Thạc Sĩ Nghiên cứu sự tạo phức đa ligan trong hệ 1-(2-pyridylazo)-2-Naphthol(PAN)-La(III)-Axit Oxalic-bằng p

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
    NĂM 2012

    MỞ ĐẦU

    Mặc dù đã có những thành tựu to lớn của hoá học Hữu cơ, điển hình là sự phát
    triển nhanh chóng việc sản xuất và ứng dụng các vật liệu polime Hữu cơ, vô cơ, cơ nguyên tố. Nhưng điều đó cũng không thể làm mờ nhạt đi vai trò của nguyên tố hiếm, đặc biệt là nhóm nguyên tố đất hiếm trong kỹ thuật hiện đại, bởi trong nhiều ngành kỹ thuật, chẳng hạn khi phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ quá cao trên 1000oC hoặc ở nhiệt độ quá thấp thì các polime không thể sử dụng. Hiện nay việc sử dụng nguyên tố đất hiếm trong nhiều ngành kỹ thuật như trên đang được xem là giải pháp tối ưu nhất mà cả thế giới đang ứng dụng trong thực tiÔn sản xuất.Cùng với những ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật hiện đại như các nguyên tố đất hiến thì nguyên tố lantan còn có những ứng dụng khác như trong công nghiệp vật liệu, công nghiệp hoá chất, ngoài ra trong nông nghiệp làm phân bón, vi lîng trong y học, mét số phức chất của lantan có khản năng kháng khuẩn, .
    Lantan có trong một số khoáng vật như ở: Nga, Mỹ, Ấn Độ, Canada và Nam Phi còn ở nước ta có mỏ khoáng vật ở Nậm Xe (Cao Bằng), Quỳ Hợp (Nghệ An). Nhưng do sự khác nhau trong kiến trúc chỉ ở lớp ngoài thứ 3 ít có ảnh hưởng đến tính chất hoá học của các nguyên tố đất hiếm. Vì vậy chúng có liên quan mật thiết với nhau và khá phức tạp. Vậy liệu việc tách nguyên tố lantan ra khỏi khoáng vật và các mẫu vật cần được tiến hành bằng phương pháp nào, trong các điều kiện như thế nào là tối ưu nhất? Thì đó đang là câu hỏi được đặt ra cần các nhà khoa học đi tìm câu trả lời.
    Theo tài liêu thì đã có mét số công trình nghiên cứu, nhưng đều chưa đạt được kết quả như mong muốn. Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm đã nghiên cứu về nguyên tố lantan, cùng với mong muốn góp phần làm phong phú các ohương pháp định lượng lantan và ứng dụng vào thực tiến, chúng tôi quyết định lựa chọn phương pháp chiết - trắc quang để tiến hành phân tích, bởi phương pháp có độ lặp, độ chính xác, độ nhạy bảo đảm yêu cầu của phép phân tích định lượng. Mặt khác phương pháp chiết-trắc quang sử dụng máy móc, thiết bị đơn giản không quá đắt tiền, phù hợp với điều kiện nhiều phòng thí nghiệm ở nước ta.
    Thuốc thử 1-(2-Pyridylazo)-2-Naphthol (PAN) là một thuốc thử hữu cơ có khả năng tạo phức vòng càng bền với nhiều ion kim loại, có khả năng chiết vào dung môi hữu cơ đạt hiệu suất cao. Với những nhận định trên chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu sự tạo phức đa ligan trong hệ 1-(2-Pyridylazo)-2-Naphthol (PAN)- La(III)- axit oxalic bằng phương pháp chiết - trắc quang, khả năng ứng dụng để phân tích" làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
    Thực hiện đề tài này chúng tôi nghiên cứu giải quyết các vấn đề sau:
    1. Khảo sát khả năng tạo phức của La(III) với PAN và C2O42- trong dung môi n-butylic.
    2. Khảo sát các điều kiện tối ưu để tạo phức và chiết phức.
    3. Xác định thành phần của phức theo các phương pháp độc lập.
    4. Nghiên cứu cơ chế tạo phức trong hệ: PAN - La(III) – axit oxalic.
    5. Xác định các tham số định lượng của phức đa ligan PAN - La(III) - C[SUB]2[/SUB]O[SUB]4[/SUB][SUP]2-[/SUP]
     
Đang tải...