Thạc Sĩ Nghiên cứu sự phát triển hình thái, thể lực và kỹ thuật của vận động viên bóng đá u17 khatoco khánh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    Mục đích nghiên cứu . 3
    Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    CHƯƠNG I:TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1 Nguồn gốc môn Bóng đá 4
    1.2 Vai trò của hình thái, thể lực và kỹ thuật trong việc đánh giá trình độ tập luyện của VĐV 5
    1.3 Tính chất đặc trưng môn Bóng đá . 7
    1.3.1 Bóng đá là môn thể thao mang tính tập thể 7
    1.3.2. Bóng đá là môn thể thao phức tạp . 8
    1.3.3. Bóng đá là môn thể thao mang tính thương mại hóa . 9
    1.3.4. Bóng đá mang tính nghệ thuật cao 9
    1.4. Đặc điểm đặc trưng trong hoạt động tập luyện Bóng đá 10
    1.4.1. Đặc điểm hoạt động kỹ thuật . 10
    1.4.2. Đặc điểm hoạt động chiến thuật . 13
    1.4.3. Đặc điểm hoạt động thể lực trong Bóng đá . 14
    1.4.4. Đặc điểm sinh lý và chuyển hóa năng lượng của VĐV cầu thủ bóng đá 18
    1.4.5. Đặc điểm tâm lý 21

    1. Đặc điểm phát triển cơ thể lứa tuổi 17 22
      1. Một số quy luật phát triển lứa tuổi và thời kỳ dậy thì: . 22
    1.5.2. Các chỉ tiêu hình thái: . 24
    1.5.3. Đặc điểm về sinh lý lứa tuổi U17 25
    1.5.3.1. Hệ thần kinh: 26
    1.5.3.2. Các chức năng thực vật: . 26
    1.5.3.3. Sự phát triển thể lực: . 26

    1. Các giai đoạn đào tạo Vận động viên bóng đá trẻ . 27
    1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan . 30
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 35

    1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35
      1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 35
      2. Phương pháp nhân trắc 35
      3. Phương pháp kiểm tra sư phạm . 37
      4. Phương pháp toán thống kê . 42
    2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 44
      1. Khách thể nghiên cứu 44
      2. Kế hoạch nghiên cứu . 44
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 45
    3.1 . Thực trạng hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa . 45
    3.1.1 Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV bóng đá U17 Khatoco Khánh Hoà 45
    3.1.2 Thực trạng hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV bóng đá U17 Khatoco Khánh Hoà . 50
    3.2 Lập thang điểm đánh giá về sự phát triển hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa . 54
    3.2.1 Lập thang điểm đánh giá . 54
    3.2.2 Phân loại đánh giá 59
    3.3 Đánh giá sự tăng trưởng hình thái, thể lực và kỹ thuật của Vận động viên Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa sau 1 năm tập luyện . 60
    3.3.1 Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu Hình thái, Thể lực và Kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa sau 1 năm tập luyện . 60
    3.3.2 Vào điểm và xếp loại đánh giá về Hình thái, Thể lực và kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa sau 1 năm tập luyện . 64
    CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 72
    4.1 Về thực trạng hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa . 72

    1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV bóng đá U17 Khatoco Khánh Hoà 72
    4.1.2 Thực trạng hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV bóng đá U17 Khatoco Khánh Hoà: 73
    4.2 Về việc lập thang điểm đánh giá về sự phát triển hình thái, thể lực và kỹ thuật của Vận động viên Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa 80
    4.2.1 Lập thang điểm đánh giá . 80
    4.2.2 Phân loại đánh giá 81
    4.3 Về đánh giá sự tăng trưởng hình thái, thể lực và kỹ thuật củaVĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa sau 1 năm tập luyện 81
    4.3.1 Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu Hình thái, Thể lực và Kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa sau 1 năm tập luyện . 81
    4.3.1 Vào điểm và xếp loại đánh giá về Hình thái, Thể lực và kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa sau 1 năm tập luyện 83
    KẾT LUẬN . 85
    KIẾN NGHỊ . 85



    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bóng đá là môn thể thao có từ lâu đời. Trước công nguyên, ở Trung Quốc đã có trò chơi dùng chân đá bóng, nhưng chủ yếu trò chơi này là một trong những công cụ huấn luyện binh lính.
    Vào cuối thế kỷ XIX, môn bóng đá có một sự phát triển mới. Song lúc đó không có quy định một cách rõ ràng sân thi đấu,kể cả số người tham gia. Ngày 26 tháng 3 năm 1863, 11 Câu Lạc Bộ bóng đá của Anh đã thành lập một tổ chức bóng đá lấy tên là Hiệp Hội Bóng Đá nước Anh. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của bóng đá hiện đại sau này.
    Qua nhiều năm, thế giới đã được chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của bóng đá. Từ châu lục chậm phát triển còn nhiều nước nghèo đói như Châu Phi, đến những cường quốc giàu có với nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới như Anh,Ý, Pháp nơi nào bóng đá cũng được đông đảo quần chúng quan tâm và yêu thích nhất.
    Bên cạnh xu thế phát triển của bóng đá thế giới, bóng đá Việt Nam cũng không ngừng chuyển mình theo sự phát triển đó, do sự đầu tư của Đảng và nhà nước cùng nhiều thành phần kinh tế – xã hội đã giúp cho nền bóng đá nước nhà dần khẳng định được vị thế trên đấu trường khu vực và Quốc Tế. Trình độ bóng đá của Việt Nam ở mức khá của khu vực Đông Nam Á và trung bình so với khu vực Châu Á. Sự thành công của Bóng đá Việt Nam ( Đội Olympic lọt vào vòng tứ kết Asian Cup 2007; Đội tuyển Quốc gia Việt Nam vô địch AFF cúp năm 2009 ) đã tác động mạnh mẽ đến phong trào Bóng đá trong cả nước. Cùng với sự thành công đó thì giải Bóng đá Vô địch Quốc Gia ngày càng hấp dẫn và lớn mạnh (mỗi trận đấu bình quân có khoảng 11 – 12 ngàn người theo dõi trên sân và hàng ngàn người theo dõi qua truyền hình) vì thế Giải Bóng đá V – League đang được xem là giải Bóng đá hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á.
    Thực tế, Bóng đá Việt Nam vẫn có một khoảng cách xa so với các nước trên thế giới. Ngày nay xu hướng phát triển bóng đá hiện đại, yêu cầu các vận động viên phải đáp ứng nhu cầu khá cao về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, chức năng nhiệm vụ của từng cầu thủ ngày càng mở rộng, tốc độ thi đấu càng cao, sự đối kháng càng quyết liệt. Mỗi trận đấu đòi hỏi vận động viên phải có được thể hình và nền tảng thể lực vững chắc, kỹ thuật cơ bản phải tốt, khéo léo, đđể có thể áp dụng tốt vào từng tình huống trên sân. Trong khi đó một số cầu thủ nòng cốt của đội tuyển quốc gia đang giảm sút phong độ do tuổi tác cao. Các cầu thủ trẻ còn chưa được đầu tư đúng mức,chất lượng đào tạo cầu thủ trẻ còn chưa được coi trọng. Đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng bóng đá đỉnh cao của mỗi đội bóng, câu lạc bộ cũng như quốc gia.
    Liên đoàn bóng đá Việt Nam những nhiệm kỳ gần nay, bên cạnh việc qui hoạch lại kế hoạch phát triển bóng đá chuyên nghiệp cũng đã chỉ rõ, phải đổi mới trong công tác đào tạo và huấn luyện bóng đá, chú trọng vào phát triển bóng đá trẻ làm cơ sở cho chiến lược phát triển bóng đá chuyên nghiệp. Hạn chế công tác đào tạo thiếu kế hoạch, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà không có khoa học.
    Là một trong những đội bóng được thi đấu trong giải đấu cao nhất Việt Nam (Giải V- League), câu lạc bộ bóng đá Khatoco Khánh Hòa thuận lợi về huấn luyện vận động viên trẻ, được lãnh đạo tỉnh cũng như tổng giám đốc tập đoàn Khánh Việt (tập đoàn tài trợ cho bóng đá Khánh Hòa) hoàn toàn ủng hộ về cơ sở, vật chất, kinh tế Câu lạc bộ Khatoco Khánh Hòa có tuyến vận động viên trẻ khá đông như: U21,U17,U15 Chính vì thế bóng đá Khánh Hòa luôn đóng góp cho đội tuyển quốc gia những lứa cầu thủ trẻ chất lượng như: Tấn Tài, Quang Hải, Ngọc Điểu, Hữu Phước .Nhưng nếu nhìn rộng hơn một chút thì vẫn còn nhiều vấn đề còn hạn chế trong quá trình phát triển hội nhập với các nền bóng đá tiên tiến trên thế giới, mặt hạn chế của bóng đá trẻ Khánh Hòa nói riêng và bóng đá trẻ Việt Nam nói chung là vấn đề về hình thái, thể lực, kỹ thuật của vận động viên trẻ.
    Từ những vấn đề trên, và đã từng là cầu thủ trẻ của Khánh Hòa tôi muốn góp phần nhỏ công sức của mình cho đội nhà:
    NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI, THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ U17 KHATOCO KHÁNH HÒA SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN
    Qua việc nghiên cứu trên, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà chuyên môn để làm tư liệu tham khảo, từ đó có những kế hoạch cụ thể lâu dài trong công tác đào tạo và huấn luyện bóng đá trẻ, đặc biệt là lứa tuổi 16-17 có hiệu quả tốt hơn.

    • MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
    Đánh giá sự phát triển hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa sau 1 năm tập luyện.

    • NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
    Nhiệm vụ 1: Thực trạng hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa.
    Nhiệm vụ 2: Lập thang điểm đánh giá về sự phát triển hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa.
    Nhiệm vụ 3: Đánh giá sự tăng trưởng hình thái, thể lực và kỹ thuật của VĐV Bóng đá U17 Khatoco Khánh Hòa sau 1 năm tập luyện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...