48
    2.2.6. Chùa Vọng Cung 49
    2.2.7. Tượng Đài Trần Hưng Đạo .49
    2.3. Đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại các di tích lịch sử
    văn hóa ở nội thành Nam Định và các huyện lân cận. . 50
    2.3.1. Đánh giá sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hóa ở Thành
    phố Nam Định và các huyện lân cận ở vị trí trung tâm và khoảng cách
    giữa các vị trí. . 50
    2.3.2. Đánh giá sức hấp dẫn về cảnh quan của các di tích lịch sử văn
    hoá tại thành phố Nam Định và các huyện lân cận với khách du lịch.
    53
    2.3.3. Đánh giá sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hoá nội thành
    Nam Định và lân cận về giá trị lịch sử văn hoá và tài nguyên phi vật
    thể. . 56
    2.3.4. Đánh giá sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hoá ở Nam
    Định qua sự cảm nhận của du khách. . 59
    2.4. Thực trạng hoạt động du lịch tại các di tích văn hoá trong khu nội
    thành Nam Định và lân cận. . 62
    2.4.1. Hiện trạng tổ chức quản lý và khai thác các di tích lịch sử văn
    hoá tại thành phố Nam Định và các huyện lân cận. 62
    2.4.2. Hiện trạng tổ chức quản lý và trùng tu các di tích lịch sử văn
    hoá tại điểm du lịch thành phố Nam Định và lân cận. . 64
    2.4.3. Hiện trạng về khách du lịch. 66
    2.4.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội từ hoạt động du lịch tại các di tích lịch
    sử văn hoá. 67
    2.4.5. Sản phẩm du lịch . 68
    2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tại các điểm du
    lịch tại thành phố Nam Định và các huyện lân cận .71
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC HẤP DẪN
    CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ Ở THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH VÀ
    CÁC HUYỆN LÂN CẬN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH . 7 4

    3.1. Chiến lược phát triển du lịch của UBND tỉnh Nam Định và định
    hướng đến năm 2010. . 74
    3.2. Một số giải pháp nhằm tạo ra sức hấp dẫn cho hoạt động du lịch
    tại các di tích lịch sử văn hoá ở thành phố Nam Định và các huyện lân
    cận. . 75
    3.2.1. Giải pháp tăng cường quản lý nông nghiệp về du lịch tại các di
    tích lịch sử văn hoá ở thành phố Nam Định và các huyện lân cận: . 75
    3.2.2. Giải pháp giúp đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du
    lịch. 77
    3.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch ở
    các di tích. . 79
    3.2.4. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. 80
    3.2.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch Nam
    Định. 81
    3.2.6. Quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. . 83
    3.2.7. Có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc khai thác du
    lịch đối với các di tích lịch sử văn hoá. 84
    3.2.8. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. . 85
    KẾT LUẬN . . 88
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài:
    Trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như là một sở thích, một
    hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành
    một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá - xã hội của các nước.
    Sự phát triển của ngành du lịch đã trở thành một hiện tượng cuốn hút hàng tỉ
    người trên thế giới, mang lại nhiều lợi ích to lớn, góp phần thúc đẩy các
    ngành kinh tế phát tiển.
    Cùng với sự phát triển du lịch thế giới, trong thời gian qua nhờ các
    chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách mở cửa về
    đối ngoại và kinh tế nên ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển
    đáng kể, ngày càng đóng vai trò quan trọng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
    của nền kinh tế quốc dân. Từ 1990 đến 2007 lượng khách du lịch luôn duy trì
    mức tăng trưởng với 2 con số. Năm 2009 nước ta đón 3,8 triệu lượt khách du
    lịch quốc tế và 2,5 triệu lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng nhanh về thu
    nhập du lịch, năm 1990 thu nhập du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm
    2009, con số đó ước đạt 70.000 tỷ đồng, gấp trên 50 lần.
    Du lịch là ngành có sự định hướng của tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du
    lịch được coi là mục đích chuyến đi của du khách nhưng không chỉ đơn thuần
    là nhu cầu nghỉ duỡng, sử dụng các dịch vụ mà quan trọng hơn là mục đích
    nâng cao giá trị nhận thức nơi họ đến, một điểm du lịch hay không chủ yếu do
    sức hấp dẫn với du khách nên sức hấp dẫn của điểm đến có vai trò rất lớn. Du
    khách có quay trở lại hay không.
    Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu rõ “Phát triển du
    lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch
    sinh thái, môi trường, xây dựng các chương trình và các điểm hấp dẫn du lịch
    về văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh”. Từ năm 1992 đến năm
    2006 Nhà nước đã xếp hạng được 2.888 di tích lịch sử văn hoá và thắng cảnh
    cấp quốc gia.
    Nằm trong chiến lược phát triển chung của cả nước, du lịch Nam Định
    cũng được chú trọng và được coi là một điểm du lịch vệ tinh của vùng du lịch
    Bắc Bộ.
    Nam Định - một trong những cái nôi văn hiến của dân tộc. Đây là nơi
    phát tích của vương triều Trần (1262), một trong những triều đại hưng thịnh
    vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong đó hơn 200 di tích đã
    được Nhà nước xếp hạng. Quần thể di tích này mang nhiều giá trị lịch sử văn
    hoá, kiến trúc và là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, thu hút đông
    khách như: Phủ Giầy, Chùa Cổ Lễ, Chùa Lương Cầu Ngói, Đền Bảo
    Lộc, Với hàng trăm lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại các địa
    phương. Tỉnh còn có hơn 70 làng nghề với các ngành nghề và sản phẩm
    truyền thống như: làng nghề chạm, khảm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng,
    ươm tơ Cổ Chất, Bên cạnh đó là các khu du lịch sinh thái nổi tiếng: Khu du
    lịch biển Thịnh Long và Quất Lâm; Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
    Có thể nói, Nam Định chứa trong đó kho tàng đồ sộ giá trị di sản văn
    hoá vật thể, phi vật thể tạo nên nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú.
    Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Nam Định trong thời gian
    qua chứng tỏ sức hấp dẫn của điểm đến này.
    Tuy vậy, kết quả phát triển du lịch của tỉnh chưa thực sự tương xứng
    với tiềm năng vốn có của vùng. Vấn đề đặt ra là phải làm sao cho du khách
    trong nước cũng như du khách nước ngoài có sự hiểu biết rõ ràng hơn, và hấp
    dẫn bởi các di tích lịch sử văn hoá ở Nam Định nói chung và khu nội thành
    nói riêng. Để cho hầu hết các du khách đều muốn đặt chân đến Nam Định và
    không thể không đến thăm quan hệ thống các di tích lịch sử văn hoá ở đây.
    Với những lý do trên em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sức hấp dẫn của
    các di tích lịch sử văn hoá tại thành phố Nam Định và các huyện lân cận
    với du khách”.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    2.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Cơ sở lý luận về đánh giá sức háp dẫn của các di tích lịch sử văn hoá,
    các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của thành phố Nam Định và các huyện
    lân cận.
    2.2 Phạm vi nghiên cứu:
    Về không gian phạm vi nghiên cứu chủ yếu của bài khoá luận là điểm
    du lịch tại nội thành Nam Định và các huyện lân cận; Thời gian triển khai đề
    tài từ 15/4 đến 30/6/ 2010.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    3.1. Mục đích:
    Thực hiện bài khoá luận về đề tài “Nghiên cứu sức hấp dẫn của các di
    tích lịch sử văn hoá tại thành phố Nam Định và các huyện lân cận với du
    khách” nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết, những nhận thức về sức
    hấp dẫn của tài nguyên du lịch đó và hoạt động kinh doanh du lịch tại đó.
    Đồng thời vận dụng những gì đã học vào thực tiễn hoạt động du lịch, cọ sát
    thực tế, có thêm kiến thức thực tiễn, mở rộng thêm tri thức, bổ sung kiến thức
    còn hổng về lý thuyết.
    Nhằm cung cấp nguồn tư liệu mình nghiên cứu cho các bạn sinh viên
    cùng khoá, khoá sau và những ai muốn tìm hiểu, góp phần nhận thức, tôn
    vinh giá trị du lịch tại di tích lịch sử văn hoá thành phố Nam Định và các
    huyện lân cận để phục vụ phát triển du lịch bền vững tại đây.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Đọc, thu thập tài liệu, cơ sở lý luận, nguồn tri thức, nghiên cứu tài
    nguyên du lịch nhân văn và thực trạng phát triển du lịch ở Nam Định và hệ
    thống các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu tại thành phố Nam Định và các
    huyện lân cận.
    Đánh giá sức hấp dẫn, thực trạng và khả năng khai thác du lịch của các
    di tích đó.
    Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức hấp dẫn của các di tích lịch sử
    văn hoá tại điểm du lịch thành phố Nam Định và các huyện lân cận.
    4. Phương pháp luận.
    4.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
    Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận, tiến hành thu thập tài
    liệu, thống kê luôn phải đặt đối tượng nghiên cứu, các nguồn tài nguyên du
    lịch địa phương trong sự vận động, phát triển của ngành du lịch và khoa học
    du lịch cũng như mối quan hệ với các thành tố khác theo những quy luật
    khách quan và trong mối quan hệ biện chứng qua lại chặt chẽ.
    Các vấn đề về tài nguyên du lịch địa phương được nghiên cứu, xem xét
    trong quá khứ, hiện tại và dự báo sự phát triển du lịch trong tương lai.
    4.2. Quan điểm hệ thống và phương pháp tiếp cận hệ thống:
    Khi nghiên cứu tài nguyên du lịch cũng như thực tiễn phát triển du lịch
    địa phương cần sắp xếp các vấn đề nghiên cứu tài liệu theo trật tự có hệ thống
    logic, khoa học, phân tích trong mối quan hệ biện chứng theo các quy luật
    khách quan. Các vấn đề được nghiên cứu và giải quyết trước phải là cơ sở
    khoa học, thực tiễn cho những vấn đề nghiên cứu và giải quyết sau.
    Khoa học du lịch có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học có liên
    quan. Vì vậy, khi nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn phát
    triển du lịch cần phải xem xét, vận dụng những tri thức của khoa học du lịch
    và các ngành khoa học có liên quan.
    4.3. Quan điểm phát triển bền vững:
    Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
    toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Trong quá trình nghiên cứu đề tài phải vận
    dụng lý luận cũng như thực tiễn phát triển du lịch bền vững trong nước và
    trên thế giới để soi sáng kiểm tra, đánh giá, vận dụng quan điểm và phát triển
    bền vững, giải pháp phát triển du lịch, chiến lược bảo tồn, tôn tạo, khai thác
    tài nguyên du lịch theo hướng tiết kiệm, hợp lý, để lưu lại cho thế hệ tương lai
    một nguồn tài nguyên như thế hệ hiện tại được hưởng, góp phần phát triển
    bền vững nơi mình nghiên cứu.
    4.4. Quan điểm và chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước:
    Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng lần thứ IX và X đều khẳng định
    phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu phấn đấu của
    Đảng và Nhà nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
    Đồng thời quan điểm và chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước
    cũng được thể hiện trong Điều 6, Chương I - Luật Du lịch Việt Nam. Đây là
    cơ sở pháp lý quan trọng, là nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch được
    triển khai hiệu quả. Vì vậy, những quan điểm và chính sách phát triển du lịch
    của Đảng và Nhà nước được vận dụng, soi sáng và là kim chỉ nam xuyên suốt
    trong quá trình nghiên cứu, phát triển tài nguyên du lịch địa phương.
    4.5. Quan điểm kế thừa:
    Ngành du lịch là một ngành kinh tế, nó có mối quan hệ chặt chẽ với
    nhiều ngành kinh tế, khoa học khác. Vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài,
    để tiết kiệm thời gian, công sức và tài chính cần phải kế thừa các công trình
    nghiên cứu, các dự án quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế xã hội, du lịch và
    các công trình khoa học khác có liên quan.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình thực hiện khoá luận, ngoài việc nghiên cứu tài liệu, tác
    giả kết hợp phỏng vấn các khách du lịch, những người phụ trách tại điểm
    thăm quan, nhân dân địa phương, cùng với quan sát trên thực tế. Như vậy để
    hoàn thành bài khoá luận này tác giả đã sử dụng những phương pháp sau:
    5.1. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu:
    Đây là phương pháp nghiên cứu lý thuyết truyền thống để khảo sát thực
    tế, áp dụng nghiên cứu lý luận gắn với thực tế để bổ sung cho lý luận ngày
    càng hoàn chỉnh hơn. Để có được đầy đủ các thông tin thì việc khảo sát thực
    địa, thu thập tài liệu về các di tích lịch sử văn hoá là phương pháp hữu hiệu
    nhất nhằm bổ sung cho khoá luận thêm phong phú và đa dạng hơn, có độ
    chính xác cao hơn.
    5.2. Phương pháp xã hội học:
    Phương pháp xã hội học nhằm khảo sát đặc điểm xã hội của các đối
    tượng du lịch. Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách
    về sở thích, nhu cầu tiêu dùng của du khách; điều tra về sức hấp dẫn của điểm
    du lịch, tài nguyên du lịch, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực du
    lịch,
    5.3. Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp:
    Phương pháp này nhằm định hướng thống kê các đối tượng cần nghiên
    cứu, từ đây có thể phân tích để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng này.
    Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin và số
    lượng theo cách đi từ định lượng đến định tính được áp dụng trong khoá luận.
    Kết quả của phương pháp này là cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đề xuất
    các phương hướng, giải pháp chiến lược đạt hiệu quả cao.
    Ngoài những phương pháp trên trong quá trình thực hiện đề tài, khoá
    luận còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp điều tra xã hội học,
    bản đồ và tranh ảnh, và sự kết hợp hài hoà các phương pháp với nhau tạo
    hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu.
    6. Bố cục của khoá luận:
    * Chương 1: Khái quát tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển du
    lịch ở Nam Định.
    * Chương 2: Điều tra và đánh giá sức hấp dẫn của các di tích lich sử
    văn hoá tại thành phố Nam Định và các huyện lân cận, hiện trạng khai thác
    phát triển du lịch tại đây.
    * Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao sức hấp dẫn của di tích
    lịch sử văn hoá ở thành phố Nam Định và các huyện lân cận trong hoạt động
    du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...