Thạc Sĩ Nghiên cứu sự thay đổi Glucose máu, Insulin máu ở bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật tiêu h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II Y HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. SINH LÝ ĐIỀU HÒA GLUCOSE MÁU 3
    1.1.1. Hormone Insulin 3
    1.1.2. Hormon glucagon 9
    1.1.3. Hormone phát triển cơ thể GH (Growth hormone) 12
    1.2. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 13
    1.2.1. Tuổi - giới 13
    1.2.2. Tăng huyết áp 14
    1.2.3. Một số khái niệm về stress 14
    1.3. TÁC DỤNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC GÂY MÊ THƯỜNG SỬ DỤNG 17
    1.4. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ PHẪU THUẬT 18
    1.4.1. Đánh giá đáp ứng stress và sự điều hòa glucose 18
    1.4.2. Tác dụng kháng insulin của stress phẫu thuật 18
    1.4.3. Tác dụng dị hóa trực tiếp của các hormone tress 19
    1.5. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 19

    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 22
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 22
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 23
    2.3. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 25
    2.3.1. Những biến số lâm sàng 26
    2.3.2. Những biến số cận lâm sàng 27

    2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 34
    2.4.1. Phương tiện 34
    2.4.2. Các bước tiến hành thống kê và xử lý số liệu 34

    Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ 37
    3.1. ÐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 37
    3.2. BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ GLUCOSE MÁU, INSULIN MÁU CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC, TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT 37
    3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN LÀM THAY ĐỔI GLUCOSE MÁU, INSULIN MÁU 37
    KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
    PHIẾU NGHIÊN CỨU 45


    MỞ ĐẦU


    TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Gây mê phẫu thuật được xem là một loại strees gây ra một tình trạng kích thích đến nhiều tuyến nội tiết và chuyển hóa ở múc độ khác nhau trong cơ thể của bệnh nhân được phẫu thuật. Kích thước , cường độ, thời gian, mức độ xâm lấn phẫu thuật được xem là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi và nó có liên quan đến tầm quan trọng của chấn thương phẫu thuật. Chúng ta biết rằng trong và sau khi phẫu thuật cơ thể phản ứng với những thay đổi lớn trong hệ thống thần kinh, nội tiết và chuyển hóa, đó gọi là phản ứng stress phẫu thuật .
    Ngoài ra trong quá trình gây mê phẫu thuật còn ảnh hưởng lớn đến sự tổng hợp và phóng thích nhiều hormone cũng như sự chuyển hóa nhiều chất biến dưỡng, trong đó glucose máu là một thông số cần được quan tâm. Bệnh nhân phẫu thuật phải trải qua những sang chấn cả về thể chất lẫn tinh thần. Các sang chấn này gây gia tăng các hormone tăng glucose máu, giảm bài tiết insulin, tăng đề kháng insulin và giảm khả năng thu nhận glucose của tế bào.
    Nhiều nguyên nhân làm tăng glucose máu trong quá trình phẫu thuật , trong trường hợp bệnh nhân lo lắng , sợ hãi, đau dớn, thiếu oxy, thời gian phẫu thuật, thời gian gây mê, tính chất phẫu thuật sẽ làm gia tăng tiết cortisol,cathecholamin nhiều hơn gây tăng huyết áp, glucose máu [35]. Ngoài ra, các loại thuốc mê thường dùng cũng ảnh hưởng phần nào đến nồng độ glucose máu của bệnh nhân.
    Mặc dù có những tiến bộ liên tục trong phẫu thuật, trong gây mê và hồi sức sau mổ , nhưng cuộc phẫu thuật lớn vẫn còn bao nhiêu sự kiện không mong muốn xảy ra như đau, biến chứng tim phổi, nhiễm trùng và biến chứng huyết khối tắc mạch, rối loạn chức năng não, buồn nôn , mệt mỏi . Tỷ lệ mắc bệnh sau phẫu thuật hoặc thậm chí tử vong cũng có thể xảy ra.
    Đứng trước bệnh nhân đang có chỉ định phẫu thuật, có tăng glucose máu và hoặc tăng huyết áp luôn là mối quan tâm không những cho phẫu thuật viên mà còn cho các nhà gây mê hồi sức. Phải chăng đây là bệnh lý thật sự hay do những yếu tố ngoại lai tác động. Có nhiều trường hợp phải trì hoãn phẫu thuật trong khi cần phải can thiệp cấp cứu bệnh nguyên cho bệnh nhân tạo sự băn khoăn cho gia đình thậm chí có thể gây ra những hiểu lầm không đáng có. Vì vậy, bên cạnh việc hiểu rõ được sự thay đổi của một số thông số quan trọng trước và trong quá trình phẫu thuật của bệnh nhân như chỉ số sinh tồn, độ bảo hòa oxy động mạch ngoài ra cần lưu ý đến nồng độ glucose máu , nồng độ Insulin máu để có thái độ đúng đắn trong việc điều chỉnh các chỉ số trên trong giới hạn cho phép.
    Là tuyến trung ương của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, số lượng bệnh nhân nặng vào điều trị và phẫu thuật tại bệnh viện ngày càng tăng, trong phẫu thuật nặng phát hiện rối loạn đường máu tỷ lệ tương đối cao,thực tế gặp nhiều nhất là phẫu thuật tiêu hóa, tăng glucose máu kéo dài là một yếu tố nguy cơ gây rối loạn chức năng nội mô [66], nhiễm trùng sau phẫu thuật [91],[75], chậm lành vết thương [76],[79] và nhiều biến chứng về mạch máu như thiếu máu cơ tim, thiếu máu não [90]. Ngoài ra, tăng glucose máu nặng có thể gây ra các biến chứng cấp tính như hôn mê do nhiễm toan ceton hay do tăng áp lực thẩm thấu [104], [52],[97] , vì vậy chúng ta cần xử trí kịp thời. Những biến chứng này ảnh hưởng đến thời gian nằm viện kéo dài, thời gian phục hồi bệnh chậm, nghỉ dưỡng kéo dài, giảm chất lượng giá trị cuộc sống và quan trọng là tăng chi phí chăm sóc y tế của bệnh nhân.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi Glucose máu, Insulin máu ở bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật tiêu hóa”
    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Đánh giá thay đổi glucose máu, insulin máu ở bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật tiêu hóa.
    2. Khảo sát mối liên quan của thay đổi glucose máu, insulin máu với một số yếu tố: tuổi, tình trạng huyết động (nhịp tim, huyết áp), tính chất phẫu thuật, thời gian gây mê, thời gian phẫu thuật ở các bệnh nhân này.
    III. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.
    - Kiểm soát rối loạn đường máu,insulin máu trước , trong và sau phẫu thuật mục đích để tránh một số tình huống đặc biệt có thể xảy ra trong lúc gây mê như hạ đường huyết, tăng đường huyết, rối loạn điện giải, nhiễm toan ceton ,và có thái độ đúng đắn trong việc điều chỉnh các chỉ số trên trong giới hạn cho phép.
    - Dựa vào mối tương quan giữa sụ rối loạn đường máu, insulin máu với một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như tim mạch, huyết áp thường xảy ra ở bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tiêu hóa để từ đó đưa ra phương án điều trị chính đáng và dự phòng thích hợp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...