Luận Văn Nghiên cứu sự thay đổi huyết áp tư thế và Holter nhịp tim 24 giờ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC
    CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM - 2011
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    31.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 3
    1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường 3
    1.1.2. Tần suất mắc bệnh đái tháo đường 3
    1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường . 4
    1.1.4. Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường týp 2 4
    1.1.5. Phân biệt đái tháo đường týp 1 và đái tháo đường týp 2 . 6
    1.1.6. Béo phì và đái tháo đường týp 2 . 7
    1.2. BIẾN CHỨNG THẦN KINH TỰ ĐỘNG TIM MẠCH 8
    1.2.1. Giải phẫu, sinh lý hệ thần kinh tự động . 8
    1.2.2. Tần suất . 11
    1.2.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh lý TKTĐTM trong đái tháo đường 11
    1.2.4. Bệnh thần kinh tự động tim mạch giai đoạn lâm sàng . 15
    1.2.5. Bệnh thần kinh tự động giai đoạn tiền lâm sàng 16
    1.3. TỔNG QUAN VỀ MẠCH VÀ HUYẾT ÁP . 17
    1.3.1. Biến thiên nhịp tim 17
    1.3.2. Huyết áp 18
    1.4. HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ . 20
    1.4.1. Nguyên lý hoạt động của Holter 20
    1.4.2. Tính hợp lý sử dụng Holter điện tim 21
    1.4.3. Chỉ định theo dõi bằng Holter điện tim24 giờ . 21
    1.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN 22
    1.5.1. Trong nước 22
    1.5.2. Ngoài nước 22
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 24
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 24
    2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường . 24
    2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2 . 24
    2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ . 25
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
    2.2.1. Phương pháp nghiên cứu . 25
    2.2.2. Các bước thực hiện 25
    2.2.3. Lâm sàng . 26
    2.2.4. Cận lâm sàng . 28
    2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 33
    2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 33
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 35
    3.1.1. Đặc điểm lâm sàng . 35
    3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 37
    3.2. THAY ĐỔI HUYẾT ÁP TƯ THẾ VÀ BIẾN THIÊN NHỊP TIM
    QUA HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ . 38
    3.2.1. Thay đổi huyết áp tư thế ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 . 38
    3.2.2. Biến thiên nhịp tim qua Holter điện tim 24 giờ 39
    3.3. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ
    VÀ BIẾN THIÊN NHỊP TIM VỚI CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 44
    3.3.1. Tương quan giữa hạ huyết áp tư thế và BTNT với tuổi . 44
    3.3.2. Tương quan giữa hạ HA tư thế và BTNT với TGPHB . 44
    3.3.3. Tương quan giữa hạ HA tư thế và BTNT với vòng bụng . 47
    3.3.4. Tương quan giữa hạ HA tư thế và BTNT với BMI 48
    3.3.5. Tương quan giữa hạ HA tư thế và BTNT với HbA1c 50
    3.3.6. Tương quan giữa hạ HA tư thế và BTNT với G[SUB]0[/SUB] . 51
    Chương 4. BÀN LUẬN 53
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 53
    4.1.1. Đặc điểm lâm sàng . 53
    4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 56
    4.2. TỶ LỆ HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ VÀ GIẢM BIẾN THIÊN
    NHỊP TIM 58
    4.2.1. Hạ huyết áp tư thế . 58
    4.2.2. Giảm biến thiên nhịp tim . 60
    4.3. Tương quan giỮa hẠ HuyẾt áp tư thẾ và giẢm
    biẾn thiên nhỊp tim vỚi các chỈ sỐ nghiên cỨu 65
    4.3.1. Tương quan giữa hạ HA tư thế và giảm BTNT với tuổi . 65
    4.3.2. Tương quan giữa hạ huyết áp tư thế và giảm biến thiên nhịp tim
    với thời gian phát hiện bệnh . 67
    4.3.3. Tương quan giữa hạ huyết áp tư thế và giảm biến thiên nhịp tim
    với chỉ số khối cơ thể và vòng bụng . 69
    4.3.4. Tương quan giữa hạ HA tư thế và giảm BTNT với HbA1c 71
    4.3.5. Tương quan giữa hạ HATT và giảm BTNT với G[SUB]0[/SUB] 73
    KẾT LUẬN 74
    KIẾN NGHỊ . 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm các bệnh lý chuyển hoá với đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết bài tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mãn tính trong đái tháo đường sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [34], [35].
    ĐTĐ týp 2 chiếm 80-90% số bệnh nhân bị ĐTĐ nói chung, đây là một bệnh lý đa dạng, liên quan đến nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể. Chính sự tăng glucose máu mạn tính, kéo dài là nguyên nhân của rất nhiều biến chứng. Đặc biệt là hệ thống tim mạch, trong đó Biến chứng thần kinh tự động tim mạch (TKTĐTM) xuất hiện 50-60% ở bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh lý TKTĐTM là hậu quả của sự tổn thương hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm liên quan đến chi phối hệ tim mạch [73]. Biến chứng này sảy ra sớm ở phần lớn trường hợp, thường không có triệu chứng trong nhiều năm trước khi biểu hiện lâm sàng cần can thiệp và rất đáng lo ngại với gia tăng tử vong do tim và gây đột tử tim mạch [49], [57], [76]. Tỷ lệ tử vong sau 5,5 năm ở bệnh nhân có biến chứng TKTĐTM cao gấp 5 lần so với bệnh nhân không có biến chứng này, và có tiên lượng 50% tử vong sau 5 năm [39], [75].
    Vì thế việc phát hiện sớm biến chứng này rất cần thiết đối với bệnh nhân ĐTĐ. Hạ huyết áp (HA) tư thế đứng và giảm biến thiên nhịp tim (BTNT) được xem là hai marker phát hiện bệnh lý TKTĐTM [38]. Hạ HA tư thế đứng trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 hay gặp nhưng chưa được quan tâm thỏa dáng, các nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới nhận thấy tỷ lệ hạ HA tư thế đứng ở bệnh nhân ĐTĐ từ 8,2–43% [51], hạ HA tư thế đứng ở bệnh nhân ĐTĐ có nhiều triệu chứng cơ năng và thực thể, đôi khi các triệu chứng này rất kín đáo nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Nghiên cứu BTNT dựa trên phương pháp sinh lý học về cân bằng hoạt động TKTĐTM rất được quan tâm của các nhà lâm sàng, nhiều nghiên cứu cho thấy BTNT giữa hai nhịp cơ sở giảm có giá trị tiên lượng trong một số bệnh lý do ảnh hưởng của hệ thần kinh tự động, có vai trò rất lớn đến tính vẹn toàn của hệ tim mạch [38].
    Ngày nay có nhiều nghiệm pháp để phát hiện biến chứng này như trắc nghiệm của Ewing, nghiệm pháp bàn nghiêng, phân tích mạch và huyết áp bằng Holter 24 giờ. Trong đó Holter điện tim là phương pháp thăm dò không không xâm nhập hiện đại, với tỷ lệ phát hiện cao bệnh lý tim mạch, có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi rối loạn nhịp, biến thiên nhịp tim sớm hơn, thiếu máu cơ tim im lặng [17], [39]. Kỹ thuật ghi Holter điện tim kết hợp với chức năng tính độ biến thiên nhịp tim, cung cấp cho ta ba thông số chẩn đoán, thông tin dự hậu đột tử và đánh giá điều trị. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài:“Nghiên cứu sự thay đổi huyết áp tư thế và Holter nhịp tim 24 giờ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 với 2 mục tiêu sau:
    1. Đánh giá tỷ lệ thay đổi huyết áp tư thế và các chỉ số biến thiên nhịp tim qua Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
    2. Tìm hiểu mối tương quan và giữa trị số huyết áp tư thế và các chỉ số biến thiên nhịp tim với tuổi bệnh nhân, thời gian phát hiện bệnh, chỉ số khối cơ thể, vòng bụng, glucose máu lúc đói, HbA1c.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...