Tiến Sĩ Nghiên cứu sự thay đổi chiến lược sinh kế của hộ nông dân sau khi chuyển đổi đất để xây dựng khu côn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực
    của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập
    thể trong và ngoài trường.
    Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa
    Kinh tế và Phát triển nông thôn- trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã
    truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
    thành khóa luận này.
    Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Tiến sỹ
    Nguyễn Phượng Lê đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo
    tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này.
    Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ UBND thị xã Hồng
    Lĩnh, cán bộ xã Đậu Liêu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu
    thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
    Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người
    đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
    Trong quá trình nghiên cứu, dù đã có nhiều cố gắng nhưng khóa
    luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận
    được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh
    viên.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Hồng Lĩnh, ngày 10 tháng 5 năm 2010
    Sinh viên
    Phan Thị Giang
    2TÓM TẮT KHÓA LUẬN
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích sự thay đổi chiến lược
    sinh kế của hộ nông dân mất đất do xây dựng khu công nghiệp, để từ đó đưa
    ra một số giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân. Để đạt
    được mục tiêu chung này, đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Đậu Liêu- Thị
    xã Hồng Lĩnh- tỉnh Hà Tĩnh, nơi mà các hộ nông dân phải đối mặt với sự mất
    đất nông nghiệp do chuyển sang xây dựng KCN, với các mục tiêu nghiên cứu
    cụ thể như sau: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế và sự
    thay đổi chiến lược sinh kế, (ii) Đánh giá sự dịch chuyển nguồn lực của các hộ
    dân mất đất sản xuất nông nghiệp, (iii) Nghiên cứu sự thay đổi chiến lược sinh
    kế của người dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, (iv) Đề xuất một
    số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân bị thu hồi
    đất trên địa bàn xã.
    Ở Việt Nam hiện nay, theo ước tính hàng năm khoảng hai trăm nghìn
    ha đất nông nghiệp được chuyển sang các mục đích sử dụng phi nông nghiệp.
    Đối với các hộ nông nghiệp, đất đai là tài sản sinh kế chủ yếu. Bởi vậy, việc
    mất đất nông nghiệp rõ ràng buộc các hộ phải tìm kiếm sinh kế mới. Họ sẽ
    mất những gì đằng sau cú sốc mất đất canh tác? Đối tượng nào bị ảnh hưởng
    nặng nề nhất? Quá trình thích ứng sau mất đất của các hộ sẽ diễn ra như thế
    nào? Đó là những câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu này. Phương pháp
    nghiên cứu định tính được sử dụng chính cho nghiên cứu này, các phương
    pháp cụ thể như đọc tài liệu, phỏng vấn chuyên gia, chuyên khảo, phỏng vấn
    hộ nông dân. Trong quá trình điều tra 45 hộ nông dân mất đất sản xuất nông
    nghiệp, nghiên cứu chia làm 3 nhóm là: nhóm hộ thuần nông, nhóm hộ kiêm
    và nhóm hộ dịch vụ.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau năm 2007, xã Đậu Liêu có 152 hộ bị
    thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích gần 15 ha đất. Việc thu
    hồi đất nông nghiệp không chỉ làm mất đi tài sản sinh kế đặc biệt quan trọng
    của hộ nông dân như đất đai, kỷ năng nông nghiệp, nguồn thực phẩm và thu
    nhập của các hộ gia đình, cộng đồng mà còn là nguyên nhân của ô nhiễm môi
    trường và những tệ nạn xã hội xâm nhập vào địa bàn xã. Để thích ứng với sự
    3thay đổi này, các hộ nông dân đã tận dụng các nguồn lực như con người, sức
    lao động, tiền đền bù, đất canh tác, đất thổ cư và các nguồn lực khác để kiếm
    sống và để xây dựng một sinh kế bền vững. Trong quá trình này họ phải
    đương đầu với các rủi ro và sự không chắc chắn. Qua quá trình điều tra 3
    nhóm hộ cho thấy tính đa dạng, sự khác biệt giữa các nhóm hộ về các nguồn
    lực cũng như về các lựa chọn cho sinh kế của mình. Trong đó, ở nhóm hộ
    thuần nông là bị ảnh hưởng nặng nhất do trước đây nguồn sinh kế của họ là
    đất sản xuất nông nghiệp, tuổi trung bình của các chủ hộ khá cao, trình độ học
    vấn cũng thấp nhất trong 3 nhóm hộ nên khi mất đất nông nghiệp khiến họ
    khó có thể tìm cho mình một nguồn sinh kế ổn định và lâu dài, do vậy có tới
    50 % hộ đánh giá là mức thu nhập giảm, 30 % hộ cho rằng mức thu nhập tăng
    so với trước đây. Ở nhóm hộ kiêm, có kết cấu lao động trẻ hơn ở nhóm hộ
    thuần nông nên việc tạo dựng một sinh kế mới dễ dàng hơn và có tới 60 % hộ
    dân đánh giá có thu nhập tăng và chỉ có 26,67 % hộ dân cho rằng có thu nhập
    giảm so với trước đây. Bị ảnh hưởng ít nhất là các hộ ở nhóm dịch vụ vì diện
    tích đất nông nghiệp ở đây bị thu hồi ít, phần lớn là diện tích cho thuê, mặt
    khác ở đây tuổi của lao động cũng trẻ nên khi bị mất đất nông nghiệp khả
    năng tìm kiếm một sinh kế mới sẽ dễ dàng hơn hai nhóm còn lại. Nhìn chung
    ở cả ba nhóm, sau khi mất đất người dân thường chuyển sang làm công nhân,
    làm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hay mở các dịch vụ như cho thuê
    nhà trọ, xe ôm, đặc biệt việc đi xuất khẩu lao động được người lao động trẻ
    tuổi lựa chọn nhiều tuy rằng sinh kế này chứa nhiều rủi ro nhưng mang lại
    nguồn thu nhập cao cho hộ.
    Từ kết quả nghiên cứu, ta đưa ra một số giải pháp chung sau: (i)
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-
    HĐH phải được tính toán và tiến hành trước khi việc thu hồi đất nông nghiệp
    diễn ra để giảm thiểu tiêu cực do cú sốc mất đất gây ra, (ii) Khôi phục và phát
    triển ngành nghề để giải quyết những vấn đề bức xúc của nông thôn sau khi thu
    hồi đất nông nghiệp như là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đây
    là hướng giải quyết việc làm cơ bản lâu dài cho những người dân ở đây.
    4MỤC LỤC
    Lời cảm ơn i
    Tóm tắt ii
    Mục lục iv
    Danh mục các bảng . vii
    Danh mục các chữ viết tắt ix
    PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 12
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 12
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 13
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .13
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 13
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: .13
    PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN .14
    2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu 14
    2.1.1 Những khái niệm có liên quan 14
    2.1.1.1 Quan niệm về sinh kế và thay đổi chiến lược sinh kế .14
    2.1.1.2 Tính bền vững của sinh kế .15
    2.1.2 Những nguồn lực sinh kế .16
    2.1.2.1 Nguồn lực con người .16
    2.1.2.2 Nguồn tự nhiên 16
    2.1.2.3 Nguồn lực xã hội .17
    2.1.2.4 Nguồn lực vật chất .19
    2.1.2.5 Nguồn lực tài chính .19
    2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực sinh kế .21
    2.1.3.1 Bối cảnh dễ bị tổn thương .21
    2.1.3.2 Các chính sách, thể chế ban hành 21
    2.1.3.3 Trình độ học vấn 22
    2.1.4 Khung sinh kế bền vững .22
    52.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu .25
    2.2.1 Tác động của mất đất do xây dựng khu công nghiệp đến sinh kế của một
    số nước trên thế giới 25
    2.2.1.1 Trung Quốc 25
    2.2.1.2 Thái Lan 26
    2.2.2 Tác động của mất đất do xây dựng khu công nghiệp đến sinh kế ở Việt
    Nam .27
    2.2.2.1 Tình trạng việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất 27
    2.2.2.2 Một số bất cập trong chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân bị thu hồi
    đất 29
    2.3 Kết quả nghiên cứu có liên quan .32
    PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 34
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
    3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 34
    3.1.1.1 Vị trí địa lý 34
    3.1.1.2 Đặc điểm địa hình 34
    3.1.1.3 Đặc điểm về khí hậu và thủy văn 35
    3.1.2 Đặc điểm về kinh tế, xã hội 35
    3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai 35
    3.1.2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động 38
    3.1.2.3 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng của xã 40
    3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã 42
    3.2 Phương pháp nghiên cứu .45
    3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 45
    3.2.2 Thu thập số liệu 45
    3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 45
    3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 46
    3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .47
    63.2.4 Công cụ sử dụng để xử lý số liệu .47
    3.3 Hệ thống các chỉ tiêu .47
    3.3.1 Các chỉ tiêu về nguồn lực sinh kế .47
    3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất .48
    3.3.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả .48
    PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .49
    4.1 Thay đổi nguồn lực trong sản xuất của các hộ nông dân ở xã Đậu Liêu sau
    khi thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp 49
    4.1.1 Sự chuyển dịch nguồn lực tự nhiên 49
    4.1.2 Sự dịch chuyển nguồn lực con người .52
    4.1.3 Sự dịch chuyển nguồn lực tài chính .59
    Nhìn chung, nguồn vốn vay được sử dụng cho các công việc quan trọng và
    chính đáng như: phục vụ con cái học tập, xuất khẩu lao động, phát triển ngành
    nghề Vì vậy, hoạt động cho vay vốn của ngân hàng tới các hộ vay rất thuận
    lợi .63
    4.1.4 Sự dịch chuyển nguồn lực vật chất .63
    4.1.5 Sự dịch chuyển nguồn lực xã hội .65
    4.2 Thay đổi chiến lược sinh kế của hộ nông dân mất đất do xây dựng khu
    công nghiệp .69
    4.2.1 Thay đổi trong phương hướng sản xuất của hộ nông dân 69
    4.2.2 Thay đổi trong sản xuất nông nghiệp của hộ 73
    4.2.3 Sự thay đổi thu nhập từ sản xuất phi nông nghiệp .76
    4.2.4 Thay đổi thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nông hộ .79
    4.3 Ảnh hưởng của thu hồi đất đến đời sống của hộ .82
    4.3.1 Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ 82
    4.3.2 Sự thay đổi trong chi tiêu của các nhóm hộ .84
    4.4 Đánh giá chung về thay đổi sinh kế của người dân từ sau khi có KCN 86
    4.4.1 Những mặt được .86
    74.4.2 Những tồn tại 87
    4.4.3 Thuận lợi 88
    4.4.4 Khó khăn 88
    4.4.5 Những vấn đề đặt ra .89
    4.5 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển sinh kế bền vững cho các hộ
    dân mất đất 90
    4.5.1 Giải pháp chung 90
    4.5.1.1 Giải pháp phát triển kinh tế tại xã .90
    4.5.1.2 Giải pháp về nguồn lực tự nhiên .92
    4.5.1.3 Giải pháp nguồn lực con người .92
    4.5.1.5 Giải pháp nguồn lực vật chất .94
    4.5.1.6 Giải pháp nguồn lực xã hội .94
    4.5.2 Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ 94
    4.5.2.1 Giải pháp cho nhóm hộ thuần nông .94
    4.5.2.2 Giải pháp cho nhóm hộ kiêm 95
    4.5.2.3 Giải pháp cho nhóm hộ dịch vụ .95
    PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
    5.1 Kết luận .96
    5.2 Kiến nghị .98
    5.2.1 Đối với nhà nước 98
    5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 98
    5.2.3 Đối với doanh nghiệp .99
    5.2.4 Đối với hộ nông dân .99
    8DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1: Khung sinh ký bền vững 10
    [
    Bảng 3.1: Tình hình biển đổi mục đích sử dụng đất qua 3 năm 2007- 2009 37
    Bảng 3.2: Tình hình lao động của xã qua 3 năm 39
    Bảng 3.3: Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã năm 2009 40
    Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Đậu Liêu qua 3 năm 44
    Bảng 3.5 : Phân bổ mẫu điều tra hộ 46
    Bảng 4.1: Tình hình thu hồi đất của xã 49
    Bảng 4.2 :Diện tích đất đai bình quân của các nhóm hộ điều tra giai đoạn
    2007- 2009 51
    Bảng 4.3: Chủ hộ của các hộ điều tra năm 2009 52
    Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 54
    Bảng 4.5: Tình hình việc làm của các hộ điều tra năm 2007 và năm 2009 56
    Bảng 4.6 : Phân bố thời gian của lao động bị thu hồi ở Đậu Liêu 58
    Bảng 4.7 Tình hình bồi thường sau thu hồi đất của xã Đậu Liêu năm 2007 60
    Bảng 4.8: Số tiền bồi thường của các nhóm hộ điều tra 61
    Bảng 4.9: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2009 62
    Bảng 4.10: Tình hình tài sản phục vụ sản xuất và đời sống của hộ 64
    Bảng 4.11: Sự tham gia của người dân trong hoạt động kinh tế- xã hội của xã
    năm 2009 66
    Bảng 4.12: Tình hình tham gia các tổ chức xã hội của hộ điều tra năm 2007,
    2009 68
    Bảng 4.13: Các loại hình sản xuất phi nông nghiệp 70
    Bảng 4.14: Thay đổi phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ sau khi bị thu
    hồi đất nông nghiệp 72
    Bảng 4.15: Sự thay đổi cơ cấu thu trong trồng trọt 73
    Bảng 4.16: Sự thay đổi tỷ lệ hộ chăn nuôi 74
    Bảng 4.17: Sự thay đổi cơ cấu thu nhập trong chăn nuôi của hộ 76
    9Bảng 4.18: Thu nhập trung bình từ sản xuất phi nông nghiệp của các hộ điều
    tra 78
    Bảng 4.19: Mức thu trung bình từ các nguồn thu của hộ điều tra năm 2009 80
    Bảng 4.20: Đánh giá của hộ về sự thay đổi thu nhập và khả năng kiếm sống
    sau khi thu hồi đất 81
    Bảng 4.21: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra 83
    Hộp 4.2: Chi cho lương thực tăng 84
    Bảng 4.22: Một số khoản chi bình quân 1 hộ trong năm 2009 85
    10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    Ký hiệu Chú giải
    KCN Khu công nghiệp
    CC Cơ cấu
    CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
    BQ Bình quân
    DT Diện tích
    ĐVT Đơn vị tính
    SX Sản xuất
    NN Nông nghiệp
    KHKT Khoa học kỷ thuật
    KT- XH Kinh tế- xã hội
    LĐ Lao động
    BQ Bình quân
    THCS Trung học cơ sở
    THPT Trung học phổ thông
    TMDV Thương mại dịch vụ
    UBND Ủy ban nhân dân
    TTCN Tiểu thủ công nghiệp
    CN Công nghiệp
    GTSX Giá trị sản xuất
    GTSX NN Giá trị sản xuất nông nghiệp
    SL Số lượng
    NK Nhân khẩu
    PT Phát triển
    HCSN Hành chính sự nghiệp
    NĐ Nghị định
    11PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Hướng tới quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, trong
    những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những đường lối chính
    sách nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, những chính sách này luôn có tác
    động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống người dân, như chủ trương phát triển
    khu công nghiệp tại nông thôn, thu hồi đền bù thỏa đáng cho những người dân
    mất đất sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người nông dân mất đất
    Tiến trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở tỉnh Hà Tĩnh. Do có
    nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp nên hàng năm tỉnh đã thu hút được
    nhiều vốn đầu tư từ trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện tốt cho quá trình
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt thực hiện chính sách công nghiệp hóa
    nông thôn, các khu công nghiệp được lần lượt xây dựng, điều này có tác động
    trực tiếp tới đời sống của người dân do bị mất đất sản xuất nông nghiệp, từ đó
    đã có những chuyển biến đáng kể trong cơ cấu hoạt động kinh tế của nông hộ.
    Do vậy nông hộ hầu hết đều vừa sản xuất nông nghiệp vừa tham gia vào các
    hoạt động phi nông nghiệp để nâng cao thu nhập. Hiện nay Hà Tĩnh đã mang
    một diện mạo hoàn toàn mới so với trước đây, các khu công nghiệp mọc lên
    san sát, tốc độ tăng trưởng không ngừng được tăng lên qua các năm.
    Đậu Liêu là một xã thuộc thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là xã
    chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình xây dựng các khu công nghiệp trong
    những năm qua. Trước đây người dân đa số sản xuất nông nghiệp, cuộc sống
    gắn liền với ruộng đất, thu nhập chủ yếu dựa vào cây trồng, vật nuôi. Hiện
    nay do xây dựng các nhà máy nên diện tích sản xuất nông nghiệp của người
    dân bị giảm do thu hồi. Điều này gây ảnh hưởng to lớn tới đời sống, sinh kế
    của người dân nơi đây. Đời sống của những người dân mất đất sản xuất nông
    nghiệp ở xã Đậu Liêu thay đổi như thế nào? Phản ứng của người dân trước
    12tình trạng mất đất sản xuất? Chiến lược thay đổi sinh kế của họ ra sao? Những
    đối tượng nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất? Sự thay đổi chiến lược sinh kế của
    người dân ở đó có bền vững hay không? Đây là những câu hỏi được đặt ra
    cho địa phương để định hướng phát triển cho thời gian sau tới.
    Xuất phát từ thực tế đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi
    chiến lược sinh kế của hộ nông dân sau khi chuyển đổi đất để xây dựng
    khu công nghiệp tại xã Đậu Liêu- TX Hồng Lĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung: Nghiên cứu sự thay đổi chiến lược sinh kế của hộ
    nông dân mất đất do xây dựng khu công nghiệp ở xã Đậu Liêu và đưa ra một
    số giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững cho người dân.
    Mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
     Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế và sự thay đổi
    chiến lược sinh kế.
     Đánh giá sự dịch chuyển nguồn lực của các hộ dân mất đất sản xuất
    nông nghiệp.
     Nghiên cứu sự thay đổi chiến lược sinh kế của người dân sau khi bị
    thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
     Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sinh kế bền vững
    cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn xã.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Các hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp do xây dựng khu
    công nghiệp.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi không gian: Xã Đậu Liêu- Thị xã Hồng Lĩnh- tỉnh Hà Tĩnh.
    - Phạm vi thời gian: Từ ngày 10/01/2010 đến ngày 10/5/2010.
    - Phạm vi nội dung: Chiến lược thay đổi sinh kế của người dân( Số liệu
    thu thập trong 3 năm 2007 đến 2009)
    13PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
    2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu
    2.1.1 Những khái niệm có liên quan
    2.1.1.1 Quan niệm về sinh kế và thay đổi chiến lược sinh kế
    a) Quan niệm về sinh kế
    Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu
    và quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống: sinh kế bền
    vững là sinh kế có thể đương đầu với khủng hoảng và phục hồi sau khủng
    hoảng, duy trì hoặc nâng cao năng lực và tài sản, cung cấp những cơ hội sinh
    kế bền vững cho những thế hệ tương lai và đóng góp lợi ích ròng cho những
    nghề nghiệp khác ở các cấp địa phương và thế giới trong ngắn và dài hạn.
    (Chambers and Conway 1992).
    Theo tổ chức DFID, sinh kế được hiểu là:
    ã Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết
    hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống
    cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ.
    ã Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: (1) Vốn con người;
    (2) Vốn vật chất; (3) Vốn tự nhiên; (4) vốn tài chính; (5) Vốn xã hội.
    Mặc dù mỗi một mô hình nhất định có thể khác nhau nhưng bản chất
    của các cách hiểu về sinh kế của từng tổ chức là như nhau. Sinh kế được tạo
    nên bởi tương tác giữa những hoạt động của cộng đồng, các quyền lợi, những
    công cụ đương đầu với tính dễ bị tổn thương và những biện pháp thích hợp
    chống lại khủng hoảng - tất cả đều dựa trên nguồn lực (hay nguồn vốn) của
    cộng đồng. Tóm lại, sinh kế là những gì con người dùng để sống, những gì họ
    có và trong bối cảnh những gì xảy ra xung quanh họ.
    14b) Chiến lược sinh kế
    Chiến lược sinh kế bao gồm những lựa chọn và quyết định của người
    dân về những việc như: họ đầu tư vào nguồn vốn và sự kết hợp tài sản sinh kế
    nào, quy mô của các hoạt động tạo thu nhập của họ đang theo đuổi, cách thức
    họ quản lý như thế nào để bảo tồn các tài sản sinh kế và thu nhập, cách thức
    họ thu nhận và phát triển như thế nào những kiến thức, kỹ năng cần thiết để
    kiếm sống, họ sẽ đối phó với các rủi ro như thế nào và sử dụng thời gian,
    công sức lao động mà họ có ra sao.
    2.1.1.2 Tính bền vững của sinh kế
    Theo tổ chức DFID, Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một
    cộng đồng được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có
    thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc
    khủng hoảng kinh tế gây ra. Và có thể phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà
    không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    Chiến lược tiếp cận phát triển cộng đồng của CRD theo quan điểm sinh
    kế bền vững là đặt con người làm trung tâm của hoạt động phát triển thông
    qua việc tìm hiểu những vấn đề về kinh tế - xã hội và quản lý các nguồn tài
    nguyên dựa trên nền tảng sự phát triển của loài người. Cụ thể:
    ã Bắt đầu bằng việc phân tích các chiến lược sinh kế của người dân, tìm
    hiểu xem chiến lược đó thay đổi như thế nào qua thời gian.
    ã Lôi cuốn người dân tham gia ở mức độ cao nhất, tôn trọng ý kiến của
    họ, đồng thời đưa ra các hoạt động nhằm hỗ trợ người dân đạt được mục đích
    phát triển sinh kế của mình.
    ã Phân biệt các nhóm khác nhau chịu ảnh hưởng của các chương trình
    phát triển và xác định các yếu tố khác nhau chịu ảnh hưởng đến sự tham gia
    của họ vào các chương trình đó.
    ã Nêu bật tác động của chính sách và cơ cấu thể chế đối với các hộ gia
    đình và cộng đồng.
    15ã Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tác động đến chính sách và cơ cấu
    thể chế nói trên nhằm hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề của người nghèo.
    2.1.2 Những nguồn lực sinh kế
    Nguồn lực sinh kế hay còn gọi là tài sản sinh kế, vốn sinh kế. Nguồn
    lực sinh kế là những nguồn lực cụ thể cũng như khả năng của con người trong
    khai thác, sử dụng, tái tạo, bồi dưỡng và bảo vệ các nguồn lực đó. Theo cách
    tiếp cận của tổ chức DFID chia ngồn lực con người ra làm 5 nhóm chính:
    2.1.2.1 Nguồn lực con người
    Nguồn lực con người (Human Capital viết tắt là H): Đại diện cho
    các kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc và sức khỏe tốt, tất
    cả cộng lại tạo điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến
    lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở cấp
    độ hộ gia đình, vốn con người là yếu tố về số lượng và chất
    lượng lao động của hộ, yếu tố này khác nhau tùy thuộc vào
    kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề nghiệp, khả
    năng quản lý, tình trạng sức khỏe, tri thức về các cấu trúc sở
    hữu chính thống và phi chính thống (như các quyền, luật pháp,
    chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủ tục)
    Trong một gia đình, nguồn lực con người liên quan đến
    khối lượng và chất lượng lao động hiện có trong gia đình đó.
    Khả năng về lao động rất đa dạng, tùy thuộc vào quy mô hộ,
    cấu trúc nhân khẩu và số lượng người không thuộc diện lao
    động, giới tính của các thành viên, giáo dục, kỹ năng và tình
    trạng sức khỏe của các thành viên gia đình, tiềm năng về lãnh
    đạo. Vì vậy nguồn lực con người là một cá nhân, một hộ gia
    đình sử dụng và quản lý các nguồn lực khác.
    2.1.2.2 Nguồn tự nhiên
    16Nguồn lực tự nhiên (Natural Capital viết tắt là N) Bao gồm tất cả
    những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế. Có rất
    nhiểu nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao gồm cả các
    nguồn lực đất đai như:
    - Các nguồn tài sản đất của hộ gia đình bao gồm đất ở,
    đất trồng cây mùa vụ, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy
    sản,
    - Các nguồn nước và việc cung cấp nước cho sinh hoạt
    hằng ngày, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản,
    - Các yếu tố khí hậu và những may rủi về thời tiết.
    Trong khung sinh kế bền vững, mối quan hệ giữa nguồn
    vốn tự nhiên và các tổn hại có sự gắn kết thực sự. Nhiều thảm
    họa tàn phá kế sinh nhai của người dân thường xuất phát từ
    các tiến trình của tự nhiên, tàn phá nhuồn vốn tự nhiên (VD:
    cháy rừng, lũ lụt và động đất làm thiệt hại về hoa màu và đất
    nông nghiệp). Và tính mùa vụ thì ảnh hưởng lớn đến những
    biến đổi trong năng suất và giá trị của nguồn vốn tự nhiên
    qua các năm.
    2.1.2.3 Nguồn lực xã hội
    Nguồn lực xã hội (Social Capital viết tắt là S) : Vốn xã hội nghĩa là
    các nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi các
    mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ, mạng lưới,
    thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi
    cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng.
    Các tương tác và mạng lưới có tác động làm tăng cả uy
    tín và khả năng làm việc của con người, mở rộng tiếp cận với
    các thể chế, như thể chế chính trị và cộng đồng.
    17Thành viên cuẩ các tổ chức chính thức (như các tổ chức
    đoàn thể, hợp tác xã, các nhóm tín dụng tiết kiệm) thông
    thường phải tuân thủ những quy định và luật lệ đã được chấp
    nhận. Những mối quan hệ tin cậy thúc đẩy sự hợp tác có thể
    mang lại sự giúp đỡ cho con người trong thời kỳ gặp khó khăn
    và giảm chi phí.
    Uy tín của các mối quan hệ, sự nhân nhượng và sự trao
    đổi khuyến khích kết hợp, cắt giảm các chi phí giao dịch và có
    thể tạo ra một mạng lưới không chính thức xung quanh vấn
    đề đói nghèo.
     
Đang tải...