Thạc Sĩ Nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây Hoàng Lan trồng ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tr

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 20/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam đang trong quá trình “ công nghiệp hoá - hiện đại hoá “ với chủ trương là tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu. Hằng năm chúng ta xuất khẩu tinh dầu đạt 15 triệu USD (nhưng nhập khẩu đến 25 triệu USD mà chủ yếu là hương liệu ). Điều này cho thấy nhu cầu về tinh dầu là rất lớn và là một thị trường có nhiều triển vọng

    Do đó, việc chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đưa cây tinh dầu vào cơ cấu cây trồng, xây dựng các vùng sản xuất nông lâm nghiệp tập trung, kết hợp với trồng xen hợp lý - hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và chế biến xuất khẩu mở ra nhiều triển vọng mới đáp ứng được cả yêu cầu về kinh tế lẫn chính trị : giúp xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế-văn hoá, cải tạo và phục hồi hệ sinh thái bảo vệ môi trường sống . thông qua việc sử dụng lao động nhàn rỗi, tận dụng nguồn đất trống đồi trọc ở một số vùng nhất là nông thôn và đồi núi.

    Nước ta có khoảng 657 loài thực vật có chứa tinh dầu, thuộc 357 chi và 114 họ (chiếm 6,3% tổng số loài, 15,8% tổng số chi và 37% tổng số họ) [14]. Tuy nhiên mới chỉ khai thác trong tự nhiên hoặc đưa vào gây trồng khoảng 20 loài (chiếm 3% số cây tinh dầu đã biết). Những cây được trồng và khai thác chủ yếu hiện nay là sả (Cymbopogon sp.), bạc hà ( Mentha arvensis), hương nhu (Ocimum gratissimum), húng quế ( Osimum basilicum), hồi ( Illicium verum), quế (Cinnamomum cassia), màng tang (Litsea cubeba), tràm (Melaleuca cajuputi ), [15]. Việc tìm kiếm những cây tinh dầu có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất nhằm đa dạng hoá tinh dầu xuất khẩu, xây dựng một vùng nguyên liệu và chế biến tinh dầu – hương liệu có ý nghĩa chiến lược về kinh tế , chính trị và xã hội . Bên cạnh đó cần có những nghiên cứu chuyên sâu về các điều kiện sinh thái, môi trường sống, giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc để nâng cao sản lượng tinh dầu.

    Hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f.& Thomson) còn gọi là ngọc lan tây, ylang-ylang thuộc họ Na (Annonaceae) đã được trồng tập trung quy mô sản xuất hàng hóa ở nhiều nước như Philippines, quần đảo Camoros, Réunion, Indonesia, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc, đảo Madagascar . Indonesia là nước trồng nhiều hoàng lan, diện tích lên đến 160.000 ha với sản lượng tinh dầu hàng năm khoảng 120 tấn. Hoàng lan là loài cây ưa sáng , thích hợp vùng nhiệt đới . Hoa hoàng lan chứa tinh dầu (ylang -ylang oil) có mùi thơm hấp dẫn, được ưa chuộng trong công nghiệp hương liệu và tinh dầu này từ lâu đã được điều chế nước hoa nổi tiếng Chanel N o5 và là nguyên liệu chính để sản xuất ra hầu hết các loại nước hoa đắt tiền. Tinh dầu có hương vị đặc biệt nên còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống. Tinh dầu hoàng lan cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp, chữa chứng nhịp tim nhanh, sốt rét, bệnh đường ruột, viêm gan Cây hoàng lan là cây trồng có tiềm năng sinh lợi rất lớn , cây trồng 2 năm tuổi có thể ra hoa với số lượng nhỏ, đến 4 – 5 năm tuổi ra hoa rất nhiều và khai thác đến 50 năm. Mỗi cây cho khoảng 20kg hoa /năm. Hàm lượng tinh dầu trong hoa có từ 1 – 2%. Một kg tinh dầu hoàng lan có giá từ 81 – 97 đô la Mỹ.

    Ở Việt Nam , cây hoàng lan chưa được trồng đại trà để lấy tinh dầu cũng như chưa được quan tâm nghiên cứu , chúng chỉ được trồng rãi rác ở các công viên, trường học, nhà dân để lấy bóng mát, làm cảnh. Điều này rất đáng tiếc vì cây hoàng lan là loại cây tinh dầu có triển vọng ở nước ta. Việc nghiên cứu các điều kiện sinh thái thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây hoàng lan ở các vùng khác nhau của nước ta nhằm cung cấp những thông tin khi đưa loài cây này vào trồng với quy mô sản xuất hàng hóa, tạo nguồn nguyên liệu lấy tinh dầu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu là rất cần thiết. Vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài : “ Nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f.& Thomson ) trồng ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre”.

    2- Mục tiêu đề tài
    - Đánh giá về sự sinh trưởng cây hòang lan trồng tại huyện Giồng Trôm , tỉnh Bến Tre với một số mật độ trồng cây khác nhau.
    - Cung cấp những dẫn liệu bước đầu về khả năng ra hoa và hàm lượng tinh dầu của hoa hoàng lan.

    3- Nội dung nghiên cứu
    Nghiên cứu những cây hoàng lan ở giai đoạn từ 1 đến 2 năm sau khi trồng, tỉa thưa và cắt ngọn ở độ cao 2m với các mật độ 2m x 2m, 2m x 4m và 4m x 4m.
    ã Về sinh trưởng: nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao, đường kính thân cây, cành sơ cấp, sự tỉa cành, đường kính tán và sinh khối .
    ã Veà khaû naêng ra hoa: nghiên cứu quá trình ra hoa và sự phát triển của hoa hoàng lan.
    ã Bước đầu tìm hiểu về hàm lượng tinh dầu và năng suất hoa hoàng lan.

    4- Phạm vi nghiên cứu
    Do điều kiện hạn hẹp về thời gian đề tài chỉ nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng ra hoa của cây hoàng lan trong giai đoạn 2 năm sau khi trồng .

    5- Ý nghĩa của đề tài
    5.1- Ý nghĩa khoa học
    Đề tài cung cấp những dẫn liệu về sinh trưởng và khả năng ra hoa của hoàng lan làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về khả năng thích ứng, về năng suất của cây hoàng lan trồng ở huyện giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
    5.2- Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc đẩy mạnh trồng đại trà cây hoàng lan, goùp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...