Tiểu Luận Nghiên cứu sự phát triển thể chất và một số giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình giảng dạy thực

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI; Nghiên cứu sự phát triển thể chất và một số giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình giảng dạy thực hành các môn thể thao cho sinh viên Khoa TDTT Trường Đại học Hải Phòng

    Phần mở đầu

    Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước trong những năm gần đây đă và đang đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân tộc ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề và vô cùng quan trọng là phải đào tạo cho đất nước ta nguồn nhân lực có chất lượng cao.
    Sớm nắm bắt được vai tṛ quan trọng của yếu tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước nên từ năm 1991 trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đă nhấn mạnh: “ . phát triển sự nghiệp khoa học giáo dục, văn hoá nhằm phát huy nhân tố con người và v́ con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. [96]
    Đại hội Đảng VIII, Đảng ta một lần nữa lại nhấn mạnh: “ . Con người vừa là chủ thể, vừa là động lực phát triển của xă hội. Chăm lo tới con người là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân của mọi tổ chức xă hội .” [97].
    Nhân tè con người mà Đảng ta đề xuất chính là nhân tố “Con người lao động mới, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần để đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế và xă hội của đất nước, ” [96]
    Trong sự nghiệp trồng người đó nhà trường các cấp có vai tṛ quan trọng hàng đầu. Nhà trường là cơ sở quan trọng đào tạo các chuyên gia có tri thức khoa học và những công nhân có kỹ thuật có tay nghề cao. Họ là những công dân có vai tṛ xứng đáng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng xă hội công bằng, dân chủ, văn minh và nhà nước pháp quyền XHCN. Để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đó, GDTC đóng một vai tṛ quan trọng.
    Nhiệm vụ cơ bản của GDTC trong trường học các cấp là góp phần bảo vệ và tăng cường thể chất cho thanh thiếu niên học sinh, góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí. Trong quá tŕnh lănh đạo Cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi GDTC là một mặt giáo dục quan trọng, một bộ phân không thể tách rời của nền giáo dục Xă hội chủ nghĩa. Chính v́ vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển công tác giáo dục và coi công tác GDĐT là “quốc sách hàng đầu”. Nhờ sự quan tâm đó mà sự nghiệp giáo dục đào tạo (trong đó có GDTC) ở nước ta đă phát triển rộng răi từ thành thị đến nông thôn, từ hải đảo đến vùng cao,
    Đi đôi với việc phát triển về qui mô đào tạo Đảng và Nhà nước ta đă hết sức quan tâm tới việc nâng cao chất lượng GDĐT. V́ vậy, Đảng và Nhà nước ta đă đầu tư hàng ngàn tỷ đồng đầu tư cho việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, xây dựng cơ sở trường lớp, mua sắm đồ dùng dạy học. Trong đó, công tác GDTCcũng đă được quan tâm, cho phép xây dựng các sân băi nhà tập theo qui chuẩn và có chế độ đăi ngộ thoả đáng đối với giáo viên TDTT đứng giờ, Chính v́ vậy, việc dạy và học TDTT ở hầu hết các trường học các cấp đă dần đi vào nề nếp.
    Tuy vậy, với quy mô phát triển rộng lớn của giáo dục cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dạy học th́ công tác đào tạo giáo viên TDTT có chất lượng cao và có số lượng đủ để đáp ứng cho trường học các cấp đang là vấn đề bức xúc của nhiều khoa hệ và trường sư phạm TDTT các cấp.
    Trường đại học Hải Pḥng mà tiền thân là Trường Cao đẳng sư phạm Hải Pḥng có bề dày về đào tạo giáo viên có tŕnh độ trung cấp và cao đẳng đáp ứng cho các trường trung, tiểu học của thành phố cũng như một số tỉnh bạn.
    Năm 2005 nhà trường đă chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là một trường đại học đa ngành nghề của thành phố Hải Pḥng và một số tỉnh phía Bắc.
    Khoa TDTT của Trường Đại học Hải Pḥng là một trong những khoa có chức năng đào tạo giáo viên TDTT cho các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông cho thành phố và các tỉnh bạn. Trong nhiều năm qua, Khoa TDTT đă đào tạo được hàng trăm giáo viên chuyên về TDTT hoặc kiêm nhiệm. Nh́n chung các giáo viên được Khoa đào tạo trở về địa phương công tác đều đă đáp ứng được tương đối tốt công tác giảng dạy TDTT. Tuy vậy, qua các thông tin phản hồi từ các cơ sở sử dụng giáo sinh, qua các buổi quan sát trực tiếp quá tŕnh dạy và học môn TDTT ở Trường Đại học Hải Pḥng cho thấy: Do thể chất của nhiều sinh viên Khoa sư phạm TDTT yếu kém nên hạn chế rất lớn tới tŕnh độ kỹ năng thực hành các môn thể thao; Tỷ lệ nợ lần đầu ở một số môn mang tính thể lực như điền kinh, thể dục, . tương đối cao. Chính v́ sinh viên từ khi c̣n đang học tập nhà trường mà kỹ thuật thực hành nắm vững không tốt th́ sau khi trở thành giáo viên sẽ khó có thể làm mẫu động tác đúng. Từ đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc truyền thụ kỹ thuật cho học sinh của các trường phổ thông.
    Như chóng ta đă biết, một trong những năng lực cấu trúc thành năng lực sư phạm, năng lực giảng dạy của người giáo viên TDTT là năng lực về kỹ năng thực hành. Một khi người thầy đă có kỹ năng thực hành sẽ phối hợp với năng lực giảng giải phân tích bằng ngôn ngữ để nhanh chóng tạo ra cho học sinh các khái niệm, các biểu tượng, nhất là biểu tượng vận động rơ, giúp cho họ nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và h́nh thành kỹ năng.
    Tŕnh độ kỹ năng thực hành của người thầy tốt, động tác đẹp, thành tích cao (nhảy được cao hoặc xa, chạy đẹp và nhanh) sẽ cuốn hút được sự chó ư của tṛ, tạo được sự phân khƯch học tập, tin yêu người thầy, lắng nghe sự chỉ bảo của thầy, . Những hệ quả đó làm cho chất lượng dạy học được nâng cao.
    Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc và ở mọi môn học, mọi cấp học, theo bài viết của GS. TSKH Phạm Ngọc Trà, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục (đăng trong cuốn “Cải cách và chấn hưng giáo dục” do Giáo sư Hoàng Tụy chủ biên th́: “ . chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục .”. Bởi vậy, theo ông “Đổi mới đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm là cần thiết. [84]
    Vậy, đổi mới đào tạo giáo viên môn GDTC nên bắt đầu từ đâu? Phải chăng là từ việc nâng cao tŕnh độ kỹ năng thực hành, một nhân tố quan trọng hàng đầu của tư chất người giáo viên TDTT. Song như mọi người đă biết, tŕnh độ kỹ năng thực hành của giáo sinh TDTT lại phụ thuộc rất lớn vào tŕnh độ phát triển thể chất của họ. V́ vậy, việc t́m kiếm các giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao hiệu quả chương tŕnh giảng dạy thực hành các môn TDTT ở các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo TDTT nói chung và Đại học Hải Pḥng nói riêng là việc làm có tính bức thiết.
    Các nghiên cứu về biện pháp phát triển thể chất và nâng cao hiệu quả chương tŕnh giảng dạy thực hành các môn TDTT cho đối tượng sinh viên đă có khá nhiều công tŕnh nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Ví dụ ở Trung Quốc trong ṿng 5 năm từ 2000 đến 2005 đă có 160 công tŕnh nghiên cứu về giải pháp và phương pháp nâng cao chất lượng dạy học chiếm tỉ lệ 13,2% tổng số công tŕnh nghiên cứu về TDTT. Có 123 công tŕnh nghiên cứu về thể chất và phát triển thể chất chiếm tỉ lệ 10,2% tổng số công tŕnh nghiên cứu [115, tr. 275].
    Ở Mỹ, những năm gần đây đă chú ư đổi mới chương tŕnh đào tạo giáo viên TDTT theo hai dạng “thông tài” và “chuyên tài” của Trường Đại học India hoặc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học cũng như ứng dụng công nghệ và tin học trong giảng dạy của đại học Havít .
    Ở Nhật Bản, các nhà khoa học lại chú trọng xây dựng hệ thống hợp tác không gian (Space collaboration system) trong dạy học.
    Ở Hàn Quốc, các nhà khoa học chú trọng xây dựng các trung tâm công nghệ đa phương tiện (Multimedia) trong dạy học [115, tr. 286].
    Riêng ở Việt Nam trong ṿng 10 năm qua về lĩnh vực thể chất đă cuốn hút hàng chục các nhà nghiên cứu ở các mặt sau:
    - Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên, đă có các công tŕnh nghiên cứu của các tác giả Lê Văn Lẫm (2000) “Thực trạng thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ 21”. Nguyễn trọng Hải, Vũ Đức Thu (2001) “Nghiên cứu sự phát triển các tố chất thể lực của sinh viên”. Hoàng Công Dân (2001) “Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên Mỏ địa chất những năm cuối thập kỷ 90”. Nghiêm Xuân Thúc (2001) “Nghiên cứu thực trạng thể chất của sinh viên đại học Bách Khoa”. Nguyễn Xuân Hường (2007) “Nghiên cứu thực trạng hiệu quả tập luyện phát triển thể chất của sinh viên bắn súng trường ĐH TDTT Bắc Ninh”.
    - Lĩnh vực xây dựng chỉ số đánh giá thể lực, có các công tŕnh nghiên cứu sau: Trần Nguyệt Đán (2001) “Xây dựng chỉ số đánh giá tŕnh độ phát triển thể lực cho sinh viên cao đẳng nhạc hoạ trung ương”. Ngô Ưch Quân (2004) “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tŕnh độ thể lực cho sinh viên năm thứ 2 chuyên sâu Vật trường ĐH TDTT Bắc Ninh”. Nguyễn Kim Xuân (2007) “Nghiên cứu lùa chọn test đánh giá thể lực chuyên môn của nam sinh viên chuyên sâu thể dục ĐH TDTT qua các năm học”. Phạm Anh Tuấn (2007) “Nghiên cứu xây dựng test đánh giá tŕnh độ phát triển thể lực cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT Hà Tây”.
    - Về lĩnh vực nghiên cứu các giải pháp, có các công tŕnh nghiên cứu sau:Hoàng Văn Hưng (2001) “Nghiên cứu cải tiến chương tŕnh GDTC cho sinh viên nhóm thể lực yếu”. Phạm Quang Ḍng (2001) “Bước đầu nghiên cứu cải tiến chương tŕnh thể dục nghề cho sinh viên đại học sư phạm Vinh”. Phạm Văn Tác (2001) “Nghiên cứu cải tiến chương tŕnh GDTC cho đại học nông lâm ngư nghiệp theo định hướng nghề nghiệp”. Nguyễn Thanh Liêm (2001) “Nghiên cứu đổi mới chương tŕnh đào tạo giáo viên chuyên trách TDTT THCS tỉnh Tây Ninh”. Hồ Đắc Sơn (2004) “Vấn đề đồi mới chương tŕnh đào tạo giáo viên TDTT trường đại học sư phạm Hà Nội”.
    - Về giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các môn thực hành, có các công tŕnh sau: Nguyên Ngọc Việt (2001) “Ứng dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học đại học vào một số môn học thực hành cho sinh viên khoa thể dục đại học sư phạm Vinh”. Vơ Văn Nga (2001) “Vận dụng h́nh thức dạy học theo tổ tăng cường rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành thể dục”. Đỗ Hữu Trường (2004) “Ứng dụng máy bắn laze trong tập luyện kỹ thuật góp phần nâng cao thành tích cho sinh viên chuyên sâu bắn súng trường ĐH TDTT I”. Trần Văn Vinh (2004) “Ứng dụng máy bắn bóng trong giảng dạy kỹ thuật quần vợt cho sinh viên chuyên sâu năm thứ nhất trường ĐH TDTT I”.
    - Về các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC và chất lượng dạy học các môn thể thao, có các công tŕnh sau: Ngô Văn Tôn (2001) “Nghiên cứu một số biện pháp xă hội hoá TDTT ở trường đại học tài chính kế toán Hà Nội”. Nguyễn Văn Thế (2001) “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện thể lực cho học viên hệ đào tạo dài hạn ở học viện kỹ thuật quân sự”. Phạm Kim Lan (2001) “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC ở học viện ngân hàng phân viên thành phố Hồ Chí Minh”. Đào Xên (2001) “Những biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng GDTC ở trường đại học Cần thơ”. Nguyễn Gắng (2001) “Nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngoại khoá theo loại h́nh câu lạc bộ thể thao hoàn thiện đối với sự phát triển thể chất cuả sinh viên cách trường đại học ở thành phố Huế”. Nguyễn Đại Dương (2004) “Nghiên cứu một số biện pháp kích thích phát triển động cơ học tập của sinh viên trường ĐH TDTT I”.v.v .
    Qua các công tŕnh nghiên cứu trên có thể nhận thấy:
    - Các công tŕnh nghiên cứu trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên các trường không chuyên TDTT , hoặc nghiên cứu đổi mới chương tŕnh, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá và ứng dụng các phương pháp dạy học mới để nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn thực hành cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Trong khi đó lĩnh vực nghiên cứu các giải pháp phát triển thể chất để nâng cao hiệu quả chương tŕnh giảng dạy các môn thực hành cho sinh viên TDTT khối các trường sư phạm th́ hầu như chưa có công tŕnh nào nghiên cứu.
    Từ phân tích trên đề tài nghiên cứu:
    Nghiên cứu sù phát triển thể chất và mét số giải pháp nâng cao hiệu quả chương tŕnh giảng dạy thực hành các môn thể thao cho sinh viên Khoa TDTT Trường Đại học Hải Pḥng
    Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển thể chất, mối tương quan giữa sự phát triển thể chất với kết quả học tập thực hành các môn TDTT và các yếu tố dạy- học chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của sinh viên, đề xuất các giải pháp để phát triển thể chất nhằm nâng cao kết quả học tập kỹ thuật thực hành các môn TDTT trong chương tŕnh đào tạo cho sinh viên Khoa TDTT Đại học Hải Pḥng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên TDTT cho trường Đại học Hải Pḥng nói riêng và các trường sư phạm TDTT nói chung.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu sau:
    Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng phát triển thể chất và các yếu tố trong dạy- học ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của sinh viên Khoa TDTT Đại học Hải Pḥng.
    Mục tiêu 2: Xây dùng một số giải pháp phát triển thể chất nhằm nâng cao kết quả học tập kỹ thuật thực hành các môn thể thao trong chương tŕnh đào tạo của Khoa TDTT Đại học Hải Pḥng.
    Để thực hiện được mục đích và các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài thực hiện theo mô h́nh nghiên cứu sau:
    Nghiên cứu thực trạng thể chất sinh viên sau đó nghiên cứu sự tương quan giữa kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương tŕnh đào tạo để chứng minh những sinh viên có thể chất phát triển tốt th́ sẽ đạt kết quả học tập tốt. Tiếp theo, đề tài nghiên cứu các yếu tố trong dạy- học ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của sinh viên. Trên cơ sở đó, lựa chọn và xây dựng các giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Khoa TDTT Đại học Hải Pḥng.
    Giả thiết khoa học
    Thể chất là một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi hoạt động thể lực và trí tuệ của con người. V́ vậy ứng dụng một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển thể chất chắc chắn sẽ nâng cao kết quả học tập kỹ thuật thực hành các môn thể thao cho sinh viên trường Đại học Hải Pḥng.





    Chương I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác GDTC trong trường học các cấp
    Trong suốt chặng đường gần 80 năm lănh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng công tác TDTT và công tác giáo dục TDTT. Điều này thể hiện rất rơ ở các chỉ thị, nghị quyết và trong các chương tŕnh hành động cụ thể của Đảng và Nhà nước.
    Ngay từ khi c̣n hoạt động bí mật Đảng ta luôn coi trọng công tác TDTT và công tác giáo dục TDTT, thể hiện trong chương tŕnh cứu nước của Mặt trận Việt Minh 3/1941 có đoạn: “ .Cần phải khuyến khích và giúp đỡ nền TDTT quốc dân, làm cho ṇi giống ngày thêm khoẻ mạnh .”[93, tr. 6].
    Từ những năm 1950, ở các trường học Khu học xá Trung ương và các vùng chiến khu, các khu du kích, TDTT cũng đă được đưa vào chương tŕnh GDTC của nhà trường nhằm tăng cường thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh và sinh viên.
    Sau Hoà b́nh lập lại ở miền Bắc, năm 1958 Chỉ thị 106 CT/TW về công tác TDTT của Đảng đă chỉ thị cho Ban TDTT Trung ương: “ .Vấn đề đào tạo cán bộ TDTT là rất cấp bách. Ban TDTT Trung ương phải có kế hoạch mở trường đào tạo cán bộ trung cấp TDTT và phải chọn một số cán bộ và vận động viên TDTT đi học dài hạn ở các nước anh em.”[93, tr. 8].
    Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) Ban Bí thư Trung ương Đảng đă ra Chỉ thị 181 CT/TW về công tác TDTT, chỉ thị nêu rơ: “ .Tích cực đào tạo cán bộ TDTT, coi đó là một vấn đề cấp bách. Ban TDTT Trung ương cần mở trường trung cấp có, kế hoạch đào tạo cán bộ các loại, có kế hoạch gửi cán bộ đi học nước ngoài, cần nghiên cứu ban hành một số chính sách chế độ hoạt động TDTT .”[93, tr.12].
    Đại hội Đảng toàn quốc lần III, trong các báo cáo chính trị một lần nữa khẳng định vai tṛ to lớn của TDTT: “ .Con người là vốn quí nhất của chế độ XHCN. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quƯ của các ngành Y tế và TDTT .”. Trong Báo cáo nhiệm vụ và phương hướng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất tŕnh bày trước Đại hội đă nêu bật: “ .Cần chú trọng đào tạo cán bộ TDTT .”.
    Tiếp đó, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đảng ta tiếp tục ra các Chỉ thị 38 CT/TW (1962) về tăng cường công tác thể thao quốc pḥng, năm 1964 ra Chỉ thị 79 CT/TW về bảo vệ sức khoẻ cán bộ.
    Đặc biệt trong Hội nghị Trung ương lần 8 khoá III đă ra nghị quyết, nhấn mạnh phải đẩy mạnh hoạt động y tế và TDTT. Trong nghị quyết có đoạn: “ Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương tŕnh học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và đại học” [93].
    Năm 1967, Đảng ta ra Chỉ thị 140 CT/TW về việc bảo vệ và bồi dưỡng sức khoẻ của cán bộ nhân dân trước t́nh h́nh mới lại một lần nữa nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải phát huy những khả năng tiềm tàng của các cơ quan nhà nước, của các đoàn thể quần chúng Kết hợp pḥng chữa bệnh với cải thiện ăn ở làm việc, TDTT để bồi dưỡng nâng cao sức khoẻ cán bộ, nhân dân .”.
    Năm 1970, Trung ương Đảng tiếp tục ra Chỉ thị 180 CT/TW về tăng cường công tác TDTT trong t́nh h́nh mới nhấn mạnh: “ Cần tăng cường xây dựng và bồi dưỡng hướng dẫn viên, cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên thể thao . và có chủ chương biện pháp cải tiến công tác của các trường TDTT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ mới.” [93], [26]
    Năm 1975, khi miền Nam vừa được giải phóng Đảng ta đă kịp thời ra Chỉ thị 221 CT/TW (6/1975) về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng. Chỉ thị này nêu rơ: “ Nội dung giáo dục phổ thông phải toàn diện, bao gồm giáo dục chính trị và đạo đức cách mạng, giáo dục văn hoá khoa học, giáo dục kỹ thuật, giáo dục lao động và giáo dục thể chất.”
    Tháng 11 cùng năm, Ban Bí thư tiếp tục ra Chỉ thị 227 CT/TW (11/1975) trong đó đặc biệt nhấn mạnh về công tác TDTT trong t́nh h́nh mới và tới các biện pháp: “ .Ngành TDTT và các ngành khác có liên quan cần xây dựng qui hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lư, cán bộ khoa học kỹ thuật, giáo viên TDTT và xây dựng hệ thống trường TDTT thích hợp với điều kiện nước ta.”.
    Trong Báo cáo chính trị do Tổng Bí thư Lê Duẩn tŕnh bày trước Đại hội Đảng lần thứ IV (năm 1976) khẳng định công tác TDTT là một mặt cần thiết không thể thiếu trong giáo dục toàn diện hiện đại. Báo cáo nhấn mạnh: “ .Cần nâng cao chất lượng toàn diện của nội dung giáo dục, hiện đại hoá chương tŕnh học tập khoa học và kỹ thuật, mở rộng kiến thức quản lư kinh tế . Coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mỹ, TDTT và luyện tập quân sự.”
    Tháng 1/1979, Trung ương Đảng ra chỉ thị về cải cách giáo dục một lần nữa lại khẳng định vai tṛ của GDTC ở các trường học: “Ở trường phổ thông trung học cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật và giáo dục thể chất . ”.
    Năm 1982, trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V Tổng Bí thư Lê Duẩn tiếp tục khẳng định: “ . Cần tăng cường hệ thống tổ chức quản lư công tác TDTT ở các cấp ngành, các đoàn thể. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ . ”.
    Năm 1986, Báo cáo của Ban Chấp hành TW khoá VI đă tiến thêm một bước nhấn mạnh: “ Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng . Nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học.”[93].
    Báo cáo chính trị của BCH TW Đại hội Đảng khoá VII (1991) Đảng ta tiếp tục khẳng định: “ .Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học .”[95].
    Một văn kiện chỉ đạo có ư nghĩa rất lớn lao đối với công tác TDTT nói chung và GDTC nói riêng sau Đại hội Đảng VII là Chỉ thị 36 CT/TW. Trong chỉ thị này Ban Bí thư đă đưa ra các quan điểm chỉ đạo hết sức đúng đắn đối với công tác GDTC là: “ .Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học. Làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang .”. “Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Cán sự Đảng Tổng cục TDTT phối hợp chỉ đạo công tác giáo dục thể chất, cải tiến chương tŕnh giảng dạy, tiêu chuẩn RLTT; đào tạo giáo viên cho trường học tất cả các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ GDTC bắt buộc ở các trường học.”[93], [46], [17].
    Bước vào thế kỷ XXI, đặc biệt là đất nước ta chuẩn bị bước vào thời kỳ hoà nhập quốc tế, Nhà nước ta công bố Luật Giáo dục ngày 4/6/2005. Điều 22,27,33,39 trong đó cũng xác định rơ mục tiêu phát triển toàn diện Đức-Trí- Thể –Mỹ [54].
    Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo c̣n ra Chỉ thị số 25/2004 CT/ BGD&ĐT và Quyết định 19/2004 QĐ/BGD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng GDĐT nói chung và GDTC nói riêng. [8]
    Tóm lại, trong suốt các chặng đường của cách mạng Việt Nam Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác GDTC trong trường học các cấp. Từ đó có những chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo phương hướng phát triển đúng đắn cho sự nghiệp GDĐT nói chung và GDTC nói riêng ở nước ta.
    1.2. Thể chất và vai tṛ của thể chất trong đào tạo giáo viên TDTT các trường sư phạm TDTT ở nước ta.
    1.2.1. Một số khái niệm có liên quan đến thể chất.
    1. Khái niệm về thể chất.
    Theo từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ư th́: “Thể chất hiểu theo nghĩa hẹp là chất lượng cơ thể” [105, tr. 1555]
    Các nhà lư luận TDTT Trung Quốc như Từ Gia Kiệt, Dương Vọng Hữu (2000) th́ khái niệm: “Thể chất là chỉ những đặc trưng tương đối ổn định của h́nh thái chức năng cơ thể và khả năng thích ứng cơ thể với môi trường sống.” [117, tr. 36].
    C̣n theo các nhà lư luận TDTT Nga như Nôvicốp, Matveep, th́: “Thể chất là những đặc trưng tương đối ổn định về h́nh thái cơ thể, chức năng cơ thể được h́nh thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống”. [63].
    - C̣n theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tèn (Việt Nam, 2006) cũng đồng t́nh với khái niệm đó đồng thời khẳng định rơ hơn: “nội dung của thể chất bao gồm thể h́nh, khả năng chức năng và khả năng thích ứng. Trong đó thể h́nh là h́nh thái cấu trúc của cơ thể c̣n năng lực thể chất lại chủ yếu liên quan đến khả năng chức năng của hệ thống cơ quan trong cơ thể thể hiện chính qua hoạt động cơ bắp. Nó bao gồm các tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo, linh hoạt, sức bền .) và những năng lực vận động cơ bản của con người . Khả năng thích ứng là chỉ tŕnh độ (năng lực) thích ứng chủ yếu về chức năng của cơ thể con người với hoàn cảnh bên ngoài bao gồm cả sức đề kháng của con người đối với bệnh tật .” [79, tr. 20].
    Rơ ràng là khái niệm về thể chất giữa các nhà lư luận TDTT trong và ngoài nước tương đối đồng nhất và ta có thể rót ra khái niệm về thể chất như sau:
    “Thể chất là những đặc trưng tương đối ổn định về h́nh thái cơ thể, chức năng cơ thể được h́nh thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống. Thể chất bao gồm h́nh thái cơ thể, chức năng cơ thể và năng lực thích ứng của cơ thể với môi trường sống.”

    2. Khái niệm về tố chất thể lực.
    Theo tác giả nước ngoài như Nôvicốp, Matveep (Nga),; Trần An Khôi, Trần Âm Sinh (Trung Quốc) th́ tố chất thể lực được hiểu là “một tiêu chí quan trọng đánh giá phát triển của năng lực cơ thể; là một bộ phận của thể chất cơ thể, là biểu hiện của chức năng các hệ thống cơ quan của cơ thể khi vận động thể lực. Tố chất thể lực bao gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo” [63],[119, tr. 5].
    Các tác giả Việt Nam như Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Lê Văn LÉm, Vũ Đức Thu, Trương Anh Tuấn cũng có cùng quan điểm trên và đều cho rằng: “tố chất thể lực là một bộ phận quan trọng của năng lực thể chất, mà năng lực thể chất lại liên quan tới những khả năng, chức năng của hệ thống cơ quan trong cơ thể, thể hiện chính trong hoạt động cơ bắp. Nó bao gồm các tố chất thể lực sức mạnh, sức nhanh, độ dẻo và sự khéo léo” [78], [79, tr. 20].
    Từ các khái niệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước đề tài rót ra một khái niệm chung về tố chất thể lực là: “Tố chất thể lực là sự biểu hiện của chức năng, các cơ quan hệ thống cơ thể, nó bao gồm sức mạnh, sức nhanh, độ dẻo và sự khéo léo. Nó là tiêu chí đánh giá tŕnh độ phát triển của năng lực cơ thể”
    1.2.2. Mối quan hệ giữa tố chất thể lực với h́nh thái chức năng và trạng thái tinh thần của cơ thể.
    Mối quan hệ giữa tố chất thể lực với h́nh thái cơ thể theo các nhà sinh lư và sinh cơ thể thao Dương Tích Nhượng, Lục Ái Vân (1998), Đônskôi (1986), Trịnh Hùng Thanh (1996), Lưu Quang Hiệp (2003) th́ giữa tố chất thể lực với h́nh thái cơ thể ở một số chỉ số h́nh thái cơ thể như độ ṿng độ rộng chiều cao cơ thể hoặc tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể th́ có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của từng tố chất thể lực riêng biệt. Ví dụ rộng vai th́ có lợi cho tố chất mềm dẻo vai, hoặc chu vi đùi, cẳng chân lớn có lợi cho sức bật . chu vi cẳng tay cẳng tay lớn có lợi cho sức mạnh tay [36], [78], [112]. Song một số nhà sinh cơ học lại cho rằng: "H́nh thái cơ thể chỉ có lợi cho việc phát huy các nhân tố sinh cơ như đ̣n bẩy hệ số cản mà thôi" [114, tr. 46].
    Từ góc độ khoa học tuyển chọn của các tác giả Bungacova Volcop; Svat, Zaxiorxki (Nga), Tăng Phàn Huy, Vương Mộ Đức, H́nh Văn Hoa (Trung Quốc) đều cho rằng h́nh thái cơ thể chỉ có lợi cho VĐV đạt được thành tích cao ở một môn thể thao nào đó khi các chỉ số h́nh thái phù hợp với đặc điểm sinh cơ và tính chất vận động của môn thể thao đó. Ví dụ chiều cao cơ thể có quan hệ chặt chẽ với các môn bóng, nhảy cao, xa, bơi . song lại không có quan hệ chặt với VĐV các môn cử tạ, vật . [113],[117].
    Rơ ràng, quan điểm của các nhà khoa học sinh lư sinh cơ đều nhất trí cho rằng những người có thể h́nh vạm vỡ cân đối th́ hầu như đều có sự phát triển thể lực chung tốt. Nói cách khác các tố chất thể lực chung cũng có mối quan hệ tương đối chặt với sự phát triển cân đối hài hoà của h́nh thái cơ thể [36],[78],[112].
    Ngoài ra một số tác giả về tuyển chọn thể thao như Svat (Nga), Tăng Phàn Huy (Trung Quốc) cho rằng sự phát triển h́nh thái cơ thể c̣n liên quan tới nhiều yếu tố khác như nhân tố di truyền, điều kiện và môi trường sống vấn đề tập luyện TDTT . v́ vậy nó quan hệ chặt với tố chất thể lực. V́ tŕnh độ tố chất thể lực cũng trong một chừng mực rất lớn bị yếu tố h́nh thái cơ thể chi phối, ở mức độ khác nhau, góc độ và cấp độ khác nhau. Nhà khoa học sinh lư học Dương Tích Nhượng (1991) c̣n cho rằng tố chất thể lực trong chừng mực nào đó là "hệ quả của cÊu trúc h́nh thái cơ thể" [113, tr. 185]: người có thể cao to vạm vỡ thường là người có tố chất sức mạnh tốt. Cơ thể mảnh mai sẽ thể hiện sự yếu ớt .
    Trên góc độ y học TDTT, một số tác giả như Lê Quí Phượng, Lưu Quang Hiệp cho rằng sự phát triển h́nh thái cơ thể c̣n có thể bị sự chi phối bởi quá tŕnh sinh trưởng của cơ thể có bị tổn hại ǵ do mắc bệnh gây ra hay không. Ví dụ một trẻ bị nhiễm mét chứng viêm nhiễm cấp tính do điều trị không triệt để dẫn tới bệnh măn tính. Từ đó dễ dẫn tới suy dinh dưỡng gầy yếu. "do sự hấp thu dinh dưỡng bị giảm sút sẽ làm ảnh hưởng đến quá tŕnh phát triển thể h́nh của các em. Và từ đó sẽ làm giảm sút sự phát triển các tố chất thể lực" [35],[68].
    Từ các quan điểm trên của các nhà sinh lư sinh cơ và y học TDTT rót ra nhận xét là: H́nh thái cơ thể là tiền đề cho sự phát triển các tố chất thể lực. Có h́nh thái cơ thể h́nh phát triển cân đối hài ḥa sẽ có lợi cho sự phát triển các tố chất thể lực từ đó làm cho thể chất được nâng cao. Song h́nh thái cơ thể Ưt chịu tác động của nhân tố tập luyện mà chủ yếu bị nhân tố di truyền và điều kiện dinh dưỡng và môi trường chi phối. Đối với sinh viên có độ tuổi từ 18- 20 trở lên th́ h́nh thái cơ thể đă phát triển tương đối ổn định nên Ưt chịu ảnh hưởng của yếu tố tập luyện. Do đó, trong đề tài này khi nghiên cứu về sự phát triển thể chất chủ yếu là hướng vào sự phát triển thể lực là chính.
    Mối quan hệ giữa tố chất thể lực với chức năng cơ thể.
    Chức năng cơ thể là thể hiện công năng của các hệ thống nội tạng của cơ thể như hệ thống tim mạch, hệ thống hô hấp, hệ thống bài tiết, hệ thống miễn dịch . Các chức năng này chịu ảnh hưởng rất lớn của di truyền. Các nhà tuyển chọn thể thao như Bungacova, Mondeanski (1974), Vôncôp (1983), Tăng Phàn Huy (1991) đă đưa ra các số liệu về di truyền của các chỉ số chức năng và sinh lư cơ thể, như bảng sau:
    Bảng 1.1. Tỷ lệ ảnh hưởng của di truyền đối với các năng lực chức năng cơ thể.
    [TABLE="width: 642"]
    [TR]
    [TD]Chỉ sè[/TD]
    [TD]Tỷ lệ % ảnh hưởng bởi di truyền[/TD]
    [TD]Tỷ lệ % ảnh hưởng của môi trường[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Nín thở[/TD]
    [TD]82,20[/TD]
    [TD]17,8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Năng lực hấp thụ oxy tối đa (VO[SUB]2[/SUB]max)[/TD]
    [TD]76,9[/TD]
    [TD]23,1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Nhịp tim yên tĩnh.[/TD]
    [TD]62,7[/TD]
    [TD]37,3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Nhịp tim tối đa.[/TD]
    [TD]58,8[/TD]
    [TD]41,2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Nhịp đập hồi phục.[/TD]
    [TD]59,1[/TD]
    [TD]40,9[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Trích từ: Những tri thức cơ bản trong đào tạo VĐV bơi lội trẻ 2002 [79]
    Qua đó thấy các chức năng này chịu ảnh hưởng tương đối nhỏ của huấn luyện. Song giữa các chỉ sè chức năng cơ thể với h́nh thái cơ thể, chỉ có tương quan chặt với một số rất Ưt chỉ sè h́nh thái cơ thể có những chỉ số lại tương quan ngược (âm tính). Ví dụ chỉ số VO[SUB]2[/SUB] max tương quan không chắc với chiều cao cơ thể hoặc công năng tim, không có mối tương quan chặt với độ ṿng và độ rộng các bộ phận cơ thể .
    Chức năng cơ thể lại có mối tương quan rất chặt với tŕnh độ phát triển ở các tố chất thể lực tương ứng. Ví dụ VO[SUB]2[/SUB] max và chức năng hô hấp tương quan chặt với sức bền (r = 0,82) công năng tim cũng có tương quan chặt với các hoạt động sức mạnh bền và tốc độ (r = 0,81 và 0,80).
    Qua đó thấy chức năng cơ thể nhất là chức năng tuần hoàn và hô hấp có quan hệ chặt với tŕnh độ phát triển của một số tố chất thể lực quan trọng như sức mạnh tốc độ, sức bền.
     
Đang tải...