Tiến Sĩ Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hormon steroid trong nước bọt, sữa và huyết thanh trên những người số

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Hormon steroid . 3
    1.1.1. Đại cương hormon steroid 3
    1.1.2. Các loại hormon steroid 4
    1.1.3. Tổng hợp hormon steroid 7
    1.1.4. Tác dụng sinh học 9
    1.1.5. Một số phương pháp định lượng hormon steroid 11
    1.2. Chất độc da cam/dioxin 17
    1.2.1. Công thức hóa học 18
    1.2.2. Tính chất lý học, hóa học của dioxin 19
    1.2.3. Các nguồn ô nhiễm . 21
    1.2.4. Chuyển hóa và bài tiết 22
    1.2.5. Cơ chế tác động 24
    1.2.6. Lịch sử ô nhiễm dioxin ở Việt Nam 27
    1.2.7. Ảnh hưởng của dioxin đối với sức khỏe con người 28
    1.2.8. Một số phương pháp định lượng dioxin 39
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
    2.1. Khu vực nghiên cứu . 43
    2.2. Đối tượng nghiên cứu . 44
    2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn . 46
    2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 46
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 46
    2.4. Các quy trình và kỹ thuật nghiên cứu . 46
    2.4.1. Quy trình lấy mẫu . 46
    2.4.2. Kỹ thuật định lượng dioxin trong sữa . 50
    2.4.3. Kỹ thuật định lượng hormon steroid bằng kỹ thuật sắc ký lỏng khối
    phổ kép . 52
    2.5. Ước tính lượng dioxin hấp thụ hàng ngày ở trẻ bú sữa mẹ 55
    2.6. Địa điểm phân tích . 55
    2.7. Xử lý số liệu nghiên cứu . 56
    2.8. Đạo đức nghiên cứu 57
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
    3.1. Đặc điểm chung 58
    3.1.1. Đặc điểm chung của mẹ 58
    3.1.2. Đặc điểm chung của con . 59
    3.2. Nồng độ dioxin trong sữa mẹ . 61
    3.3. Nồng độ hormon steroid trong nước bọt . 67
    3.3.1. Nồng độ hormon steroid trong nước bọt của mẹ tại thời điểm con từ
    4 đến 16 tuần tuổi . 67
    3.3.2. Nồng độ hormon steroid trong nước bọt của mẹ tại thời điểm sau
    một năm cho con bú . 70
    3.3.3. Nồng độ hormon steroid trong nước bọt của trẻ tại thời điểm 3 tuổi 73
    3.4. Nồng độ hormon steroid trong sữa và huyết thanh của mẹ . 75
    3.4.1. Nồng độ hormon steroid trong sữa mẹ tại thời điểm con từ 4 đến 16
    tuần tuổi . 75
    3.4.2. Nồng độ hormon steroid trong huyết thanh của mẹ tại thời điểm sau
    một năm cho con bú . 77 3.5. Tỷ lệ nồng độ hormon steroid trong nước bọt và huyết thanh của mẹ
    sau một năm cho con bú . 80
    3.6. Mối tương quan giữa nồng độ dioxin trong sữa với nồng độ hormon
    steroid 82
    3.6.1. Mối tương quan giữa nồng độ dioxin trong sữa với nồng độ hormon
    steroid trong nước bọt . 82
    3.6.2. Mối tương quan giữa nồng độ dioxin trong sữa với nồng độ hormon
    steroid trong sữa và huyết thanh của mẹ . 85
    3.7. Mối tương quan giữa nồng độ hormon steroid trong nước bọt với
    hormon steroid trong sữa và huyết thanh 87
    3.7.1. Mối tương quan giữa nồng độ hormon steroid trong nước bọt của mẹ với
    hormon steroid trong sữa tại thời điểm con từ 4 đến 16 tuần tuổi . 87
    3.7.2. Mối tương quan giữa nồng độ hormon steroid trong nước bọt của
    mẹ với hormon steroid trong huyết thanh tại thời điểm sau một năm
    cho con bú 88
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 89
    4.1. Đặc điểm chung 89
    4.1.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu 89
    4.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu . 90
    4.2. Nồng độ dioxin trong sữa mẹ . 92
    4.3. Mô hình đáp ứng liều giữa dioxin và hormon steroid . 94
    4.4. Nồng độ hormon steroid trong nước bọt . 98
    4.4.1. Nồng độ hormon steroid trong nước bọt của mẹ . 98
    4.4.2. Nồng độ hormon steroid trong nước bọt của con 101
    4.4. Nồng độ hormon steroid trong sữa và huyết thanh của mẹ . 106
    4.4.1. Nồng độ hormon steroid trong sữa mẹ tại thời điểm con từ 4 đến 16
    tuần tuổi . 106
    4.4.2. Nồng độ hormon steroid trong huyết thanh của mẹ tại thời điểm sau
    một năm cho con bú . 107 4.5. Tỷ lệ nồng độ hormon steroid trong nước bọt và huyết thanh của người
    mẹ sau một năm cho con bú . 108
    4.6. Mối liên quan giữa nồng độ dioxin trong sữa với nồng độ hormon steroid 110
    4.7. Mối liên quan giữa nồng độ dioxin trong sữa mẹ với chỉ số cơ thể trẻ 113
    4.8. Mối tương quan giữa nồng độ hormon steroid trong nước bọt với
    hormon steroid trong sữa và huyết thanh 117
    KẾT LUẬN . 120
    KIẾN NGHỊ 123
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Dioxin là một nhóm các hợp chất hữu cơ độc hại, là sản phẩm phụ không
    mong muốn của một số ngành công nghiệp hóa chất và đốt cháy các sản phẩm
    hữu cơ. Với dặc tính không hòa tan trong nước, khó thoái hóa nên trong môi
    trường bị ô nhiễm, dioxin lắng đọng trong đất, cặn bùn và tích trữ sinh học
    vào một số loại động vật có trong chuỗi thức ăn của con người. Khi xâm nhập
    vào cơ thể con người, dioxin tích lũy chủ yếu ở các mô mỡ trong cơ thể và



    đào thải rất chậm [1].
    Dioxin tác động đến quá trình sinh sản và phát triển, gây rối loạn hệ
    thống miễn dịch và nội tiết của cơ thể ngay cả khi chỉ có hàm lượng rất nhỏ.
    Nó tác động đến nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể gây ra những rối loạn
    bệnh lý phức tạp và đa dạng, điều đó làm giảm tuổi thọ ở những người bị phơi
    nhiễm cũng như con cái họ ở những thế hệ kế tiếp trong tương lai [2].
    Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam giai đoạn 1961 đến 1972 quân đội
    Mỹ đã rải một lượng lớn các chất diệt cỏ có tạp nhiễm một lượng lớn dioxin
    trong thành phần xuống nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam Việt Nam, nhằm
    mục đích phát quang để phá hủy nơi ẩn lấp của quân đội giải phóng chiến đấu
    ở miền Nam Việt Nam [3]. Do đặc tính bền vững của dioxin, cho đến nay tác
    động của nó đã và vẫn đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với sức
    khoẻ con người và môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt các bà mẹ và trẻ em
    tại các khu vực phơi nhiễm dioxin. Dioxin ảnh hưởng tới bào thai từ rất sớm
    qua nhau thai. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với dioxin sẽ bị ảnh hưởng về phát triển
    thể chất và tâm thần [2], [4],[5].
    Phơi nhiễm dioxin gây các tác dụng độc hại mà một trong số đó là tác
    động trên hệ thống nội tiết. Bên cạnh đó, với đặc tính ưa lipid của dioxin nên ở người mẹ cho con bú, dioxin và các đồng phân của nó chủ yếu tập trung vào
    sữa mẹ. Như vậy, sữa mẹ là một con đường thải trừ dioxin chủ yếu. Nồng độ
    dioxin trong sữa mẹ phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc và loại đồng phân dioxin.
    Mặt khác, dioxin và polychlorinated biphenyls (PCBs) đã được chứng minh là
    tích lũy trong tuyến thượng thận khi xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời làm thay
    đổi tổng hợp hormon steroid vỏ thượng thận theo liều lượng và thời gian tác
    động. Tuy nhiên, những tác động của dioxin trên hormon steroid thượng thận
    chưa được điều tra kỹ lưỡng và chỉ thông qua đánh giá trên thực nghiệm. Hơn
    nữa, chưa có nhiều nghiên cứu về nồng độ dioxin trong chiến tranh liên quan
    đến hormon streroid trong huyết thanh, đặc biệt là nồng độ hormon steroid
    trong nước bọt ở người mẹ và trẻ em sống ở khu vực điểm nóng dioxin Việt
    Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “nghiên cứu sự thay đổi
    nồng độ hormon steroid trong nước bọt, sữa và huyết thanh trên những người
    sống tại vùng phơi nhiễm chất da cam/dioxin ở Việt Nam” với mục tiêu:
    1. Xác định nồng độ dioxin trong sữa của những người mẹ sống tại Phù
    Cát - Bình Định.
    2. Xác định nồng độ hormon steroid trong nước bọt của mẹ và con,
    trong sữa và huyết thanh của người mẹ sống tại Phù Cát - Bình Định.
    3. Tìm hiểu mối tương quan giữa nồng độ hormon steroid trong nước
    bọt, sữa và huyết thanh với nồng độ dioxin trong sữa của những
    người mẹ.
     
Đang tải...