Thạc Sĩ Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của sâu miệng nhai thuộc Bộ cánh vẩy ( Lepidoptera) hại đậu rau vụ X

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 16/11/13
    Last edited by a moderator: 14/8/14
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đềĐậu rau thuộc họ đậu (Fabales), có rất nhiều loài, chủ yếu là cõy thân thảo phân bố khắp nơi trên thế giới.Trong số hàng chục nghìn loài cây họ đậu đã biết chỉ có khoảng vài chục loài phổ biến làm thức ăn cho con người.
    Ở nước ta, nghề trồng rau ra đời rất sớm trước cả nghề trồng lúa nước. Rau có nhiều loại : Rau ăn lá, rau ăn thân củ và rau ăn quả. Trong rau ăn quả thì đậu rau là nhóm rau cao cấp có hàm lượng protit là 5-6% và chứa một số axit amin, vitamin rất quan trọng ( như methionine, cystine, lysine, vitamin A,C,B1 ). Chính vì vậy, nhóm đậu rau đang được quan tâm phát triển ( Mai Thị Phương Anh và cộng sự, 1996).
    Những loại đậu rau trồng phổ biến ở nước ta là: đậu đũa, đậu trạch, đậu bở, đậu cove, đậu ván, đậu Hà Lan và mới gần đây xuất hiện thêm giống đậu tương rau. Các loài đậu rau này chủ yếu thuộc 2 họ : Họ đậu Leguminoceae và họ cánh bướm Papillionaceae. Căn cứ vào chiều cao cây đậu rau chia làm 2 nhóm : Đậu lùn Phaseolus Vulgaris var. humilis Alef và đậu leo Phaseolus Vulgaris L. Năng suất đậu rau còn thấp chưa ổn định.
    Đậu rau còn là nguồn nguyên liệu của công nghiệp chế biến, nguyên liệu của công nghiệp đồ hộp thực phẩm. Ngoài ra trồng đậu rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng khác là luân canh cõy trồng, cải tạo đất và cung cấp rau thời kỳ trái vụ.
    Cõy họ đậu là cây có ưu thế lớn về mặt trồng trọt. Đây là loại cây trồng ngắn ngày, thích hợp với trồng xen, trồng gối và cho năng suất đáng kể. Một đặc điểm khác biệt của cây họ đậu là khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần để biến nitơ tự do của không khí thành nitơ cây có thể sử dụng được. vì vậy cây họ đậu được xem là nguồn đạm sinh học quớ giỏ và rẻ tiền.
    Trong hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng đậu đỗ như điều kiện khí hậu, kỹ thuật trồng trọt, sâu bệnh Yếu tố chính hạn chế năng suất đậu rau là sâu hại, điển hình là một số loại sâu hại chính như : sâu đục quả Maruca sp., ruồi đục lá Liriomyza sp Theo thống kê ở nhiều nước trồng đậu đỗ, thiệt hại do sâu bệnh gây ra có thể từ 53% - 98% nếu không tiến hành các biện pháp phòng trừ.
    Trong số đó, loài gây hại nghiêm trọng nhất là sâu đục quả Maruca vitrata Fabr., tiếp đến là sâu khoang Spodoptera litura ăn gặm phiến lá và sõu xỏmAgrotis ypsilon gặm cắn cây con.
    Sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. gây hại trên cả phần lá, nụ hoa và quả, dẫn đến làm giảm năng suất từ 10% - 70%. Tỷ lệ quả đậu rau ( đậu đũa, đậu trạch, đậu cove ) bị hại bởi sâu đục quả Maruca testulalis thường dao động từ 11.5% - 36.7% có trường hợp tới 89% ( Hoàng Anh Cung, 1996). Một khó khăn lớn đối với công tác phòng trừ loài sâu hại này là chúng thường đục sâu vào trong các bộ phận của cây và ẩn ấp trong đó, đặc biệt là ở nụ và quả.
    Để bảo vệ cây đậu rau, nông dân đó dựng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học. Nhưng một trong 4 chỉ tiêu cơ bản của rau an toàn là không có hoặc có dư lượng thuốc hóa học thấp hơn mức cho phép. Muốn vậy, phải sử dụng thuốc hóa học hợp lý trên rau nói chung và trên đậu rau nói riêng. Cơ sở quan trọng là những hiểu biết về thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại của những sâu hại chính và ý nghĩa của các biện pháp phi hóa học trong phòng chống sâu hại trên đậu rau. Những vấn đề nghiên cứu cũn ớt, chưa phổ cập và chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng chống sâu hại đậu rau.
    Huyện Gia Lâm là một huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội với nghề trồng rau đó cú từ rất lâu đời, đã và đang đem lại thu nhập đáng kể cho hàng ngàn hộ nông dân nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng nêu trên. Để khắc phục điều đó các quy trình sản xuất rau an toàn đã và đang được triển khai ở nhiều vùng trồng rau của huyện Gia Lâm như Đặng Xá, Văn Đức, Lệ Chi, Đông Dư
    Huyện Gia Lâm đang chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, giảm diện tích cây lúa, chuyển từ cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao.
    Trong các công thức luân canh thì công thức luân canh các loại rau có hiệu quả kinh tế cao nhất. Ở huyện Gia Lâm với công thức luân canh Cải bắp (thu đông) – đậu trạch (đụng xuõn) – dưa chuột (xuõn hố) hoặc cải bắp (thu đông) – cà chua (đụng xuõn) – đậu đũa (xuõn hố) cho thu nhập cao. Cây đậu rau có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây rau, có giá trị thu nhập cao và cải tạo đất tốt. Tuy nhiên, diện tích cây đậu rau còn thấp, chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế, tiêu thụ khó khăn, giá trị thu nhập không ổn định. Cản trở lớn nhất là nông dân sử dụng nhiều lần thuốc trong một vụ để trừ sâu đục quả, ruồi đục lá, bọ trĩ, rệp , không đảm bảo thời gian cách ly. Đặc biệt, đậu đỗ được người sử dụng ưa chuộng, nhưng do vấn đề dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm dẫn đến tình trạng diện tích cây đậu đỗ có chiều hướng giảm.
    Cho tới nay, ở huyện Gia Lâm hầu như rất ít công trình nghiên cứu về sâu hại đậu rau. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu hại đậu rau và biện pháp phòng trừ để giúp cho công tác dự tính dự báo, chỉ đạo phòng trừ sâu hại, hướng dẫn tập huấn nông dân trồng đậu rau an toàn và năng suất cao là vấn đề cần được quan tâm.
    Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của sâu miệng nhai thuộc Bộ cánh vẩy ( Lepidoptera) hại đậu rau vụ Xuõn Hố 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội
    1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài1.2.1 Mục đích Điều tra thu thập thành phần sâu hại chính hại đậu rau và thiên địch của chúng vụ Xuân Hè 2011 tại vùng Gia Lâm, Hà Nội. Nghiờn cứu sự phát sinh gây hại của sâu hại chính, từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế và môi trường, góp phần thúc đẩy sản xuất đậu rau an toàn vùng Gia Lâm, Hà Nội.

    LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2012

    MỤC LỤC

    Trang

    MỤC LỤC i
    DANH MỤC CÁC BẢNG iv
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ v
    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 4
    1.2.1 Mục đích 4
    1.2.2. Yêu cầu 4
    1.2.3. ý nghĩa của đề tài 4
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
    2.1.Cơ sở khoa học của đề tài 5
    2.2. Nghiên cứu ngoài nước 5
    2.2.1. Những nghiên cứu về sâu hại đậu rau. 5
    2.2.2. Những nghiên cứu về thiên địch của sâu hại đậu rau 6
    2.2.3. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ 7
    2.3. Nghiên cứu trong nước 8
    2.3.1. Những nghiên cứu về sâu hại đậu rau 8
    2.3.2. Những nghiên cứu về thiên địch của sâu hại đậu rau 10
    2.3.3. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ 11
    2.3.4. Những nghiên cứu về sâu đục quả đậu 13
    3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    3.1. Vật liệu nghiên cứu 15
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 15
    3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
    3.4. Dụng cụ nghiên cứu 15
    3.5. Nội dung nghiên cứu 16
    3.6. Phương pháp nghiên cứu 16
    3.6.1. Điều tra thành phần sâu hại đậu rau và thiên địch của chúng 16
    3.6.2. Phương pháp nghiên cứu đánh giá mức độ gây hại của Maruca vitrata: 17
    3.6.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. 17
    3.7. Khảo sát hiệu lực của thuốc BVTV trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng 18
    3.8. Các chỉ tiêu theo dõi 19
    3.9. Hiệu lực của thuốc BVTV đến sâu đục quả đậu trong phòng 21
    3.10. Tính toán , xử lý số liệu 22
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
    4.1. Thành phần sâu hại đậu rau vụ xuân hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội. 23
    4.2. Thành phần và mức độ phổ biến của thiên địch trên đậu rau vụ Xuân Hè 2011 tại Gia Lâm , Hà Nội 28
    4.3.Một số nghiên cứu về sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. 32
    4.3.1. Phân bố và phổ kí chủ của Maruca vitrata Fabr. 32
    4.3.2. Đặc điểm hình thái của sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. 34
    4.3.3. Một số đặc điểm sinh học của sâu đục quả Maruca vitrata Fabr. 36
    4.3.4. Tỷ lệ giới tính của sâu đục quả M. vitrata trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng vụ Xuân Hè 2011 41
    4.4. Diễn biến mật độ của sâu đục quả đậu (Maruca vitrata Fabr.) và một số loài sâu hại chính 42
    4.4.1. Diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu đục quả M.vitrata trên đậu đũa trà sớm và trà chính vụ vụ Xuân hè 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội. 42
    4.5. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với sâu hại sâu đục quả (Maruca vitrata Fabr.) 49
    4.5.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV trong việc trừ sâu đục quả (Maruca vitrata Fabr. ) đậu đũa vụ Xuân Hè 2011 ở ngoài đồng ruộng Gia lâm, Hà Nội. 49
    5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54
    5.1. KẾT LUẬN 54
    5.2. ĐỀ NGHỊ 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
     
Đang tải...