Thạc Sĩ Nghiên cứu sự sinh trưởng của cây hoàng lan (CANANGA ODORATA (LAMK.) HOOK.F. & THOMSON) ở giai đ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Nền kinh tế nước ta đang trên đà khôi phục và phát triển mạnh mẽ với việc đầu tư và
    khai thác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc đưa cây lấy tinh dầu vào trồng và khai thác trên
    phạm vi qui mô sản xuất hàng hóa đã mở ra nhiều triển vọng mới: tạo thêm việc làm cho
    người dân, nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa, cải tạo đất, phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ
    môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái,
    Điều kiện khí hậu nước ta thuộc vùng nhiệt đới nên rất thuận lợi cho việc trồng và
    khai thác các loài cây trồng cho tinh dầu. Tiềm năng về sản xuất tinh dầu tại Việt Nam là rất
    lớn. Hiện nay nước ta có khoảng 657 loài thực vật có tinh dầu, tuy nhiên chúng ta chỉ mới
    trồng và khai thác được khoảng 20 loại cây cho tinh dầu, tỉ lệ này còn rất thấp so với tổng số
    loài cho tinh dầu mà chúng ta có. Những loài cây được trồng và khai thác chủ yếu hiện nay
    là sả (Cymbopogon sp.), bạc hà (Mentha arvensis), hương nhu (Ocimum gratissimum), húng
    quế (Osimum basilicum), thông (họ Pinaceae), Nhận thấy được vai trò và vị trí quan
    trọng của cây có dầu trong việc phát triển kinh tế đất nước, chính phủ đã đầu tư và khuyến
    khích người dân trồng và khai thác các loại cây có tinh dầu. Việc tìm kiếm và đưa những
    cây tinh dầu có giá trị cao vào sản xuất là việc làm hết sức cần thiết, nhằm đa dạng hóa các
    loại tinh dầu xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ mới dừng lại ở mức xuất khẩu tinh dầu thô,
    chất lượng còn thấp, số lượng và chủng loại còn ít, chưa tập trung. Chính vì vậy, việc xây
    dựng một vùng nguyên liệu và chế biến tinh dầu – hương liệu có chiến lược lâu dài để đạt
    hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa về kinh tế và xã hội là rất quan trọng. Liên kết ứng dụng
    khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư tạo vùng nguyên liệu trọng điểm để sản
    xuất tinh dầu với số lượng lớn và chất lượng, đa dạng về chủng loại sẽ góp phần vào việc
    xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước, hạn chế nhập khẩu tinh dầu hương liệu. Bên cạnh,
    cần đầu tư nghiên cứu sâu về các điều kiện sinh thái, môi trường sống, giống, kỹ thuật
    trồng, chăm sóc, các loại cây có dầu để nâng cao về chất lượng và sản lượng tinh dầu sản
    xuất.
    Tinh dầu hoàng lan (ylang – ylang oil) có giá trị trên thị trường khá cao, tùy thuộc
    vào chất lượng mà 1kg tinh dầu thay đổi trong khoảng 81 – 97 USD [28], được trồng và
    khai thác nhiều ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Madagasca,
    Guam, tinh dầu này được dùng để xoa bóp thư giãn, giúp hạ huyết áp, điều tiết các chất
    bã nhờn trên da, sát khuẩn, mùi tinh dầu hoàng lan pha trộn khá tốt với phần lớn các loại
    mùi cây cỏ, hoa quả và gỗ.
    Ở Việt Nam, cây hoàng lan chưa được quan tâm nghiên cứu và trồng với qui mô sản
    xuất hàng hóa, mà chỉ được trồng rộng rãi ở các công viên, trường học, nhà dân để lấy bóng
    mát và làm cảnh. Tinh dầu hoàng lan có giá trị cao và rất có triển vọng để trồng và khai thác
    ở nước ta. Vì thế, việc nghiên cứu sự sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm với các
    chế độ bón phân khác nhau, nhằm tìm ra một chế độ bón phân thích hợp nhất, nghiên cứu
    các điều kiện sinh thái, đặc điểm sinh học của cây hoàng lan, chuyển giao và cung cấp giống
    cây trồng cho các địa phương, tiến tới trồng đại trà ở các vùng miền khác nhau của nước ta
    để tạo nguồn nguyên liệu lấy tinh dầu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu là
    rất cần thiết.
    Từ những lý do trên nên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sự sinh trưởng của
    cây hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook. f. & Thomson) thuộc họ Na
    (Annonaceae) ở giai đoạn vườn ươm với các chế độ bón phân khác nhau”.
    2. Mục tiêu đề tài
    Nghiên cứu sự sinh trưởng của cây hoàng lan trồng trong túi bầu với các nghiệm thức
    bón phân khác nhau, từ đó tìm ra nghiệm thức bón phân thích hợp nhất đối với sự sinh
    trưởng, phát triển của cây hoàng lan trong giai đoạn vườn ươm, cung cấp nguồn cây giống
    khỏe mạnh.
    3. Nội dung nghiên cứu
    - Nghiên cứu sự sinh trưởng của cây con hoàng lan trong 6 tháng với các nghiệm
    thức khác nhau về bón phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố về các chỉ số chiều cao cây, đường
    kính thân cây, số cành cấp I, số lá, diện tích lá, chiều dài rễ và sinh khối cây.
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ che sáng khác nhau đến sự sinh trưởng của
    cây con hoàng lan.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Do thời gian có hạn nên phạm vi đề tài chỉ khảo sát sự sinh trưởng của cây con hoàng
    lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook. f. & Thomson) thuộc họ Na (Annonaceae).trong 6
    tháng với các nghiệm thức khác nhau về bón phân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố và các mức độ
    che sáng khác nhau.
    5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
    Tìm ra nghiệm thức bón phân và che sáng thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng của
    cây con hoàng lan ở giai đoạn vườn ươm, từ đó tạo cơ sở cho việc phát triển nguồn cây
    giống nhằm cung cấp cho các địa phương có nhu cầu trồng cây hoàng lan.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...