Luận Văn Nghiên cứu sự phát sinh các biến dị hình thái, sinh trưởng và phát triển ở M2 của 6 giống lúa nếp kh

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cây lúa (Oryra sativar L.) là cây cốc có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Lúa gạo là nguồn lương thực được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới (khoảng 65% dân số thế giới theo FAO). Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số làm nông nghiệp. Sau hơn 20 năm xuất khẩu gạo Việt Nam từ nước mới xuất khẩu gạo, vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan). Giá trị đóng góp của ngành xuất khẩu gạo cho nền kinh tế nước ta mỗi năm không hề nhỏ. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của gạo Việt Nam vẫn chưa cao và chất lượng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
    Việt Nam có hai vùng sản xuất lúa chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm sản lượng của cả nước ước đạt 33 – 39 triệu tấn thóc [12].
    Hàng năm sản xuất lúa gạo trên thế giới liên tục tăng: 200 triệu tấn (1960), 460 triệu tấn (1987), 560 triệu tấn (1997), 678 triệu tấn (2009) và mục tiêu là khoảng 760 triệu tấn vào 2020, mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu của con người so với mức tăng dân số hiện nay [10].
    Trong thế kỉ XXI nhân loại đang phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, trong đó có nhiều lĩnh vực đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Song bên cạnh đó còn nhiều vấn đề cần cả thế giới chung tay giải quyết như: bệnh tật, thiên tai Nhưng đặc biệt hơn cả là vấn đề ANLT. ANLT đang là vấn đề “nóng” và cấp thiết cần cả thế giới giải quyết. Nguyên nhân chủ yếu là do dân số thế giới ngày càng tăng, diện tích đất canh tác ngày càng giảm để phục vụ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu dân cư. Ngoài ra còn do khí hậu trái đất có những biến đổi bất lợi như: hạn hán, lũ lụt Vì vậy, việc chọn tạo giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt để đảm bảo ANLT là nhiệm vụ cấp thiết.
    Không chỉ lúa tẻ, lúa nếp từ lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân ta cũng như trên thế giới. Lúa nếp không chỉ là cây lương thực mà còn có giá trị kinh tế cao. Mặt khác nếp là nguyên liệu quan trọng của các ngành công nghiệp thực phẩm, sản xuất rượu. Nhưng các giống lúa nếp cổ truyền thường có năng suất thấp, chỉ cấy được 1 vụ trong năm. Vì vậy để khắc phục những nhược điểm đó cần phải tạo ra được các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và trồng được 2 vụ trong năm.
    Từ vai trò quan trọng của cây lúa, đặc biệt là lúa nếp kết hợp với những lí do trên và mong muốn được góp một phần công sức vào việc nâng cao năng suất, giá trị cây lúa, góp phần bổ sung thêm nguồn giống và đảm bảo ANLT quốc gia chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Nghiên cứu sự phát sinh các biến dị hình thái, sinh trưởng và phát triển ở M2 của 6 giống lúa nếp khi xử lí tia Gamma Co[SUP]60[/SUP] lên hạt nảy mầm”.
    2. Mục đích của đề tài
    a - Tìm hiểu tác động và hiệu quả gây đột biến khi xử lý tia gamma Co[SUP]60[/SUP] (3 liều xạ 5krad, 10krad và 15krad) tại thời điểm 72h trên 6 giống lúa nếp.
    b – Tìm hiểu một số biến dị hình thái, sinh trưởng và phát triển của 6 giống lúa nếp khi xử lí tia gamma Co[SUP]60[/SUP] lên hạt nảy mầm.
    c – Phân lập, chọn lọc được những cá thể ưu tú, để có thể nhân lên thành dòng đột biến phục vụ cho chọn tạo giống mới.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    6 giống lúa được xử lí tia gamma Co[SUP]60[/SUP], bao gồm:
    Nếp Lang Liêu Nếp PD2
    Nếp BN4 Nếp 97
    Nếp N87 Nếp BM 9603
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...