Tiến Sĩ Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích Rickettsở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Khái niệm sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt 3
    1.2. Cơ chế của quá trình tăng trưởng . 8
    1.3. Các phương pháp phân tích phim sọ nghiêng 9
    1.4. Giới thiệu về phân tích Ricketts . 17
    1.5. Các phương pháp nghiên cứu sự tăng trưởng 20
    1.6. Phương pháp tiên đoán thay đổi tăng trưởng mặt 23
    1.7. Các nghiên cứu sử dụng phân tích Ricketts trên thế giới 31
    1.8. Nghiên cứu trong nước . 32
    Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 36
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
    2.3. Phương tiện nghiên cứu . 37
    2.4. Phương pháp thu thập số liệu . 38
    2.5. Đo đạc 49
    2.6. Xử lý số liệu . 50
    2.7. So sánh . 50
    2.8. Thống kê mô tả . 50
    2.9. Thống kê suy lý 51
    2.10. Các sai lầm trong khi đo đạc trên phim đo sọ 52
    2.11. Đạo đức nghiên cứu . 54
    Chương 3 - KẾT QUẢ 55
    3.1. Chiều dài nền sọ . 55
    3.2. Khớp thái dương hàm . 57
    3.3. Xương hàm dưới 58
    3.4. Xương hàm trên 63
    3.5. Chiều cao các tầng mặt 66
    3.6. Răng . 69
    3.7. Mô mềm . 75
    3.8. Tương quan thực tế và tiên đoán 78
    3.9. Tương quan các đặc điểm nghiên cứu . 84
    Chương 4 - BÀN LUẬN . 92
    4.1. So sánh các đặc điểm giữa nam và nữ . 92
    4.1.1. Nền sọ 92
    4.1.2. Khớp thái dương hàm . 94
    4.1.3. Xương hàm dưới . 95
    4.1.4. Chiều cao các tầng mặt . 98
    4.1.5. Xương hàm trên 99
    4.1.6. Đặc điểm về răng 101
    4.1.7. Mô mềm 103
    4.2. Đánh giá tăng trưởng theo tuổi 105
    4.2.1. Các số đo chiều dài nền sọ . 105
    4.2.2. Khớp thái dương hàm 106
    4.2.3. Xương hàm dưới . 109
    4.2.4. Xương hàm trên 115
    4.2.5. Răng . 117
    4.2.6. Tương quan hai hàm . 119
    4.2.7. Mô mềm 120
    4.3. Bàn luận về giá trị tiên đoán và thực tế 123
    4.4. Phân tích tương quan giữa các đặc điểm nghiên cứu . 129
    KẾT LUẬN . 133
    KIẾN NGHỊ 136
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Nghiên cứu sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt là vấn đề cuốn hút không
    chỉ các nhà nghiên cứu hình thái, các nhà nhân chủng học mà còn cả các nhà
    thực hành lâm sàng. Hiểu rõ sự tăng trưởng bất thường sẽ giúp các nhà lâm
    sàng có thể can thiệp điều trị thích hợp vào những thời điểm cụ thể, để đem
    lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân cũng như tiên đoán được sự tăng trưởng có
    thể xảy ra sau khi đã chấm dứt quá trình điều trị chỉnh hình, nhằm đạt được
    một kết quả điều trị ổn định về chức năng và hài lòng về thẩm mỹ.
    Sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt có thể chia thành ba giai đoạn: từ lúc mới
    sinh đến trước tuổi dậy thì, từ lúc dậy thì đến tuổi trưởng thành và sau tuổi
    trưởng thành. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ thiếu niên đến người trưởng thành,
    có sự tăng tiết của hormone tác động lên sự phát triển của giới tính, có sự thay
    đổi lớn về tâm lý và sinh lý. Giai đoạn này quan trọng trong quá trình điều trị
    chỉnh hình vì những thay đổi về sinh lý cũng ảnh hưởng đến những thay đổi ở hệ
    thống xương mặt, răng và mô mềm: có sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của hệ
    thống hàm mặt và có sự tăng trưởng khác biệt giữa hai xương hàm.
    Những thay đổi của hệ thống xương – răng – mô mềm vùng hàm mặt khá
    phức tạp. Dạng tăng trưởng khuôn mặt của mỗi cá nhân ảnh hưởng bởi yếu tố
    di truyền riêng biệt cũng như yếu tố môi trường bên ngoài [34]. Đó chính là lý
    do càng làm thêm đa dạng hình thái hệ thống sọ mặt răng sau tuổi dậy thì.
    Mẫu tăng trưởng của các chủng tộc và dân tộc thường có khuynh hướng
    khác nhau [13], [22], [62], [83], [86], [115]. Trên thế giới và Việt nam đã có
    nhiều nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu dọc về sự tăng trưởng của phức
    hợp sọ mặt răng. Bishara S. E. (1985) [25], [26], El–Batouti (1994) [46],
    Blanchette M. E.(1996) [28], Ajayi E. O.(2005) [11], Arat Z. M. (2010) [14],
    Baccetti T. (2011) [17], Gu Y.(2011) [57], Al–Azemi R. (2012)[12], Trần



    Thúy Nga (2000) [3], Đống Khắc Thẩm (2010)[10] đã sử dụng nhiều


    phương pháp đo đạc và phân tích khác nhau để nghiên cứu đặc điểm sọ mặt
    cho từng chủng tộc khác nhau.
    Hiện tại có nhiều phương pháp phân tích sọ mặt được áp dụng, trong đó
    phân tích Ricketts [100], [102], [103], [104] là một trong những phương tiện
    phục vụ đắc lực cho nghiên cứu dọc. Ricketts đã xây dựng một phương pháp
    có thể áp dụng vào thực hành lâm sàng để mô tả, đánh giá các đặc điểm của
    răng, xương và mô mềm, đồng thời có thể tiên đoán sự tăng trưởng của chúng
    trong tương lai gần và xa. Các tâm điểm hình học (Cc, Pt, Xi) được dùng làm
    điểm tham chiếu [102], giúp phân tích này có nhiều ưu điểm hơn những phân
    tích sọ mặt khác do đây là những điểm ít thay đổi nhất trong quá trình tăng
    trưởng của hệ thống sọ mặt.
    Trên thế giới đã có nhiều tác giả sử dụng phân tích Ricketts trong nghiên
    cứu và thực hành để khảo sát các đặc điểm hình thái cũng như tiên đoán sự
    tăng trưởng của sọ mặt như Valdes Z. R. P. (2004) [118], Valente R.O. (2003)
    [119] Csiki .I (2008) [41], Pedreira M. G (2010) [91], Perez I. E.(2011)[92]
    Ở Việt Nam, Lê Võ Yến Nhi (2009) [5] đã ứng dụng phân tích này để nghiên
    cứu các đặc điểm sọ mặt của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, hiện
    nay vẫn chưa có tác giả nào ở Việt Nam nghiên cứu tăng trưởng hệ thống sọ
    mặt răng ở lứa tuổi 12 – 15 tuổi trên phim sọ nghiêng. Nhằm xác định mẫu
    tăng trưởng ở tuổi dậy thì của trẻ em Việt Nam và khai thác thế mạnh của
    phân tích Ricketts trong nghiên cứu tiên đoán tăng trưởng chúng tôi thực hiện
    đề tài “Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt- răng theo phân tích
    Ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại
    Cần Thơ” với các mục tiêu sau:
    Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Đánh giá sự thay đổi tăng trưởng các cấu trúc sọ mặt- răng của các nhóm
    tuổi từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts.
    2. Đánh giá sự khác biệt giữa giá trị tiên đoán và giá trị thực tế theo phân
    tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0
    TM
     
Đang tải...