Thạc Sĩ Nghiên cứu sự phân bố ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ bằng phương pháp phần tử hữu hạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu sự phân bố ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ bằng phương pháp phần tử hữu hạn

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆUVÀ CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
    LỜI NÓI ĐẦU
    Chương 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2
    1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 3
    1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
    Chương 2: TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤUVÀ ỨNG SUẤT NHIỆTTRONG
    XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ . 5
    2.1. KẾT CẤU VÀ VẬT LIỆU CỦA XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ 5
    2.1.1. Lót xylanh . 5
    2.1.2. Nắp xylanh 10
    2.1.3. Khối xylanh 11
    2.2. ỨNG SUẤT NHIỆT XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ . 12
    2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG SUẤT NHIỆT CỦA XYLANH 13
    2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố kết cấu . 13
    2.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng 14
    2.4. ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG ĐỘNG CƠ Ở CÁC CHẾ ĐỘ CHUYỂN TIẾP . 16

    2.4.1. Chếđộ khởi động 16
    2.4.2. Chế độ ngừngđột ngột động cơ . 16
    2.4.3. Chế độ thayđổi tải 17
    Chương 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH ỨNG SUẤT NHIỆT
    TRONGXYLANH ĐỘNG CƠ 4KỲ 18
    3.1. MÔ HÌNH KẾT CẤU 18
    3.1.1. Nguyên tắc mô hình hóa 18
    3.1.2. Các giả thiết 19
    3.1.3. Điều kiện biên . 19
    3.2. CHU TRÌNH NHIỆT THỰC TẾ CỦA ĐỘNG CƠ 4 KỲ 21
    3.2.1. Chu trình nhiệt thực tế của động cơ 4 kỳ . 21
    3.2.2. Nhiệt độ và áp suất trong chu trình nhiệt thực tế của động cơ 4 kỳ 22
    3.2.3. Xây dựng đồ thị T- ϕvà tính nhiệt độ trung bình của khí tại điểm
    bất kỳ trên thành xylanh của động cơ 4 kỳ . 27
    3.2.4. Sự phân bố nhiệt độ theo chiều dày thành xylanh động cơ 4 kỳ . 27
    3.3. TRAO ĐỔI NHIỆT TỪ KHÍCHÁY ĐẾN NƯỚC LÀM MÁT . 29
    3.3.1. Trao đổi nhiệt giữa khí cháy với vách trong của xylanh . 29
    3.3.2. Trao đổi nhiệt giữa vách ngoài của xylanh với nước làm mát 30
    Chương 4: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN TÍNH
    ỨNG SUẤT NHIỆT . 34
    4.1. BÀI TOÁNDẪN NHIỆT HAI CHIỀU . 34
    4.1.1. Phương trình vi phân quá trình dẫn nhiệt hai chiều 34
    4.1.2. Điều kiện biên . 35
    4.1.3. Phần tử tam giác 35
    4.1.4. Xây dựng phiếm hàm 37

    4.2. PHẦN MỀM ANSYS TRONG TÍNH TOÁN ỨNG SUẤT NHIỆT . 41
    4.2.1. Tính ứng suất nhiệt theo ANSYS 41
    4.2.2. Chọn kiểu phần tử . 45
    Chương 5: KẾT QUẢ ÁP DỤNG VÀ THẢO LUẬN 49
    5.1. GIỚI THIỆU ĐỘNG CƠ D12 49
    5.1.1. Kết cấu động cơ D12 49
    5.1.2. Thông số kỹ thuật động cơ D . 50
    5.2. TÍNH CHU TRÌNH NHIỆT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ D12 51
    5.3. NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA HỖN HỢP KHÍ TẠI VỊ TRÍXÉT 53
    5.3.1. Xét vị trí của piston tại các điểm xét 53
    5.3.2. Đồ thị T – φtại các vị trí xét 53
    5.3.3. Nhiệt độ trung bình hỗn hợp khí tại các điểm xét 57
    5.4. TÍNH HỆ SỐ TRAO ĐỔI NHIỆT . 57
    5.4.1. Tính hệ số trao đổi nhiệt từ khí đến vách xylanh 57
    5.4.2. Tính hệ số trao đổi nhiệt giữa ống lót xylanh với nước làm mát . 59
    5.5. KẾT QUẢ TÍNH ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG XYLANH ĐỘNG
    CƠ D12 THEO PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN . 60
    5.6. KẾT QUẢ TÍNH ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG XYLANH ĐỘNG
    CƠ D12 THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG 68
    5.7. THẢO LUẬN 89
    KẾT LUẬN . 91
    PHỤ LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU
    Xylanh là chi tiết không thể thiếu được trong ĐCĐT, xylanh được lắp trong
    khối xylanh và xung quanh được định vị bởi các gờ định vị, một đầu tiếp xúc với nắp
    xylanh, một đầu tự do. Xylanh cùng với piston và nắp xylanh tạo thành buồng đốt của
    động cơ. Trong quá trình làm việc, xylanh chịu áp suất và nhiệt độ rất lớn do hỗn hợp
    cháy sinh ra, gây ra ứng suất trong lòng xylanh, từ đó gây ra hư hỏng xylanh. Với đề
    tài “Nghiên cứu sự phân bố ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ bằng
    phương pháp phần tử hữu hạn”, chúng tôi mong muốn xác định trường nhiệt độ và
    ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ, từ đó đưa ra các khuyến cáo để có quy
    trình chế tạo cũng như sử dụng một cách hợp lý hơn.
    Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với sự hỗ trợ của phần mềm ANSYS,
    tôi đã tính toán và xác định trường nhiệt độ và ứng suất trên thành xylanh động cơ 4 kỳ
    D12 (loại 195S)với kết quả nhìn chung phù hợp với thực tế.Do thời gian và tài liệu có
    hạn, đề tài tập trung tính toán cho quá trình cháy-giãn nở khi động cơ hoạt động ổn
    địnhvì đây là quá trình làm việc nguy hiểm nhất của động cơ.
    Luận văn gồm có 6chương được cấu trúc như sau:
    Chương 1- Mở đầu: Nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiêncứu, đối
    tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, ý nghĩa khoa học và
    thực tiễn của đề tài.
    Chương 2: Trình bày tổng quan về kết cấu và ứng suất nhiệt trongxylanh động
    cơ 4 kỳ.
    Chương 3: Trình bày mô hình tính ứng suất nhiệt trong xylanh động cơ 4 kỳ.
    Chương 4: Trình bày cơ sở phương pháp phần tử hữu hạn tính ứng suất nhiệt.
    Chương 5: Áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn tính ứng suất xylanh động
    cơ D12 (loại 195S) với sự hỗ trợ của phần mềm ANSYS, so sánh với kết quả tính bằng
    phương pháp truyền thống.
    Chương 6: Kết luận: Đưa ra các kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài
    đồng thời đưa ra các kiến nghị và hướng phát triển của đề tài.
    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Ngày nay ởnước ta cũng như trên thế giới, mặc dù xuất hiện nhiều loại động cơ
    như động cơ phản lực, tuabin khí, nhưng ĐCĐTkiểu xilanh - piston vẫn là một thiết
    bị động lực chủ yếu được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực như công nghiệp, giao
    thông vận tải,
    Độ bền và tuổi thọ của động cơ phụ thuộc điều kiện làm việc (làm việc trong
    điều kiện sóng gió, bão tố ) và trình độ khai khác động cơnhư vận hành không đúng
    quy trình:thay đổi tải đột ngột, khởi động động cơ từ trạng thái nguội, chạy quá tải,
    không sửa chữađúng định kỳ, .
    Trong quá trình làm việc, những chi tiết như nắp xilanh, xilanh, piston,
    xécmăng luôn tiếp xúc trực tiếp với khí cháy có nhiệt độ và áp suất rất cao và thay đổi
    theo chu kỳ, giá trị của chúng phụ thuộc vào vòng quay, phụ tải, góc phun sớm nhiên
    liệu vì vậy các chi tiết này chịu ứng suất cơ –nhiệt lớn và luôn luôn thay đổi. Thực
    tế cho thấy nhóm chi tiết xilanh –piston –xécmăng thường bị hỏng sớm nhất trong số
    các chi tiết chính của động cơ như nứt xilanh, bó piston, trong lúc khởi động hoặc
    đang khai thác. Và những hư hỏng này thường chỉ xuất hiện tại những khu vực nhất
    định trên chi tiết, những khu vực này được xem là chịu tải nặng nề nhất. Điều kiện đặt
    ra với những người nghiên cứu là tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý chúng.
    Vì vậy vấn đề nghiên cứu trường ứng suất nhiệt trên thành xilanh là rất cần thiết
    nhằm giải quyết ngày càng chính xác hơn bài toán trạng thái ứng suất và biến dạng của
    xilanh để tăng tuổi thọ cho động cơ.
    Mặc dù đã có nhiều phương pháp tính ứng suất và biến dạng của xilanh, các
    phương pháp này trong nhiều trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về
    mức độ chính xác do sử dụng các mô hình tínhkhá xa với thực tế. Vì vậy tôi chọn đề
    tài: “Nghiên cứu sự phân bố ứng suất nhiệt trên thành xylanh động cơ 4 kỳ bằng
    phương pháp phần tử hữu hạn”.
    1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

     Tình hình nghiên cứu trong nước
    Theo tôi được biết, hiện tại trong nướcchưa có công trình nghiên cứu về đề tài
    luận văn mà chỉ có một số công trình nghiên cứu các chi tiết chịu nhiệt khác của
    ĐCĐT như trong Luận văn thạc sỹ kỹ thuật của Trần An Xuân, với mục đích tính ứng
    suất và biến dạng của piston ĐCĐT bằng PP PTHH. [13]
     Tình hình nghiên cứu trên thế giới
    Hiện nay trên thế giới có rất ít công trình nghiên cứu tính ứng suất nhiệt trên
    thành xylanh của ĐCĐT, như nghiên cứu của K. S. Lee and D. N. Assanis, được tiến
    hành trên đối tượng là xylanh được chế tạo bằng vật liệu thạch anh và tính toán ở hai
    chế độ hoạt động của động cơ (chế độ ổn định và chế độ tức thời) để tìm ra điều kiện
    biên tối ưu. Tác giả ứng dụng PP PTHH để xác định phân bố nhiệt độ và ứng suất. Kết
    quả nghiên cứu này đã được đối chiếu với kết quả đo đạt và các số liệu được nghiên
    cứu trước đó. Theo nghiên cứu này, để giảm giá trị ứng suất, có 3 cách thức làm mát
    cho xylanh: đối lưu tự nhiên, đối lưu cưỡng bức mức độ bình thường và đối lưu cưỡng
    bức mạnh. Lực ma sát, áp suất buồng đốt được xét đến khi tính ứng suất cơ. Chiều dày
    thành xylanh được thay đổi để tìm ra chiều dày tối ưu. Theo kết quả nghiên cứu, giá trị
    lớn nhất đạt tại mép trong xylanh tiếp giáp với nắp quy lát, l àm mát bên ngoài xylanh
    bằng đối lưu cưỡng bức là phương pháp rất hiệu quả để giảm ứng suất nhiệt lớn nhất
    trên thành xylanh. Tuy nhiên, nhiệt độ lớn nhất gần bằng nhiệt độ cho phép của thạch
    anh. Mặt khác, xylanh thạch anh được làm mát bằng đối lưu cưỡng bức mạnh có thể
    hoạt động với hệ số an toàn khoảng 2.7. [14]
    Ngoài ra có rất nhiều côngtrình nghiên cứu các chi tiết chịu nhiệt khác của
    động cơ như:
    -Nghiên cứu của Pramote Dechaumphai và Wiroj Lim thuộc Đại học
    Chulalongkorn (Thái Lan): Tính ứng suất nhiệt của piston ĐCĐT bằng PP PTHH.[15]
    -Nghiên cứu của R. Tichánek, M. Španiel, M. Diviš: Phân tích ứng suất kết cấu
    đầu xylanh động cơ C/28, bài toán được tính bằng PP PTHH với sự hỗ trợ của phần
    mềm ABAQUS.[16]
    -Nghiên cứu của Miroslav Španiel, Radek Tichánek: tác giả sử dụng PP PTHH
    để phân tích ứng suất cơ và nhiệt ở chế độ nhiệt ổn định của động cơ diesel hoạt động

    ở Mecca.[17]
    1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Tìm hiểu cơ sở lý thuyết tính toán phân bố ứng suất nhiệt trong kết cấu chịu tải
    nhiệt nói chung và kết cấu xylanh động cơ 4 kỳ nói riêng theo phương pháp phần tử
    hữu hạn.
    - Nghiên cứu sử dụng phần mềm phần tử hữu hạn (sử dụng cho mục đích chung)
    để xác định sự phân bố nhiệt độ và ứng suất trong kết cấu xylanh động cơ 4 kỳ.
    - Đưa ra một số đề xuất cho nhà chế tạo động cơ và người sử dụng.
    1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài đượcnghiên cứu trên xylanh động cơ 4 kỳ. Thực tế trong quá trình làm
    việc động cơ hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau: chế độ khởi động, chế độ hoạt động
    ổn định, chế độ ngừng đột ngột động cơ, chế độ thay đổi tải, chế độ quá tải. Trong đó
    chế độ hoạt động ổn định chiếm nhiều thời gian l àm việc nhất của động cơ. Trong các
    quá trình hoạt động của động cơ (nạp, nén, cháy -giãn nở, xả) thì quá trình cháy -giãn
    nở gây ra hư hỏng lớn nhất cho động cơ, đây là quá trình làm việc nguy hiểm nhất. Do
    thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu quá trình cháy -giãn nở trong
    trường hợp động cơ hoạt động ở chế độ ổn định.
    1.5. PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU
    Từ các thông số kỹ thuật và kết cấu của động cơ 4 kỳ, tính toán các quá trình
    nhiệt động, vẽ các đồ thị nhiệtđộ và áp suất của chu trình công tác của động cơ, từ đó
    tính nhiệt độ trung bình của hỗn hợp khí tại các vị trí được chọn thông qua các đồ thị
    nhiệt độ của hỗn hợp khí tại vị trí xét. Áp dụng công thức Haizenbek tính hệ số trao
    đổi nhiệt từ khí đến vách xylanh tại các vị trí được chọn tính trong từng thời điểm khác
    nhau và tính hệ số trao đổi nhiệt giữa vách xylanh với nước làm mát. Sau khi tính toán
    đầy đủ các thông số đầu vào, ta xây dựng mô hình tính trên cơ sở áp dụng PPPTHH

    (sử dụng phần mềm ANSYS) đểxác định trường nhiệt độ và ứng suất nhiệt trên thành
    xylanh.
    1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
     Ý nghĩa khoa học
    - Hoàn thiện phương pháp tính cho bài toán xác định trường nhiệt độ, ứng suất
    nhiệt và biến dạng nhiệt của xylanh động cơ 4 kỳ nói riêng và ĐCĐT nói chung.
    - Tạo tiền đề ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn giải quyết các bài toán tính
    ứng suất và biến dạng của các chi tiết chịu nhiệt của ĐCĐT.
     Ý nghĩa thực tiễn
    - Xác định chính xác hơn phân bố nhiệt độ và ứng suất nhiệt trên thành xylanh
    động cơ D12 (loại 195S), từ đó đưa ra các khuyến cáo đến nhà chế tạo và người sử
    dụng.
    - Các kết quả tính toán mô phỏng mang tính trực quan sinh cung cấp t ư liệu cho
    giảng dạy chuyên ngành ĐCĐT.

    CHƯƠNG 2
    TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU VÀ ỨNG SUẤT NHIỆT TRONG
    XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ
    2.1. KẾT CẤU VÀ VẬT LIỆU CỦA XYLANH ĐỘNG CƠ 4 KỲ
    Lót xylanh là chi tiết tròn xoay được lắp trong lòng khối xylanh của động cơ và
    tiếp xúc với khối xylanh và nắp xylanh. Do đó ứng suất nhiệt sinh ra ở lót xylanh cũng
    phần nào chịu ảnh hưởng của kết cấu cũng như vật liệu của khối xylanh và nắp xylanh.
    Nên ngoài việc nghiên cứu cấu trúc và vật liệu của lót xylanh thì ta cũng phải xét đến
    cấu trúc và vật liệu của khối xylanh và nắp xylanh.
    2.1.1. Lót xylanh
    Lót xylanh là một chi tiết máy có dạng ống, được lắp vào thân máy nhằm mục
    đích kéo dài tuổi thọ của thân máy. Kết cấu của thân máy phụ thuộc rất nhiều v ào kiểu
    lót xylanh. Trong quá trình làm việc lót xylanh chịu tác dụng của tải trọng cơ, nhiệt
    lớn và bị mài mòn. Lót xylanh cũng cần phải đảm bảo khả năng giãn nở nhiệt theo
    hướng trục cũng như theo hướng kính.
    Dựa vào kết cấu của xylanh người ta chia xylanh thành các loại sau:
    ã Lót xylanh khô:Là loại ống lót lắp vào trong lỗ xylanh, mặt ngoài của ống lót
    tiếp xúc với mặt lỗ xylanh, không tiếp xúc với nước làm mát (hình 2.1a): Lót xylanh
    khô có thể lắp trên suốt chiều dài xylanh nhưng cũng có thể chỉ đóng lót ngắn ở đoạn
    gần ĐCT, chỗ bị mòn nhiều nhất.
    Từ đặc điểm lắp ghép trên, lót xylanh khô có độ cứng vững lớn, nên có thể làm
    mỏng và do đó tốn ít vật liệu quý; lót xylanh khô không tiếp xúc với nước làm mát do
    đó không sợ rò rỉ nước và lọt khí.
    ã Lót xylanh ướt:Đây là loại được dùng phổ biến hiện nay. Lót được lắp vào vỏ
    thân, mặt ngoài của lót xylanh tiếp xúc với nước làm mát (hình 2.1b). Khi thiết kế lót
    xylanh ướt cần phải xét đến các vấn đề sau:


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu trong nước
    1. Hồ Tuấn Chuẩn, Nguyễn Đức Phú, Trần Văn Tế, Nguyễn Tất Tiến (1996), Kết cấu
    và tính toán động cơ đốt trong (tập 1,2,3), Nhà xuất bản GiáoDục.
    2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Hùng, PGS.TS.Nguyễn Trọng Giảng (2003), ANSYS và
    mô phỏng số trong công nghiệp bằng phần tử hữu hạn, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
    thuật
    3. PSG.TS Quách Đình Liên(1993), Thiết kế nguyên lý động cơ DiesSel, Nhà xuất
    bản Nông nghiệp.
    4. Quách Đình Liên -Nguyễn Văn Nhận (1992), Động cơ đốt trong tàu cá, Nhà xuất
    bản Nông Nghiệp.
    5. TS Lê Viết Lượng (2000), Lý Thuyết Đông Cơ Diesel, Nhà xuất bản Giáo Dục
    6. GS.TS Nguyễn Văn Thái, GVC.TS. Trương Tích Thiện, Ths. Nguyễn Tường
    Long, Ths. Nguyễn Định Giang (2003), Giải bài toán cơ kỹ thuật bằng chương
    trình Ansys, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
    7. Chu Quốc Thắng(1997), Phương pháp phần tử hữu hạn (dành cho cao học đại học
    lỹ thuật), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
    8. GS.TS Trần Ích Thịnh, TS.Ngô Như Khoa (Hà Nội–2007), Phương pháp phần tử
    hữu hạn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
    9. PGS. Hoàng Đình Tín (2007), Truyền nhiệt & Tính toán thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà
    xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật.
    10. GS.TS Nguyễn Tất Tiến (1994), Nguyên lý động cơ đốt trong, Nhà xuất bản Giáo
    Dục.
    11. Đinh Bá Trụ (Hà Nội –2000), Hướng dẫn sử dụng ANSYS, Nhà xuất bản Khoa học
    và Kỹ thuật
    Sách dịch
    12. VA VANSEEIDT (Hà Nội -1974), Kết cấu và tính toán động cơ diesel tàu thủy
    (tập 1) (PGS.TS Dương Đình Đối, Nguyễn Hữu Dũng dịch), Nhà xuất bản Đại học

    và trung học chuyên nghiệp.
    Luận án thạc sỹ
    13. Trần An Xuân (2000), Tính trạng thái ứng suất và biến dạng của piston máy đốt
    trong bằng phương pháp phần tử hữu hạn, Luận án Thạc sĩ Khoa học Kỹ thuật,
    Nha Trang
    Tạp chí
    14. K. S. LEE and D. N. ASSANIS, Thermo-mechanical analysis of optically
    accessible quartz cylinder under fired engine operation;Department of Mechanical
    Engineering;University of Michigan, Ann Arbor, MI 48105 -2121, U.S.A.
    (Received 30 August 2000)
    15. Pramote Dechaumphai and Wiroj Lim; Finite element thermal -structural
    analysis of heated product; Chulalongkorn University (Bangkok 10330,
    Thailand)
    16. R. Tichánek, M. Španiel, M. Diviš;Structural Stress Analysis of an Engine
    Cylinder Head
    17. Miroslav Španiel, Radek Tichánek; Diesel engine head thermal and structural
    stress analysis; CTU in Prague, Technická 4, 166 07 Prague, CR.
    Trang Wed
    18. http://meslab.org/mes/redirector.php?url=http%3A%2F%2Fwww.efunda.com%2F
    Materials%2Falloys%2Ftool_steels%2Fshow_tool.cfm%3FID%3DAISI_T1%26pr
    op%3Dall%26Page_Title%3DAISI%20T1, xem 21/09/2010
    19. http://en.wikipedia.org/wiki/Poisson's_ratio, xem 22/09/2010
    20. http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_thermal_conductivities , xem 22/09/2010
    21. http://www.goodfellow.com/E/Aluminium.html, xem 21/09/2010
    22. http://www.engineeringtoolbox.com/young-modulus-d_773.html, xem 22/09/2010
    23. http://www.kayelaby.npl.co.uk/general_physics/2_3/2_3_5.html, xem 21/09/2010
    24. http://www.engineersedge.com/properties_of_metals.htm, xem 22/09/2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...