Tiến Sĩ Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦUI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vai trò quan trọng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nông nghiệp nước ta có những bước phát triển vượt bậc, giá trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tích cực. An ninh lương thực được giữ vững, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy hải sản, cà phê . Đời sống nhân dân được cải thiện cả vật chất và tinh thần.
    Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có nhiều lợi thế để sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp đạt được thành tựu khá vững chắc. GDP nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu GDP của tỉnh chiếm 23% cao hơn so với cả nước (20,6%) và cao hơn các tỉnh đồng bằng sông Hồng (12,6%). Khu vực nông nghiệp thu hút 54,4% lực lượng lao động của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình CNH, HĐH, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, thị trường nông sản có nhiều biến động, những rủi ro trong nông nghiệp do chịu ảnh hưởng của thiên tai đang gây ra những khó khăn cho phát triển nông nghiệp Hải Dương.
    Để sản xuất nông nghiệp Hải Dương tiếp tục ổn định và phát triển trong giai đoạn hiện nay cũng như có những định hướng chiến lược cho tương lai, những nghiên cứu về sự phát triển nông nghiệp cần phải có sự nhìn nhận đúng vai trò, đánh giá một cách khách quan các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp của tỉnh. Xuất phát từ thực tế phát triển nông nghiệp của tỉnh, đề tài “Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương” được lựa chọn làm luận án Tiến sĩ nhằm góp phần luận giải quá trình phát triển nông nghiệp Hải Dương từ năm 2000 đến nay dưới tác động của các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài. Từ đó đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học cho quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo.
    II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1. Trên thế giới
    - Trong hệ thống lí luận về phát triển kinh tế trên thế giới, những nghiên cứu lí luận về giai đoạn phát triển kinh tế chiếm một vị trí quan trọng. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là nhà kinh tế người Mỹ, Walter W. Rostow. Theo lí thuyết của W. Rostow: quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia được chia thành 5 giai đoạn: xã hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, tăng trưởng và mức tiêu dùng cao và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy. Theo mô hình này, then chốt nhất là giai đoạn “cất cánh”.
    - Học thuyết Keynes: ra đời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế cuối những năm 29 đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Nội dung của học thuyết rất rộng, bao hàm nhiều vấn đề khác nhau để giải quyết các vấn đề của chủ nghĩa tư bản lúc bấy giờ, trong đó có một số điều có thể vận dụng như là cơ sở lí luận cho việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.
    - Nhìn nhận vai trò của thị trường lao động nông thôn và quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp như một tiến trình chuyển dịch lao động giữa hai lĩnh vực chính nông nghiệp và công nghiệp, Lewis đưa ra mô hình nguồn lao động vô hạn và thị trường không hoàn hảo. Theo Lewis, một nền kinh tế nông nghiệp ở giai đoạn đầu phát triển, lao động nông thôn sống chủ yếu bằng nghề nông rất đông. Trong quá trình công nghiệp hóa, lao động chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, phần đóng góp về GDP và tỷ lệ lao động của lĩnh vực nông nghiệp đến một thời điểm nhất định sẽ giảm xuống.
    - Tiếp thu và phát triển các lý thuyết của các nhà kinh tế đã công bố về các quá trình phát triển nông nghiệp, Peter Timmer phân quá trình phát triển nông nghiệp của một nước thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 được đặc trưng bởi năng suất lao động nông nghiệp tăng lên và lao động trong lĩnh vực chuyển sang các lĩnh vực khác một cách chậm chạp. Giai đoạn 2 là giai đoạn nông nghiệp đóng góp cho nền kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp nhờ tạo ra sản phẩm dư thừa, sẽ chuyển các nguồn lực tài chính và lao động sang các khu vực khác của nền kinh tế với tốc độ nhanh, chủ yếu đầu tư cho quá trình công nghiệp hóa. Giai đoạn 3 lĩnh vực nông nghiệp tham gia mạnh hơn vào quá trình phát triển kinh tế thông qua kết cấu hạ tầng cải thiện, thị trường lao động và thị trường vốn phát triển, thúc đẩy sự liên kết giữa kinh tế nông thôn và thành thị. Giai đoạn 4 được đặc trưng bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế công nghiệp, trong đó lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và ngân sách chi cho nhu cầu tiêu thụ lương thực và thực phẩm chiếm phần nhỏ trong ngân sách chi tiêu của các gia đình thành thị. Nếu theo mô hình này, Việt Nam đang ở đầu giai đoạn phát triển thứ nhất và có một số lĩnh vực có sự gối đầu sang giai đoạn thứ 2.
    - Với công trình đoạt giải Nobel năm 1993 “Áp dụng lý thuyết kinh tế và phương pháp định lượng trong giải thích các thay đổi về kinh tế và tổ chức” của Douglass C.North, Ông chia quá trình phát triển của mỗi nền kinh tế thành 4 thời kỳ tùy theo chi phí thông tin và cưỡng chế thực hiện hợp đồng của mỗi thời kỳ: đó là thời kì tự cung, tự cấp trong quy mô nông nghiệp làng xã; thời kỳ sản xuất hàng hóa nhỏ, quan hệ sản xuất kinh doanh vươn ra ngoài phạm vi làng xã, tới mức vùng; thời kì sản xuất hàng hóa quy mô trung bình và thời kì sản xuất hàng hóa với quy mô lớn.
    - Vấn đề phân bố không gian của ngành nông nghiệp (Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp) đã có sức thu hút mãnh mẽ sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Người đầu tiên đưa ra ý tưởng về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp là nhà khoa học người Đức J.H.Von Thunen (1783 - 1850). Đầu những năm 1800, Ông đã đề xuất "lí thuyết vành đai giữa trung tâm và ngoại vi". Dựa trên các kết quả tính toán của mình, Thunen kết luận về vai trò của thành phố đối với sự phát triển nông nghiệp. Theo ông, xung quanh một thành phố trung tâm (với giả thiết là hoàn toàn cô lập với các trung tâm khác) có thể tồn tại và phát triển 5 vành đai sản xuất chuyên môn hóa nông nghiệp theo nghĩa rộng liên tục từ trong ra ngoài, gồm: vành đai 1 là thực phẩm tươi sống; vành đai 2 là lương thực, thực phẩm; vành đai 3 là cây ăn quả; vành đai 4 là lương thực và chăn nuôi; vành đai 5 là vành đai lâm nghiệp. Tùy theo điều kiện cụ thể về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất của cư dân và quy mô của thành phố trung tâm mà xác định số lượng vành đai, cũng như bán kính của mỗi vành đai nông nghiệp.
    - Một trong những chuyên gia Xô Viết hàng đầu nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp là K.I.Ivanov. Trong luận án tiến sĩ với đề tài "Tổ chức lãnh thổ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và việc tính toán điều kiện của địa phương" (1967), ông đã phát triển tư tưởng của N.N.Kôlôxôvxki về các thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất và đưa nó vào lĩnh vực nông nghiệp. Về phương diện lí thuyết, K.I.Ivanov xây dựng cơ sở cho phương pháp dòng (băng chuyền) trong việc tổ chức sản xuất của nhiều phân ngành nông nghiệp. Nhiều tư tưởng và quan niệm mới của ông đã được ứng dụng trong lĩnh vực lập mô hình các hệ thống lãnh thổ.

    2. Ở Việt Nam

    Ở Việt Nam, vấn đề phát triển nông nghiệp rất được chú ý, nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (tháng 12/1986). Kế thừa và phát triển lí luận về sự phát triển nông nghiệp của các tác giả trên thế giới, các nhà khoa học, các nhà kinh tế nước ta đã công bố nhiều công trình nghiên cứu sự phát triển của nông nghiệp cả cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn cũng như vai trò và các điều kiện phát triển của nông nghiệp nước ta.
    - Một trong những tác giả có nhiều công trình viết về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam là Đặng Kim Sơn. Tác giả đã tổng quan một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn trên thế giới trong điều kiện khoa học, công nghệ phát triển nhanh. Ông đặt sự phát triển của nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế cũng như nhìn nhận vai trò của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ và của người nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tác giả đã đánh giá một cách tổng quan nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới và phát triển.
    - Nghiên cứu những vấn đề cơ sở lí luận của nông nghiệp, nhóm tác giả Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc những cơ sở lí luận của nông nghiệp như vai trò, vị trí, đặc điểm của ngành nông nghiệp. Mặt khác, các tác giả đã phân tích lịch sử phát triển nông nghiệp Việt Nam, xu hướng và những biện pháp tạo điều kiện cho nông nghiệp nước ta phát triển trong xu thế hội nhập.
    - Đánh giá nông nghiệp Việt Nam sau 15 năm đổi mới, Nguyễn Sinh Cúc đã tổng kết những thành công cũng như những tồn tại của nông nghiệp Việt Nam từ 1986 đến nay, đồng thời đưa ra những giải pháp và triển vọng cho nông nghiệp Việt Nam từ bài học kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nước trên thế giới. Tác giả đã xây dựng 3 mô hình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long đó là mô hình đa dạng hóa nông nghiệp gắn với công nghiệp nông thôn, mô hình phát triển công nghiệp và dịch vụ và mô hình gắn công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp hàng hóa
    - Nông nghiệp là ngành kinh tế gắn chặt với các điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội. Nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà trước hết là gắn liền với tài nguyên đất, nước, khí hậu Mỗi sự biến đổi của các điều kiện tự nhiên đều tác động sâu sắc đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Viết về vấn đề này, tác giả tiêu biểu là Đào Châu Thu. Tác giả đã phân tích tài nguyên đất của nước ta và nhấn mạnh ý nghĩa của đất đối với sản xuất nông nghiệp. Tác giả cũng đã phân chia độ dốc của vùng núi Việt Nam và xây dựng mô hình canh tác hợp lí trên đất dốc, đồng thời đặt ra những thách thức trong quá trình canh tác trên đất dốc.
    - Một trong những đặc trưng nổi bật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, theo TS. Vũ Đình Thắng là một quá trình và cũng không thể có một cơ cấu hoàn thiện, bất biến. Nói cách khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan, nhưng đó không phải là quá trình vận động tự phát, mà con người cần phải tác động để thúc đẩy quá trình chuyển dịch này nhanh và hiệu quả hơn.
    - Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái một số cây trồng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của nông nghiệp Việt Nam, Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã đi tiên phong trong nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lí. Tác giả đã phân tích đặc điểm sinh thái cây lúa, ngô Từ những nghiên cứu cá thể, năm 1965 tác giả đã chuyển sang nghiên cứu sinh lí ruộng lúa năng suất cao với việc nghiên cứu quá trình quang hợp, dinh dưỡng khoáng Công trình nghiên cứu này đặt cơ sở cho việc tạo ra những cánh đồng 10 tấn/ha vào những năm 70 của thế kỉ trước tại các HTX tỉnh Thái Bình, Hưng Yên .
    - Cùng nghiên cứu về cây lúa, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng có công trình đầu tiên sau khi tốt nghiệp ở Trung Quốc. Ông đã nghiên cứu thành công công trình đưa lúa chiêm xuân trồng vào vụ mùa. Sau thành công này, lần lượt các giống lúa đông xuân 1, đông xuân 2 và đông xuân 3 ra đời cho năng suất cao và được trồng cả vụ chiêm xuân và vụ mùa, điển hình là NN8. Ngày nay, những giống lúa của Ông ít được gieo trồng, nhưng việc nghiên cứu tạo ra nó và đưa vào sử dụng rộng rãi ở miền Bắc những năm 70 – 80 của thế kỷ trước góp phần không nhỏ để giải quyết vấn đề lương thực quốc gia.
    - Một trong những vấn đề bức bách nhất mà ngành nông nghiệp Việt Nam chưa làm được là ổn định đầu ra của sản phẩm. Đề cập đến vấn đề này, GS. Võ Tòng Xuân có nhiều bài viết, trong đó tiêu biểu là công trình Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trong công trình này, tác giả đề cập đến các tình huống dẫn đến những thành công và thất bại vừa qua của thị trường nông nghiệp Việt Nam, phân tích những điều kiện đáp ứng thị trường và phương pháp vĩ mô cần áp dụng để tạo ra thị trường hấp dẫn cho nông nghiệp Việt Nam. Để chứng minh cho luận điểm của mình, tác giả đã minh chứng với thành công của Malaixia về cây cọ dầu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...