Luận Văn Nghiên cứu sự tác động của các ngành kinh tế tới GDP của nền kinh tế Singapo

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Giới thiệu đề tài:
    - Một quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp luôn tìm cách đo lường kết quả hoạt động của mình sau mỗi thời kì nhất định. Một chỉ tiêu không kém phần quan trọng trong việc đo lường thành tựu của nền kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội.
    [​IMG] Vậy tổng sản phẩm quốc nội là gì?
    - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia,trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
    - GDP là kết quả của hàng triệu triệu hoạt động kinh tế xảy ra bên trong lãnh thổ của một đất nước.
    - GDP là kết quả của hàng triệu triệu hoạt động kinh tế xảy ra bên trong lãnh thổ của đât nước.Những hoạt động này có thể do công ty,doanh nghiệp của công dân nước đó hay công dân nước ngoài sản xuất tại nước đó. Nhưng GDP không bao gồm kết quả hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài. Đây là một phân biệt có ý nghĩa.
    - GDP là thước đo tốt về thành tựu kinh tế của một đất nước,nó dùng để so sánh quy mô sản xuất của các nước khác nhau trên thế giới hay dùng để phân tích sản lượng của một đất nước qua các thời gian khác nhau từ đó các nước có thể lập chiến lược để phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạch ngân sách, tiền tệ ngắn hạn.
    [​IMG] Trước vai trò to lớn của GDP đối với mỗi quốc gia ta đi tìm hiểu vậy những yếu tố nào góp phần tạo nên GDP?
    Và đây cũng là đề tài nhóm chúng tôi nghiên cứu: “ Nghiên cứu sự tác động của ngành kinh tế tới GDP của nền kinh tế Singapo giai đoạn 1995-2006”.



    II. Nguồn gốc mô hình từ lý thuyết
    1. Khái niệm:GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước trong một khoảng thời gian nhất định bất kể do công dân nước đó hay công dân nước ngoài tạo ra.
    Hàng hóa đó phải do một đơn vị thường trú trên phạm vi lãnh thổ một nước từ một năm trở lên tạo ra.
    2. Phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội
    a. Phương pháp tính theo luồng sản phẩm cuối cùng:
    GDP= Tổng các khoản chi tiêu để mua hàng hóa dịch vụ của các tác nhân trong nền kinh tế
    GDP = C+I+G + X -IM
    Trong đó: GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
    C: Tiêu dùng của hộ gia đình
    I: Đầu tư của các nhà sản xuất
    X: Xuất khẩu
    IM: Nhập khẩu
    G: Chi tiêu của Chính phủ
    b. Phương pháp tính theo luồng thu nhập ( phương pháp phân phối)
    GDP = tổng các khoản thu nhập được hình thành trong quá trình phân phối.
    GDP = De +w + i + r + p + Ti
    Trong đó : De : khấu hao để bù đắp phần tài sản cố đinh hao mòn
    W : tiền lương
    i : trả lãi suất
    r : trả tiền thuê nói chung
    p : phân phối lợi nhuận nó chung
    Ti : thuế gián thu
    Chú ý :
    GDP danh nghĩa theo giá thị trường = GDP theo phương pháp phân phối.
    GDP danh nghĩa theo yếu tố sản xuất = GDP danh nghĩa theo giá thị trường - Ti
    c. Vấn đề tính trùng và phương pháp giá trị gia tăng
    Để sản xuất hàng hóa cuối cùng đến tay người tiêu dùng,phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau. Mỗi công đoạn, mỗi doanh nghiệp chuyên môn hóa chỉ đóng góp tương ứng một phần giá trị của mình để tạo ra một hàng hóa dịch vụ hoàn chỉnh.
    Vì vậy khi tính GDP theo cung dưới - luồng thu nhập hoặc chi phí đòi hỏi phải rất cẩn trọng để tránh tính trùng.
    Ø Giá trị gia tăng VA : là khoảng chênh lệch giữa giá trị sản lượng của doanh nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác mà đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó.
    VA = doanh thu + chênh lệch hàng tồn kho - chi phí trung gian
    VA chính là lượng gia tăng trong giá trị của hàng hóa do kết quả của quá trình sản xuất và nó là số đo phần đóng góp của doanh nghiệp vào tổng sản lượng của nền kinh tế.
    GDP = tổng VA của các đơn vị thường trú trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia.
    Tóm lại, việc tính toán bằng nhiều phương pháp đều cho những kết quả giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế có những chênh lệch nhất định do những sai sót từ những con số, thống kê hoặc tính toán.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...