Thạc Sĩ Nghiên cứu sự phát triển nghề nuôi hươu sao tại các nông hộ ở huyện Hương Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN I MỞ ĐẦU 3
    1.1. Tính cấp thiết .3
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .5
    1.2.1 Mục tiêu chung .5
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể .5
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
    PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
    2.1 Cơ sở lý luận .6
    2.1.1 Các khái niệm cơ bản .6
    2.1.2 Vai trò của nghề chăn nuôi hươu sao .8
    2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi hươu sao 12
    2.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi hươu sao .20
    2.1.5 Các hình thức chăn nuôi hươu ở Việt Nam 24
    2.1.6 Một số chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi 25
    2.2 Cơ sở thực tiễn 27
    2.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi hươu sao trên thế giới .27
    2.2.2 Tình hình phát triển chăn nuôi hươu sao ở một số địa phương ở Việt Nam 29
    2.2.3 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 31
    PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .33
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
    3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .35
    3.2 Phương pháp nghiên cứu .45
    3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 45
    Trong quá trình điều tra chúng tôi chọn các hộ theo nghề nuôi hươu sao tại 3 xã đại diện
    cho các hộ nuôi hươu trong huyện 45
    - Xã Sơn Thủy là một xã có truyền thống nuôi hươu sao lâu đời ở Hương Sơn .45
    - Xã Sơn Giang là xã có tỷ lệ hộ chăn nuôi hươu cao trong huyện .45
    - Xã Sơn Phú là xã có các hộ mới theo nghề nuôi hươu 45
    Kết quả điều tra ở 3 xã trên sẽ phản ánh đặc thù cho vấn đề nghiên cứu của cả huyện 45
    3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu .45
    3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 47
    3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu .47
    3.2.5. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 48
    3.2.6 Các hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 49
    PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .50
    4.1 Khái quát lịch sử phát triển và tình hình chăn nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn .51
    4.1.1 Lịch sử phát triển .51
    4.1.2 Khái quát tình hình chăn nuôi hươu sao tại huyện .52
    4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi hươu sao tại nông hộ 57
    4.2.1 Thông tin chung về các hộ nuôi hươu điều tra năm 2010 57
    24.2.2 Tình hình đầu tư chăn nuôi hươu sao của hộ điều tra 68
    4.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của các hộ nông dân 73
    4.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu ở hộ nông dân 75
    4.3 Định hướng và giải pháp phát triển nghề nuôi hươu 77
    4.3.1 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khan, phân tich ma trận SWOT 77
    4.3.1.1 Những thuận lợi 77
    4.3.1.2 Khó khăn gặp phải của các hộ nuôi hươu .79
    4.3.2 Định hướng 82
    4.3.3 Các căn cứ chung để đề xuất giải pháp 83
    4.3.4 Giải pháp .84
    PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .90
    5.1 Kết luận .90
    Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu GDP ngành nông nghiệp, là bộ
    phận không thể thiếu được trong cơ cấu kinh tế hộ. Ngày nay, việc phát triển chăn nuôi các
    loài động vật hoang dã quý hiếm gắn liền với khai thác hợp lý là một trong những xu
    hướng khai thác bền vững đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Hộ nông
    dân ở huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh đã và đang ngày càng phát triển nghề nuôi hươu sao lâu
    đời của huyện và nghề nuôi hươu trở thành con đường xóa đói giảm nghèo, con đường làm
    giàu của các hộ chăn nuôi hươu sao 90
    5.2 Kiến nghị .91
    5.2.1 Đối với hộ nông dân .91
    5.2.2 Đối với trạm khuyến nông .91
    5.2.3 Đối với các cơ quan chức năng 92
    PHẦN I MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết
    Qua hơn 20 năm đổi mới, nước ta đang vững bước vào tiến trình hội nhập
    nền kinh tế thế giới với xu hướng hòa bình hợp tác và cùng phát triển trên cơ sở
    tạo điều kiện thuận lợi, học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ được sự giúp đỡ của
    các nước trong quá trình lựa chọn con đường hội nhập nhanh nhất và tránh được
    các nhược điểm, hạn chế mà các nước đi trước gặp phải.
    Cùng với quá trình phát triển của đất nước, nền nông nghiệp giữ vai trò
    quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp cung cấp lương thực thực
    phẩm phục vụ nhu cầu sống của người dân và là nguyên liệu cho các ngành sản
    xuất khác, trong đó phải kể đến sự đóng góp của ngành chăn nuôi. Đối với Việt
    Nam, ngành chăn nuôi đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển trở thành một
    ngành sản xuất chính trong nông nghiệp và nông thôn nước ta, chăn nuôi cung
    3cấp nguồn thực phẩm, đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần
    đáng kể trong việc cải thiện mức sống của hộ.
    Trong cơ cấu ngành chăn nuôi, ngoài chăn nuôi những con gia súc gia cầm như
    lợn, bò, gà, vịt đang chiếm vị trí quan trọng với những đặc tính riêng của nó thì
    hiện nay việc chăn nuôi các loại động vật hoang dã quý hiếm gắn liền với việc
    khai thác hợp lý với bảo vệ nguồn tài nguyên động vật là một trong những xu
    hướng khai thác bền vững, đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã
    hội. Trong đó, chăn nuôi hươu sao đang được phát triển ở một số vùng trên đất
    nước. Hươu sao là loài động vật quý hiếm, nhung hươu là vị thuốc bổ có giá trị
    đối với sức khỏe con người chữa trị một số bệnh như tim mạch, kéo dài tuổi thọ,
    trị hư lao, gầy ốm, các bệnh về xương, ., là nguyên liệu quý dùng làm thuốc
    trong tây y và đông y.
    Nghề nuôi hươu đã có truyền thống lâu đời ở vùng đất Hương Sơn – Hà
    Tĩnh, đã và đang giúp cho người dân nơi đây xóa đói giảm nghèo làm giàu một
    cách vững chắc. Trong những năm gần đây khi điều kiện kinh tế của nông dân
    sung túc lên nhất là từ những năm 90 của thế kỷ XX thì đàn hươu đã tăng lên
    khá nhanh, nó đã trở thành nghề chăn nuôi phát triển kinh tế gia đình. Đến nay,
    tổng số đàn hươu ở Hương Sơn đã đạt trên 20 ngàn con, số gia đình nuôi hươu
    đã tăng cao, có nhiều gia đình đã nuôi đến 10 – 30 con/ hộ và mang lại thu nhập
    từ 50 – 100 triệu đồng/ hộ / năm. Nghề nuôi hươu ở Hương Sơn – Hà Tĩnh đã
    trải qua những bước thăng trầm, không tránh khỏi những lúc gian nan cho người
    nuôi do giá biến động bất thường nhưng nay nghề nuôi hươu đang trở lại với giá
    trị thực của nó.
    Ngày nay chăn nuôi hươu sao được phát triển rộng khắp ở Hương Sơn,
    thực sự là một lĩnh vực sản xuất mang lại lợi nhuận cao - từ việc khai thác tiềm
    năng, lợi thế ở địa phương. Tuy nhiên vẫn còn mang nhiều tính chất tự phát, do
    đó còn nhiều câu hỏi đặt ra như:
    4- Thực trạng phát triển chăn nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn
    đang diễn ra như thế nào?
    - Hiện nay có những hình thức chăn nuôi hươu sao nào?
    - Những khó khăn thuận lợi của hộ chăn nuôi hươu sao của các hộ trên địa
    bàn huyện Hương Sơn là gì?
    - Những giải pháp nào cần được đưa ra nhằm phát triển nghề nuôi hươu
    sao, nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi hươu sao tại huyện Hương Sơn?
    Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
    cứu phát triển nghề nuôi hươu sao tại các nông hộ ở Hương Sơn – Hà Tĩnh”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu thực trạng nghề nuôi hươu ở các nông hộ trên địa bàn huyện
    Hương Sơn – Hà Tĩnh. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nhằm phát triển nghề
    nuôi hươu sao trong các nông hộ trên nhằm nâng cao thu nhập và phát triển chăn
    nuôi bền vững.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề
    phát triển chăn nuôi hươu sao.
    - Nghiên cứu thực trạng phát triển ngành chăn nuôi sao tại các nông hộ ở
    trên địa bàn huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh.
    - Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi hươu sao
    ở Hương Sơn – Hà Tĩnh.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn
    nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    5- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - tổ chức có liên chăn nuôi hươu sao tại
    nông hộ ở Hương Sơn – Hà Tĩnh.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
    - Thực trạng phát triển nghề nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn,
    trong đó nhấn mạnh vấn đề sản xuất và tiêu thụ.
    - Phân tích tình hình đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh chăn nuôi
    hươu của hộ.
    - Những thuận lợi khó khăn của sự phát triển chăn nuôi hươu sao của các
    hộ chăn nuôi trong huyện.
    - Các giải pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi hươu sao tại
    huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
    1.3.2.2 Phạm vi không gian
    Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
    1.3.2.3 Phạm vi thời gian
    - Thời gian thực hiện đề tài : Từ tháng 1/ 2010 đến tháng 5/ 2010
    - Thời gian được nghiên cứu thông qua các số liệu thu thập qua 3 năm
    2007 – 2009, trong đó số liệu sơ cấp tập trung chủ yếu vào năm 2009.
    PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1 Cơ sở lý luận
    2.1.1 Các khái niệm cơ bản
    2.1.1.1 Hộ nông dân
    Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà khoa học nông
    nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
    ở nông thôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của nông hộ.
    Tchayanov, nhà nông học người Nga cho rằng: “Hộ nông dân là một đơn
    vị sản xuất ổn định và ông coi hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và
    6phát triển nông nghiệp”. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong
    chính sách nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới.
    Theo Frank Ellis (năm 1988): “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm
    sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm
    trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự
    tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
    Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân, Lê
    Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình
    thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.
    Đào Thế Tuấn (năm 1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu
    hoạt động theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi
    nông nghiệp ở nông thôn”.
    Như vậy hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản
    xuất chính là nông nghiệp, nguồn thu và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.
    Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông
    nghiệp như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các mức độ khác nhau.
    Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn
    vị tiêu dùng.
    2.1.1.2 Kinh tế hộ nông dân
    Theo Tchayanov (1920): “Kinh tế hộ nông dân được hiểu là một hình
    thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia đình nhằm
    thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể mà không dựa
    trên chế độ trả công theo lao động với mỗi thành viên của nó”.
    Có ý kiến lại cho rằng: “Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế
    phức tạp xét từ góc độ quan hệ kinh tế có tổ chức, là sự kết hợp những ngành,
    những công việc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân”.
    7Theo Frank Ellis (1988): “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ
    gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động
    của gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và
    tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào các hoạt động của thị trường”.
    Theo TS.Đỗ Văn Viện (2006): “ Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức
    kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao
    động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất.
    Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, quyết định trong sản xuất – kinh doanh
    và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo
    điều kiện để phát triển”.
    Song kinh tế nông hộ cũng có giới hạn nhất định, đặc biệt trong sản xuất
    đòi hỏi các hộ phải có sự hợp tác, đoàn kết thì mới làm được. Một số hộ nông
    dân riêng lẻ khó có thể giải quyết các vấn đề về thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh -
    dịch hại, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng
    hóa, phòng trừ thiên tai và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Ở đây lại nổi lên sự
    cần thiết của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân cũng như nhiều
    tổ chức khác trong quan hệ hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế nông hộ phát triển.
    Từ các khái niệm trên cho thấy: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức
    kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó các nguồn lực đất đai, lao động, tiền vốn và tư
    liệu sản xuất.
    2.1.2 Vai trò của nghề chăn nuôi hươu sao
    Hươu là động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao. Nguồn lợi thu được khi
    nuôi hươu là thịt, nhung hươu và các sản phẩm phụ.
    2.1.2.1 Chăn nuôi hươu cung cấp nhung là một dược liệu quý hiếm
    Nhung hươu có rất nhiều tác dụng chữa bệnh:
    * Tăng cường thể lực chung: Lộc nhung làm tăng khả năng tổng hợp của
    hồng cầu thí nghiệm đã chứng minh là các động vật thí nghiệm hoặc các vận
    động viên. Khả năng làm việc của các vân động viên Nga có sử dụng lộc nhung
    8đã tăng từ 15 kg/m tới103 kg/m (Yudin và Dubryakov, 1974). Các tác giả của
    công trình khoa học trên nhận thấy rằng tác dụng chủ yếu của lộc nhung trên các
    vận động viên là do chất Pantocrine, một hoạt chất có chứa trong nhung.
    Pantocrine là chất không những tham gia vào tổng hợp hồng cầu hmà còn tham
    gia vào quá trình vận chuyển máu, hai tác dụng trên đã làm tăng khả năng vận
    chuyển Oxi cho Oxihoá chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng và đào thải tống khứ
    các chất độc ra khỏi cơ thể.
    * Chống lão hoá: Các kết quả nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản, Canana,
    Nga, Hàn Quốc chứng tỏ rằng dùng nhung hươu sẽ làm giảm hại sự tác động của
    môi trường bên ngoài lên cơ thể như sự lão hoá do các hoá chất, làm tăng sự tổng
    hợp sự tổng hợp Protein làm giảm sự lão hoá.
    * Tác dụng đối với huyết áp và hệ tim mạch: Các nhà nghiên cứu khoa
    học Nga, Nhật Bản đã nghiên cứu tác dụng của lộc hươu lên hệ tim mạch và có
    kết quả là việc dùng lộc nhung bằng cách uống hoặc chiết suất các chất và tiêm
    đã làm giảm đáng kể huyết áp của người (Fisher, 1988; Church,1999). Tuy nhiên
    làm giảm huyết áp của lộc nhung chỉ có tính chất tạm thời làm giảm huyết áp là
    nhờ chất Choline có trong nhung.
    * Phục hồi các chức năng hoocmon và hệ thống miển dịch: Các chất
    Pantocrine, Proteoglycane có tác động lên hệ miển dịch của cơ thể bằng cách
    kích thích sinh sản Immunoglobuline, lộc nhung có tác dụng chống lại việc
    nhiểm các bệnh cảm cúm thông thường, hiện tượng co rút đau trước chu kỳ kinh
    nguyệt, hoặc các triệu trứng khó chịu của thời kỳ suy dương của nam giới
    * Chống căng thẳng thần kinh: ở lộc nhung các dây thần kinh phát triển
    mạnh nhanh hơn các bộ phận khác, nó có thể tăng lên 1cm/ ngày. Tốc độ phát
    triển nhanh như vậy kéo theo việc tích tụ một số chất các hoạt chất cần thiết cho
    sự phát triển của tế bào thần kinh, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chất này là
    nguyên nhân chống lại căng thẳng thần kinh của lộc nhung.
    9* Chống thấp khớp và loãng xương: Bệnh thấp khớp là bệnh do lớp sụn
    bôi trơn ở các khớp xương, do cơ thể mất Proteoglucane và Collagene hoặc bị
    thoái hoá. Nếu dùng Glucosamine, Sulgate, Collagene, Chondoroitine thì có thể
    giúp cơ thể giảm được bệnh này, trong lộc nhung có chứa một số đáng kể các
    chất này, mặt khác các chất trong lộc nhung có thể đồng hoá các chất này của cơ
    thể tạo điều kiện phục hồi phần Collagene và xương của các khớp. Các chất
    khoáng cũng có nhiều trong lộc nhung đặc biệt là Calcium, Phosphate dưới dạng
    hữu cơ góp phần ngăn ngừa bệnh loãng xương.
    * Kích thích sự tăng trưởng ở trẻ em: Vì trong nhung có chứa các hooc
    mon sinh trưởng chẳng hạn như DHA (DocosaHexanoic Acid) kích thích phát
    triển cho trẻ, lại là nguồn Calcium, Phosphate hữu đặc biệt là các chất làm tăng
    sự hấp thu các chất dinh dưỡng qua thành niêm mạc ruột giúp trẻ phát triển.
    Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc từ 28 bộ phận khác nhau như:
    Nhung, máu, lông, gân, da, móng .Trung Quốc đã tạo ra 76 loài thuốc bổ chia ra
    5 nhóm (48 loại thuốc bổ) 23 loại thuốc bài tiết, thận; 3 loại chữa lành: 1 loại
    cho dạ dày và đường ruột; 1 loại cho tim mạch).
    Vì vậy, nhung hươu rất có giá trị trên thị trường trong nước và thế giới. Ở
    Australia và NewZealand, giá 1kg nhung tươi là 198 – 242 USD và 1kg nhung
    sấy khô thái mỏng là 1000 USD, Hàn Quốc giá 1kg nhung tươi là 80000 won.
    Hiện nay, tại Hương Sơn – Hà Tĩnh giá nhung khoảng 3,5 triệu đồng/ kg,
    với giá này đã tạo được sự ổn định, tạo niềm tin trong việc phát triển chăn nuôi
    hươu sao ở huyện Hương Sơn nói riêng và toàn quốc nói chung.
    2.1.2.2 Thịt hươu là loại thịt đặc sản. bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao và
    cân đối
    Dinh dưỡng của thịt hươu khá cao tương ứng với giá trị dinh dưỡng trong
    thịt của các vật nuôi khác.Thịt của nó ngon bổ dưỡng ăn thịt hươu có tác dụng
    bổ trung ít khí, mạnh gân cốt (Đỗ Tất Lợi, cây thuốc nam). Da, gân, đuôi, lông
    10và các phụ tạng khác (huyết thanh, dịch hoàn) đều có tác dụng chữa bệnh trong
    y học cổ truyền.
    Bảng 2.1 So sánh hàm lượng chất dinh dưỡng
    ĐVT %
    Loại vật
    nuôi
    Hàm lượng
    nước tổng số.
    Hàm lượng
    Khoáng
    Hàm lượng
    Protein
    Hàm lượng
    Lipit
    Hươu 78,55 1,06 19,49 0,35
    Bò 70,9 1,0 18,0 10,5
    Dê 77,60 1,17 19,50 0,90
    Thịt hươu là loại thịt cao giá nhiều người ưa thích, được tiêu thụ mạnh
    trong khu vực khách sạn nhà hàng. Ở Mỹ, giá 1kg thịt hươu là 8 USD, ở Na Uy
    là 9,3 USD. Australia hàng năm sản xuất khoảng 200 tấn thịt hươu còn Na Uy
    trên 2000 tấn (Hinmarsh và Shuster, 1979) (dẫn theo Đặng Vũ Bình, 1997).
    2.1.2.3 Chăn nuôi hươu cung cấp cho các sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp
    và du lịch
    Da có thể cung cấp cho ngành công nghiệp thuộc da, là nguồn nguyên liệu
    cung cấp cho các ngành dân dụng như làm cặp da, áo da, giày da, móng gạc hươu
    làm các đồ mỹ nghệ, hươu nuôi ở các vườn bách thú phục vụ du lịch tham quan,
    sinh thái.
    Ngoài ra người ta còn thu được hàng loạt phế phẩm phụ khi giết thịt hươu
    mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giới tính. Couchman (1979) cho rằng: Hầu
    hết các sản phẩm phụ ngoại trừ da sống và phụ phẩm có thể ăn được có giá
    khoảng 60 – 75 USD/ con. Theo Đỗ Tất Lợi (1982), các cơ thể khác của cơ thể
    hươu được dùng làm dược liệu trong đông y:
    - Lộc thận, lộc tiên (Dịch hoàn và dương vật hươu) có tác dụng bổ thận
    tráng dương. Lộc huyết (máu hươu) phơi khô dùng làm thuốc bổ.
    2.1.2.4 Phát triển chăn nuôi hươu là biện pháp giảm cạnh tranh lương thực giữa
    con người và vật nuôi
    11Nuôi hươu ít hoặc không có cạnh tranh lương thực, thức ăn khác của con
    người. Bởi vì thông qua hệ vi sinh vật dạ cỏ ở hệ thống tiêu hoá của hươu thì một
    khối lượng chất hữu cơ và năng lượng khổng lồ tiềm tàng trong hệ thống nông
    nghiệp và công nghiệp, chế biến thông qua đấy mà dường như các phế phụ phẩm
    đã chuyển thành những sản phẩm quý hiếm cùng cấp cho con người.
    2.1.2.5 Chăn nuôi hươu mang lại thu nhập cho hộ gia đình, tạo công ăn việc làm
    cho những lao động nhàn rỗi
    Chăn nuôi hươu hàng năm mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, bây
    giờ con hươu đầu tư vốn ban đầu như con giống thấp, chi phí thức ăn thấp chỉ
    bằng 1/2của con bò, đầu tư sức lao động thấp những thu nhập từ con hươu mỗi
    năm mang lai có thể hơn con rất là nhiều.
    Nuôi hươu nói riêng và động vật hoang dã nói chung, không chỉ thu về
    nguồn lợi kinh tế mà còn góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếmm, bảo tồn các
    loại động vật hoang dã, vừa có giá trị trước mắt, vừa mang ý nghĩa lâu dài. Cho
    đến nay hầu như các nước trên thế giới đều quan tâm đến vấn đề này.
    2.1.3 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong chăn nuôi hươu sao
    2.1.3.1 Đặc điểm kinh tế trong chăn nuôi hươu sao
    Hươu sao là loài vật động vật hoang dã nên việc chăn nuôi hươu cần có lý
    thuyết áp dụng chăn nuôi theo tính cách hoang dã của chúng. Hươu có bản chất
    ăn tạp, bộ phận tiêu hóa khác với các loại gia súc khác, thời gian - chăn nuôi
    hươu kéo dài từ 15- 20 năm.
    Nuôi hươu ở hộ vừa mang tính thâm canh vừa mang tính quản canh, vì
    thời gian nuôi dài nhưng mỗi năm hươu cái sinh sản một lầnvà hươu đực cho
    nhung từ 1 – 2 lần.
    Hươu cái trước và sau khi sinh cần đầu tư thêm thức ăn, còn bình thường
    cho ăn theo tính chất khẩu phần như tính hoang dã của chúng. Hươu đực trước
    và sau thời gian lên nhung khoảng 50 – 60 ngày là cắt, cần có sự đầu tư thêm về
     
Đang tải...