Luận Văn Nghiên cứu sự phát triển thể chất và tâm - vận động của trẻ em 1-6 tuổi tại Hưng Yên, Quảng Nam và C

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nghiên cứu sự phát triển thể chất và tâm - vận động của trẻ em 1-6 tuổi tại Hưng Yên, Quảng Nam và Cần Thơ
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trẻ em là tương lai và là niềm hy vọng của toàn thể nhân loại. Việc chăm sóc – giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ư nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
    Từ lúc lọt ḷng đến 6 tuổi là một quăng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong quá tŕnh phát triển chung của trẻ. Ở giai đoạn phát triển này, trẻ em có những đặc điểm, những quy luật phát triển độc đáo, không giống bất cứ một giai đoạn phát triển nào sau này. Chính v́ vậy các bậc cha mẹ, các cô nuôi dạy trẻ cần phải quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ về mọi mặt để giúp trẻ phát triển được thuận lợi [4], [24], [34].
    Đánh giá t́nh trạng thể lực, sức khoẻ và phát triển tâm lư, vận động (TVĐ) của trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi là rất cần thiết trong công tác chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Điều quan trọng nhất là đánh giá được sự phát triển TVĐ của trẻ và sớm nhận định các mức độ phát triển TVĐ để từ đó t́m ra cách giải quyết thích hợp và kịp thời giúp cho trẻ phát triển tốt hơn trong những năm sau. Có nhiều test tâm lư được đưa ra sử dụng để đánh giá sự phát triển TVĐ của trẻ như test Brunet Lezine, Raven, Denver I, Gessell, Binet Simon, . trong đó test Denver I được áp dụng khá rộng răi.
    Trong những năm qua đó cú một số công tŕnh nghiên cứu về sự phát triển thể chất và tâm - vận động trẻ em tại nhiều địa phương trong cả nước. Cỏc cụng trỡnh nghiên cứu về thể chất của Hàn Nguyệt Kim Chi [3], Vương Thị Hoà [12], Nguyễn Đức Khoa và CS [15], Nguyễn Thu Nhạn và CS [24], Lê Nam Trà [28], Hop Le Thi [40], Leung S. S et al [42]. Tuy vậy, các công tŕnh trên đều nghiên cứu cách đây hơn một thập kỷ mà các số liệu về phát triển thể chất trẻ em luôn biến đổi theo thời gian nên cần được nghiên cứu định kỳ, thường xuyên để đánh giá chính xác về h́nh thái nhân trắc và t́nh trạng thể lực trong các giai đoạn khác nhau . Các công tŕnh nghiên cứu về phát triển tâm lư - vận động trẻ em của các tác giả : Lê Đức Hinh[10], [11] Quách Thuư Minh và CS [20], [21], [22] , Hà Thị Minh Thi [26], Viện khoa học giáo dục [32] chủ yếu nghiên cứu ở Hà Nội và chỉ sử dụng test Denver I. Trong nghiên cứu này chỳng tôi sử dụng test Denver II, test này đầy đủ, hoàn chỉnh và chính xác hơn test Denver I, để đánh giá sự phát triển tơm-vận động, nhằm khắc phục những hạn chế của những nghiên cứu trên.
    Để góp phần đánh giá sự phát triển thể chất và tơm-vận động, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu sự phát triển thể chất và tâm - vận động của trẻ em 1-6 tuổi tại Hưng Yên, Quảng Nam và Cần Thơ” với các mục tiêu sau:
    1. Xác định thực trạng phát triển thể chất của trẻ em từ 1-6 tuổi tại
    Hưng Yên, Quảng Nam, Cần Thơ.
    2. Đánh giá sự phát triển tâm vận động ở những trẻ này bằng test Denver II.
    Hy vọng với kết quả thu được sẽ góp phần làm đầy đủ và phong phú thêm những hiểu biết về sự phát triển thể chất và tâm vận động ở trẻ em, làm tài liệu tham khảo cho các nhà Y học, Giáo dục và Nhân chủng học trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.



    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển, v́ vậy sự tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em.
    Tăng trưởng là quá tŕnh biến đổi liên tục về kích thước, h́nh dáng, chức năng sinh lư và sự trưởng thành sinh học của cơ thể. Quá tŕnh này được tính từ lúc trứng được thụ tinh, phát triển thành phôi thai, đến khi ra đời, lớn lên và trưởng thành. Quá tŕnh này diễn biến theo các giai đoạn khác nhau.
    Quá tŕnh tăng trưởng của trẻ em bao gồm cả sự tăng trưởng về thể chất và sự phát triển tâm lư và vận động (gọi tắt là tâm vận động (TVĐ)). Nghiên cứu về sự tăng trưởng thể chất tức là nghiên cứu sự phát triển của các kích thước nhân trắc của cơ thể bao gồm chiều cao, cân nặng, kích thước cỏc vũng . Cũn nghiên cứu sự phát triển TVĐ là nghiên cứu sự trưởng thành của hệ thần kinh.
    1.1. Sự phát triển thể chất của trẻ em.
    1.1.1.Các chỉ số đánh giá phát triển
    Các chỉ số đánh giá sự phát triển thể chất trẻ em bao gồm : Chiều cao, cân nặng, ṿng đầu, ṿng ngực, vũng đựi, vũng cánh tay.
    1.1.1.1 Cân nặng:
    - Cân nặng của người nói lên khối lượng và trọng lượng hay độ lớn tổng hợp của toàn bộ cơ thể, nó liên quan đến mức độ và tỷ lệ giữa hấp thu và tiêu hao. Trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ tăng cân. Do đó cân nặng phần nào nói lên t́nh trạng thể lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng của trẻ em.
    - Cân nặng trung b́nh của trẻ sơ sinh đủ tháng lúc mới đẻ khoảng 3000g, trẻ trai nặng hơn trẻ gái, con thứ nặng hơn con so. Nếu cân nặng của trẻ lúc đẻ dưới 2500g coi như đẻ non, đẻ yếu hay suy dinh dưỡng bào thai. Theo Hằng số sinh học người Việt Nam(1975) [30], cân nặng của trẻ trai mới đẻ là 3,07 ± 0,32kg và của trẻ gái mới đẻ là 3,02 ± 0,35kg. Theo Lê Nam Trà [28], cân nặng của trẻ trai mới đẻ là 3,11 ± 0,35kg và của trẻ gái mới đẻ là 3,06 ± 0,34kg. Trong năm đầu tiên, cân nặng của trẻ tăng rất nhanh nhưng không đồng đều từng tháng. Những tháng đầu của năm thứ nhất phát triển nhanh hơn những tháng cuối năm, nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Trong ṿng 6 tháng đầu năm thứ nhất trung b́nh mỗi tháng tăng thêm 650g, trong cỏc thỏng thứ 2-3, mỗi tháng có thể tăng thêm 800-900g. Trong ṿng 6 tháng cuối năm thứ nhất, trung b́nh mỗi tháng tăng thêm 500g. Như vậy đến hết năm thứ nhất cân nặng của trẻ tăng gấp 3 lần lúc mới đẻ [12], [24]
    - Trong những năm tiếp theo th́ cân nặng của trẻ tăng chậm hơn, trung b́nh mỗi năm tăng khoảng 1,3-1,8kg, trẻ trai tăng cân nhanh hơn trẻ gái [3], Chu Văn Tường và CS [31] đă đưa ra công thức tính gần đúng cân nặng của trẻ dưới 14 tuổi như sau:
    X= 9kg + 1,5kg(n-1)
    X: Cân nặng của trẻ tính bằng kg
    9kg là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi
    1,5kg là cân nặng tăng trung b́nh mỗi năm
    n là số tuổi
    - Công tŕnh của Chu Văn Tường và Nguyễn Công Khanh (1972) [31] đóng góp đáng kể vào cuốn hằng số sinh học người Việt Nam (1975)
    1.1.1.2.Chiều cao:
    - Chiều cao nói lên chiều dài của toàn thân. Do đó nó đủ dùng để đánh giá sức lớn của trẻ em. Chiều cao là số đo rất trung thành của hiện tượng tăng trưởng, chiều cao phản ánh tốt cuộc sống quá khứ và là bằng chứng của sự dinh dưỡng.
    - Theo Lê Nam Trà [28], chiều cao của trẻ lúc mới sinh đủ tháng, con trai là 50,01 ± 1,61cm và trẻ gái là 49,79 ± 1,46cm. Trong năm đầu tiên, cũng như cân nặng, chiều cao phát triển rất nhanh nhưng không cao đều từng tháng. Ở những tháng đầu, nhất là trong 3 tháng đầu tiên chiều cao phát triển nhanh hơn so với ở những tháng cuối năm [40]. Khi trẻ 12 tháng, chiều cao của trẻ trai là 73,78 ± 2,59 cm và của trẻ gái là 72,76 ± 2,92 cm. Như vậy đến hết năm đầu tiên, chiều cao của trẻ tăng gấp 1,5 lần chiều cao lúc sinh.
    -Trên 1 tuổi, chiều cao của trẻ tăng chậm hơn. Theo Chu Văn Tường và cs [31] cú thể tính gần đúng chiều cao của trẻ trên 1 tuổi theo công thức sau:
    X(cm)= 75cm+ 5cm(n-1)
    X là chiều cao của trẻ trên một tuổi
    75cm là chiều cao của trẻ lúc 1 tuổi
    5cm là chiều cao trung b́nh mỗi năm
    n là số tuổi
    1.1.1.3. Ṿng đầu.
    + Ṿng đầu là một kích thước hay được dùng trong nhân trắc đặc biệt ở trẻ em. Đo ṿng đầu cho phép gián tiếp đánh giá khối lượng năo. Khi mới đẻ, đầu tương đối to so với kích thước cơ thể. Ṿng đầu của trẻ tăng nhanh trong năm đầu tiên, ở trẻ trai tăng thêm 12,24cm và ở trẻ gái 11,29cm. Bắt đầu từ năm thứ hai trở đi ṿng đầu tăng chậm, từ 6 đến 10 tuổi mức tăng trưởng trung b́nh của ṿng đầu hàng năm của trẻ dưới 0,5cm. Theo Hằng số sinh học người Việt Nam (1975), ṿng đầu trung b́nh của trẻ em Việt Nam thay đổi như sau: Trẻ mới đẻ là 32cm, 1 tuổi là 46cm, 2 tuổi là 48 cm, 3 tuổi là 49 cm, 7 tuổi là 51cm.
    1.1.1.4. Ṿng ngực
    + Ṿng ngực là kích thước cũng hay được dùng trong nhân trắc, vỡ nú tượng trưng cho sự phát triển về chiều ngang (rộng + dầy) của thân ḿnh và cho phép đánh giá thể lực của một người. Lúc mới đẻ ṿng ngực bằng hoặc nhỏ hơn ṿng đầu khoảng 1cm. Sau khi đẻ ṿng ngực lớn nhanh hơn ṿng đầu, lúc 6 tháng ṿng ngực bằng ṿng đầu, sau đó ṿng ngực lớn vượt ṿng đầu. Từ 2 đến 6 tuổi ṿng ngực lớn hơn ṿng đầu 2cm.
    1.1.1.5. Ṿng cánh tay.
    + Ṿng cánh tay: Tăng nhanh trong năm đầu, ở trẻ trai tăng thêm 3,49 cm và 2,99 cm ở trẻ gái, sau đó mức tăng chỉ số này diễn ra rất chậm. Từ 2-10 tuổi ṿng cánh tay trẻ tăng trung b́nh hàng năm dưới 0,5 cm. Khoảng 6 -36 tháng tuổi ṿng cánh tay của trẻ nam hầu như không thay đổi (khoảng 14cm). Sau 36 tháng tuổi ṿng cánh tay của trẻ lại tăng lên và đến 60 tháng tuổi tăng được 1cm .Ṿng cánh tay cho phép đánh giá khối lượng các bắp thịt và nó cũng phản ánh t́nh trạng dinh dưỡng của trẻ em.
    1.1.2. Các chỉ số thể lực và dinh dưỡng.
    Những chỉ tiêu thường được dùng là chiều cao đứng hoặc chiều cao ngồi, cân nặng, ṿng ngực .Hầu hết các chỉ số đều được tính dựa và sự so sánh các chỉ tiêu về chiều ngang (cân nặng và/ hoặc ṿng bụng, ṿng ngực .) với các chỉ tiêu về chiều dọc (chiều cao đứng, chiều cao ngồi).
    Thể lực của một người phụ thuộc và t́nh trạng dinh dưỡng và tỷ lệ với tầm vóc của người đó. Thể lực không chỉ phụ thuộc vào các kích thước h́nh thái mà c̣n phụ thuộc vào các yếu tố chức năng [3], [16].
    1.1.2.1. Chỉ số BMI ( body mass Index) hay chỉ số khối cơ thể
    Chỉ số BMI = Cân nặng/chiều cao[SUP]2[/SUP]
    Trong đó cân nặng được tính bằng kilogam (kg), chiều cao tính băng mét (m)
    Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể, do đó BMI là một chỉ số được TCYTTG khuyến nghị dùng để đánh giá t́nh trạng dinh dưỡng mức độ béo gầy. Đối với trẻ em chỉ số này thay đổi theo tuổi.
    1.1.2.2.Chỉ số Pignet :
    Chỉ số Pignet = Chiều cao đứng(cm)- [Cân nặng(kg) + Ṿng ngực trung bỡnh(cm) ].
    Chỉ số càng bộ thỡ thể lực càng tốt. Đối với trẻ em chỉ số này thay đổi theo tuổi, v́ vậy khi lập thang phân loại phải lập riêng cho từng lứa tuổi th́ việc đánh giá mới thích hợp [16].
    1.1.2.3. Chỉ số cân nặng theo tuổi.
    Đó là chỉ tiêu được dùng sớm và phổ biến nhất. Chỉ số này so sánh cân nặng của một trẻ với cân nặng chuẩn theo tuổi. Cách phân loại này tiện dụng nhưng không phân biệt được t́nh trạng thiếu dinh dưỡng mới gần đây hay kéo dài đă lâu. Để khắc phục nhược điểm đó, năm 1976 Waterlow [50] đề nghị cỏch phơn loại dựa vào cân nặng theo chiều cao và chiều cao theo tuổi. Theo TCYTTG (1981) đề nghị lấy quần thể tham khảo là NCHS ( National Center of Health Statistic). Điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham khảo NCHS được coi là nhẹ cân.Dưới 3 độ lệch chuẩn (-3SD) và dưới 4 độ lệch chuẩn (-4SD) được coi là bị suy dinh dưỡng nặng và rất nặng. Hiện nay, theo chuẩn mới của Tổ chức y tế Thế giới, quần thể tham chiếu CNHS sẽ được thay thế bằng một quần thể tham chiếu mới xây dựng dựa trên sự chọn mẫu tại 6 điểm đại diện cho các Châu lục và các chủng tộc [46],[52].
    1.1.2.4. Chiều cao theo tuổi.
    Chiều cao theo tuổi phản ánh t́nh trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ làm cho trẻ bị c̣i cọc (stunting). Điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham khảo NCHS được coi là quá thấp
    1.1.2.5.Cân nặng theo chiều cao.
    Cân nặng theo chiều cao nhỏ phản ánh t́nh trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại và thời điểm khảo sát làm cho trẻ ngừng tăng cân hoặc tụt cơn nờn bị gày c̣m (wasting). Điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham khảo NCHS được coi là suy dinh dưỡng. Trẻ được coi là thừa cân khi cân nặng theo chiều cao trên 2SD.
    1.2. Sự phát triển về tâm lư - vận động.
    Tâm lư và vận động được ghép lại thành cụm từ tâm vận động, sở dĩ như vậy là ở thời kỳ thơ ấu cho tới 5-6 tuổi phát triển tâm lư của trẻ liên quan mật thiết tới sự phát triển vận động, tới cảm giác. Từ cảm giác trẻ đi tới vận động và ngược lại, hai hoạt động này luôn gắn quện vào nhau, tác động lẫn nhau và thúc đẩy sự phát triển tâm lư của trẻ. Theo Nguyễn Thị Nhất [25], thần kinh phát triển đến đâu vận động phát triển đến đó, kết hợp với luyện tập và chịu sự chi phối của t́nh cảm, vận động dần dần phù hợp với ư đồ mục tiêu. Trong thời thơ ấu, phát triển của vận động và trí nóo không gắn liền với nhau, một em bé 5 tuổi có thể đánh giá trí khôn thông qua sự phát triển của vận động [19], [25].
    1.2.1. Sự h́nh thành và phát triển của hệ thần kinh trong thời kỳ phôi thai.
    Hệ thần kinh phát triển vào ngày thứ 18 của phôi. Ống thần kinh được h́nh thành từ sự dày lên của phần ngoại b́ ở phía lưng của phôi. Phần ngoại bỡ lừm xuống thành rănh. Hai bờ rănh gắn lại với nhau thành ống thần kinh , ở giữa là ống nội tuỷ. Đầu dưới của ống sẽ trở thành ống tuỷ sống. Đầu trên phát triển rất to thành năo. Trong tổ chức trung b́ ở giữa ống thần kinh và ngoại ngoại b́ sinh ra màng năo và xương. Ống thần kinh phát triển qua nhiều giai đoạn và qua nhiều lần phân chia cuối cùng trục thần kinh thành năm tỳi nóo [6].
    Hệ thần kinh trung ương bao gồm năo và tuỷ sống, từ đó có những dây thần kinh, dây thần kinh sọ đối với năo , dây thần kinh gai đối với tuỷ sống. Toàn bộ các dây thần kinh h́nh thành hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương được bao bọc, bảo vệ, nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu, màng năo- tuỷ và khung xương (xương sọ và cột sống). Song song với sự h́nh thành và phát triển của năo và tuỷ sống, các tổ chức bảo vệ và nuôi dưỡng hệ thần kinh cũng phát triển.
    Hệ thần kinh được cấu tạo bởi các neuron thần kinh, trẻ đủ tháng có khoảng 100 tỷ neuron, nếu nơron bị tổn thương th́ khó có khả năng phục hồi và neuron chết đi sẽ không được thay thế.
    Quá tŕnh tăng trưởng của nóo: Tăng trưởng về thể tích và làm thành hai bán cầu năo. Sự cuộn lại của các bán cầu dẫn tới sự h́nh thành thuỳ thái dương, rănh Sylvius, thuỳ đảo, từ đó tạo nên h́nh móng ngựa của khứu năo, của nhơn đuụi, của cỏc nóo thất bên và đám rối mạch mạc. Bề mặt của năo trước không c̣n nhẵn, những rănh năo phát triển và cỏc rónh này giới hạn các hồi [6].
    Quá tŕnh phát triển của vỏ nóo: Vỏ năo bao phủ mặt ngoài . Tới tháng thứ 5 của phôi, vỏ năo vẫn có cấu trúc sơ sài, sau đó cấu trúc vỏ năo được h́nh thành nhưng vẫn chưa hoạt động. Trẻ mới sinh chỉ có phản xạ tự động và những phản ứng thuần tuư thuộc về bản năng dưới vỏ. Trong quá tŕnh vỏ năo hoàn thiện, các chuỗi neuron bắt đầu hoạt động, các phản ứng giác quan được thiết lập, các hoạt động tâm lư được phát triển.
    1.2.2. Sự phát triển của hệ thần kinh sau sinh.
    Khi mới sinh , các tổ chức ở vỏ năo chưa hoạt động. Khi sinh ra hệ thần kinh phát triển kém nhất so với các cơ quan khác. Sự trưởng thành được tiếp tục trong ba năm đầu của trẻ. Ở trẻ mới sinh, các sợi thần kinh chưa được myelin hoá , đến hết tháng thứ 3 các dơy thần kinh sọ nóo có vỏ myelin. Đến tháng thứ 3-6 bó tháp có vỏ bọc myelin, các dơy thần kinh ngoại biên phải đến khi trẻ được 3 tuổi mới có vỏ bọc myelin. Sự meylin hoá có ư nghĩa lớn v́ nó góp phần làm cho hưng phấn dược truyền một cách riêng biệt theo các sợi thần kinh. V́ thế, hưng phấn được truyền đến vỏ nóo một các chớnh xác, định khu hơn. Từ đó hoạt động của trẻ hoàn thiện hơn [6], [27]. Sự phát triển của các đường dẫn truyền thần kinh diễn ra mạnh mẽ theo sự tăng lên của tuổi và được tiếp tục khi trẻ 14-15 tuổi.
    Các đường dẫn truyền cảm giác: Cảm giác nông ( sờ, đau, nóng, lạnh) và cảm giác sâu ( tư thế, vị trí, nhận biết đồ vật). Ngay từ đầu trẻ đă phản ứng lại với các kích thích, song phản ứng này chỉ mang tính chất chung. Đến 2-3 tuổi trẻ mới có thể định được vị trí kích thích đau.
    Đường dẫn truyền thị giác: Được phát triển sớm, trẻ mở mắt ngay khi ra đời. Chức năng thị giác của trẻ phát triển ở thời điểm 3 tháng, lúc này mắt của trẻ đă nh́n chằm chằm vào ḷng bàn tay. Có sự kết hợp thị giác, vận động và tiến bộ về kư ức thị giác giúp cho phát triển hiện tượng cầm, chơi đùa và ngôn ngữ của trẻ.
    Đường dẫn truyền thính giác: Ngay từ tháng cuối của thai , trẻ đă phản ứng lại với các kích thích của thính giác với sự co cơ ở mắt. Từ 2 tháng tuổi , trẻ đă mỉm cười khi có người hỏi chuyện, đến khoảng 5 tháng tuổi trẻ bắt đầu nhận biết các giọng nói của người nói chuyện. Lúc này có hiện tượng chín muồi trong các diện thính giác.
    Các đường dẫn truyền khứu giác, vị giác: Được hoạt động ngay từ khi mới sinh ra biểu hiện là trẻ đó cú phản ứng lại bằng cách nhăn mặt với các kích thích mạnh.
    Các đường dẫn truyền vận động: Có nhiều đường dẫn truyền vận động: Vận động có ư thức (bú tháp), vận động phối hợp (ngoại tháp), vận động trương lực (cỏc nhơn xỏm trung ương). Phản xạ vận động là h́nh thức đặc biệt của hoạt động vận động.
    Sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của người, là chức năng tổng hợp của nhiều cấu trúc cao cấp của năo.
    + Chức năng ở mặt ngoài của vỏ năo: Ngôn ngữ là h́nh thức cao nhất của hoạt động tâm lư, các diện chức năng của ngôn ngữ ở nhiều vùng của vỏ năo, có liên hệ với nhau đồng thời liên hệ với vận động, cảm giác và giác quan.
    + Ngay khi chào đời tiếng khóc của trẻ mở đầu tiếng nói. Tới 6-7 tháng, trẻ đă phát âm được một số vần, tới 9-12 tháng, trẻ được củng cố thêm bằng hoạt động phản xạ có điều kiện , trẻ nhắc đi nhắc lại nhiều từ, vần khác nhau để từ đó nói được một số từ có ư nghĩa như ma ma, ba ba, bà, mẹ Ở tuổi nhà trẻ và mẫu giáo, trẻ phát âm được và nói được một số câu ngắn, đặc biệt có ngôn ngữ tự tạo nhưng chưa có sự chỉnh hợp trong ngôn ngữ.
    Sự phát triển về trí tuệ: Trí tuệ là hoạt động tâm lư phức tạp bao gồm khả năng nhận thức, ngôn ngữ, vận động và khẳ năng thích ứng với xă hội. Sự phát triển của trí tuệ là sự tổng hợp của sự phát triển và chín muồi của hệ thần kinh trung ương.
    Sự phát triển của tâm lư diễn ra trên cơ sở sự phát triển về giải phẫu và sinh lư [6], [19] [25], đặc biệt là trên cơ sở sự phát triển của năo bộ và của hệ thần kinh.
    - Giai đoạn từ 1- 3 tuổi là giai đoạn rất đặc biệt. Mối quan hệ của đứa trẻ với thế giới xung quanh và xă hội loài người được thay đổi về cơ bản cùng với sự phát triển của vận động đi lại và tiếng nói. Việc tự đi lại cho phép trẻ làm quen một cách toàn diện với các sự vật, hiện tượng xung quanh nú, cũn sự phát triển tiếng nói của trẻ giúp trẻ khả năng tiếp xúc nhiều hơn với người lớn. Hành vi của đứa trẻ 2-3 tuổi thể hiện rất rơ bằng hoạt động t́m ṭi, lôi cuốn chúng đến với mọi đồ vật, chạm, sờ, đẩy, cầm lấy chúng.
    Đặc điểm hoạt động tư duy của trẻ ở năm thứ hai thay đổi rất rơ, tuy các kích thích phức hợp vẫn c̣n tác dụng, nhưng đó khỏc về chất. Trẻ đă bắt đầu biết tỏch cỏc thành phần của các kích thích xuất phát từ một đối tượng – xuất hiện h́nh ảnh của từng đối tượng. Các hiện tượng của môi trường bên ngoài đối với đứa trẻ ở năm thứ hai đă có được đặc điểm mới. Từ thế giới tổng quát không phân chia xung quanh của đứa trẻ , bắt đầu xuất hiện từng đối tượng riêng rẽ. Sự tiến bộ to lớn này trong việc phân tích môi trường bên ngoài chỉ có thể diễn ra nhờ tác dụng của các dấu vết do các đối tượng gơy ra trong năo của đứa trẻ [14], [19], [23], [25]
    Dần dần ở trẻ được h́nh thành hệ thống hành động thích đáng đối với các đối tượng khác nhau : Nó ngồi lên ghế, dựng thỡa xỳc thức ăn, uống nước từ chén . Nhờ tác động qua lại giữa trẻ với các đối tượng mà h́nh thành được các chức năng khái quát- nét hoạt động đặc biệt của năo người.
    Trong năm đầu tác nhân củng cố không điều kiện có hiệu quả nhất đối với trẻ là thức ăn. Đến năm thứ 2,3 các loại củng cố khác ( định hướng, tự vệ, tṛ chơi) trở nên có hiệu quả hơn. Ở trẻ hai tuổi đă h́nh thành được một số lượng lớn các phản xạ có điều kiện với ư nghĩa của tín hiệu như kích thước, trọng lượng, màu sắc . Loại phản xạ này được xem như sự phản ánh có tính tập hợp các hiện tượng của thế giới bên ngoài vào trong năo và là mầm mống của những khái niệm. Trong giai đoạn này sự h́nh thành các hệ thống đường liên hệ có điều kịờn đối với sự định h́nh trật tự của các kích thích từ bên ngoài có ư nghĩa lớn trong hoạt động thần kinh cao cấp của đứa trẻ.
    Đối với các trẻ gần 3 tuổi sự h́nh thành một số hoạt động định h́nh không c̣n khó khăn và các hoạt động định h́nh tiếp theo được h́nh thành càng dễ hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi hoạt động định h́nh đối với đứa trẻ là công việc rất khó khăn. Do đó, đối với đứa trẻ 3 tuổi cần chú ư đến sự h́nh thành và duy tŕ các hoạt động, sinh hoạt có tính chất định h́nh.
    Cũng vào thời điểm này (khoảng 2-3 tuổi) tiếng nói của trẻ bắt đầu phát triển nhanh. Tiếng nói trở thành tín hiệu có ưu thế khi nó tác động lờn cỏc thụ cảm thể thính giác. Sang năm thứ 3 trẻ có thể nói lại và nhớ dễ dàng những từ mới do người lớn nói ra ngay cả trong những trường hợp trẻ chưa hiểu ư nghĩa của từ đó. Từ 2,5 đến 3 tuổi vốn ngôn ngữ của trẻ không những chỉ gồm những từ riêng rẽ hay những thành ngữ, mà cũn cú cả những câu được đặt ra trong quá tŕnh phát triển ngôn ngữ và là những liên hợp khác nhau của những từ ngữ đă quen biết trước đó, với việc sử dụng các giới từ, động từ và những đặc điểm khác nhau về cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ [25], [27].
    Trong sự h́nh thành tiếng nói cơ quan phân tích vận động cũng đóng vai tṛ rất quan trọng. Sự phân biệt các âm thanh của tiếng nói không chỉ được dựa trên sự phân tích các xung động từ các thụ cảm thể bản thể với bộ máy phát âm, mà cũn cú sự tham gia của cơ xương (cử động tay). Đồng thời có mối tương quan chặt chẽ giữa mức độ phát triển tiếng nói với các vận động tinh vi của ngón tay, c̣n mối tương quan giữa tiếng nói và các vận động chung rất thấp.
    Một đặc điểm rất quan trọng trong hoạt động tư duy của trẻ em trong những năm đầu sau khi sinh là hệ thống các đường liên hệ thần kinh được h́nh thành trong thời gian này rất bền và được duy tŕ trong suốt đời sống cá thể [14]. Điều này có liên quan với sự tiếp thu đặc biệt nhanh nhạy ở trẻ em, cũng như với mức hưng phấn cao của các cấu trúc thần kinh dưới vỏ, nhờ đó mà tác dụng của sự củng cố phản xạ không điều kiện ở trẻ em lứa tuổi này rất mạnh và bền.
    Trên thế giới, các nghiên cứu về sự phát triển tâm - vận động đă được tiến hành từ thế kỷ XIX nhưng c̣n thô sơ. Sang thế kỷ XX đă có nhiều công tŕnh nghiên cứu nhờ có các kỹ thuật tiên tiến. Có nhiều trắc nghiệm để đánh giá sự phát triển tâm - vận động ở trẻ em, như trắc nghiệm Gessell, Binet Simon, Merrill Palmer, Terman Merrill, Brunet Lezine, Denver I và Denver II [5], [10], [11], [21], [22].
    Ở Việt Nam, năm 1972-1975 Vũ Thị Chín và CS [5] đă tiến hành thăm ḍ sự phát triển tâm lư, vận động của trẻ từ 0-3 tuổi ở nhà trẻ bằng thang đo Brunet- Lezine. Lê Đức Hinh [10], [11] đă sử dụng trắc nghiệm Denver I trong đánh giá phát triển tâm - vận động cho trẻ em tại khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai. Năm 1990 tác giả đă viết một tài liệu khá đầy đủ về cách sử dụng trắc nghiệm này [10]. Quách Thuư Minh và CS [20], [21], [22] đă áp dụng trắc nghiệm Denver I đánh giá sự phát triển tâm - vận động của trẻ em tại một số nhà trẻ mẫu giáo nội thành Hà Nội. Nguyễn Thị Yến, Lê Nam Trà, Hàn Nguyệt Kim Chi đă áp dụng trắc nghiệm Denver I đánh giá sự phát triển tâm - vận động của 99 trẻ em dưới 5 tuổi tại Hà Nội và Hà Tây [32], [34].
    1.3.Test Denver II.
    Test Denver I được xuất bản đầu tiên vào những năm 1967 nhằm khám phá dự báo những vấn đề phát triển ở trẻ nhỏ.Test Denver I đă được thích ứng để sử dụng và được tiêu chuẩn hoỏ trờn 20 nước và đă được sử dụng nghiên cứu cho trên 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới. Do phạm vi sử dụng rộng như vậy dẫn đến phải nghiên cứu sâu hơn và nó là động lực thúc đẩy các nhà nghiên cứu xem xét, chỉnh sửa và tiêu chuẩn hoá lại Test Denver I. Trong quá tŕnh này đó cú một vài sự thay đổi so với 105 tiết mục nguyên bản. Có một vài tiết mục bị huỷ bỏ căn cứ vào giá trị lâm sàng, hạn chế của nó hay do khó khăn trong việc thực hiện và tính điểm. Một vài mục đă được chỉnh sửa để giúp người đọc hiểu rơ hơn và rất nhiều mục mới được thêm vào, đặc biệt là trong phần về ngôn ngữ. Tiêu chuẩn chấm điểm cho mỗi mục và cho những hành vi chung của trẻ đă được xây dựng ưu tiên cho việc thu thập thông số.
    Test Denver II được thiết kế để sử dụng tốt trẻ cho em độ tuổi sơ sinh đến 6 tuổi và được tổng kết qua đánh giá hành vi của trẻ trên một loạt những kỹ năng được thiết kế phù hợp với lứa tuổi. Test này thường được sử dụng trong việc theo dơi những triệu chứng của trẻ để phát hiện ra vấn đề, trong việc xác thực những nghi ngờ bằng trực giác có thể dùng test để đo và trong việc giám sát những vấn đề xấu trong sự phát triển của trẻ, cũng như những vấn đề ở những người đă trải nghiệm nhưng khó khăn trong thời kỳ chu sinh.
    Mục đích của trắc nghiệm: Nhằm tiêu chuẩn hóa một phương pháp đánh giá sự phát triển tâm vận động để có thể phát hiện sớm các trạng thái chậm phát triển ở trẻ em trước tuổi đi học. Trắc nghiệm chủ yếu là vận dụng các tiêu chuẩn b́nh thường đă biết, sắp xếp các tiêu chuẩn đó vào một hệ thống chung để tiến hành, dễ nhận định, dễ đánh giá và tiện làm nhiều lần trên cùng một đối tượng.
    Test Denver II không phải là Test IQ, cũng không phải là những dự báo chính xác cho sự thích ứng trong tương lai hay những năng lực trí tuệ. Nó không được thiết kế cho việc chẩn đoán một cách chung chung như mất khả năng học tập, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc và cũng không nên sử dụng cho việc chẩn đoán, lượng giá cũng như kiểm tra về thực thể. Hơn thế Test được thiết kế để so sánh những hành vi của trẻ qua rất nhiều các hành vi với những hành động của trẻ khác ở cùng một độ tuổi.
    Test Denver II gồm 125 tiết mục, nó được sắp xếp thành 4 nhóm lĩnh vực, để dễ theo dơi từng loại chức năng như sau:
    - Lĩnh vực 1 đánh giá cá nhân – xă hội là sự hoà hợp với xă hội và có liên quan đến nhu cầu cá nhân, gồm 25 tiết mục.
    - Lĩnh vực 2 đánh giá vận động tinh tế- thích ứng là sự phối hợp tay- mắt, thao tác với những vật nhỏ bé và cách giải quyết vấn đề, gồm 29 tiết mục.
    - Lĩnh vực 3 đánh giá ngôn ngữ là sự nghe hiểu và sử dụng ngôn ngữ, gồm 39 tiết mục.
    - Lĩnh vực 4 đánh giá vận động thô là quá tŕnh biết ngồi, đi, chạy nhảy , các loại vận động cỏc nhúm cơ lớn, gồm 32 tiết mục.
    Test này cũng bao gồm 5 quan sát hành vi. Cách đánh giá hành vi này giúp cho những người theo dơi có sự đánh giá chủ quan về tất cả hành vi của trẻ và chứa đựng những đo lường thô về việc trẻ sử dụng khả năng của chúng như thế nào.
    Những giá trị của Denver II đă thiết lập nên một tập hợp các dấu ấn lâm sàng của trẻ trong suốt thời kỳ phát triển và cảnh báo những khó khăn trong quá tŕnh phát triển của trẻ dưới dạng tiềm năng. Test Denver II thường được sử dụng để sớm xác định xem trẻ này so với trẻ khác như thế nào. Song nó không phải là sự tiên đoán sau này trong sự phát triển của trẻ.
    1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
    1.4.1.Các yếu tố nội tiết và di
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...