Luận Văn Nghiên cứu sự lưu hành của gene netB ở các chủng Clostridium perfringens type A gây bệnh viêm ruột h

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu sự lưu hành của gene netB ở các chủng Clostridium perfringens type A gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gà nuôi tại thành phố Nha Trang


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH v
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    1.1. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn C. perfringens và bệnh viêm ruột hoại tử ở gà . 4
    1.1.1 Trên thế giới . 4
    1.1.2 Ở Việt Nam . 7
    1.2. Vi khuẩn C. perfringens [29] 7
    1.2.1. Đặc điểm hình thái . 8
    1.2.2. Đặc tính sinh vật hóa học . 8
    1.2.3. Đặc tính di truyền 9
    1.3. Cơ chế gây bệnh của C. perfringens 10
    1.4. Các loại độc tố của C. perfringens [15] . 11
    1.4.1 Alpha toxin 11
    1.4.2. Beta toxin 12
    1.4.3. Epsilon toxin 12
    1.4.4. Iota toxin . 13
    1.4.5. Enterotoxin (CPE) 13
    1.4.6. Delta toxin . 14
    1.4.7. Theta toxin . 14
    1.5. Các type độc tố của vi khuẩn C. perfringens và khả năng gây bệnh . 14
    1.6. Phản ứng PCR [3] [5] 18
    1.6.1. Nguyên tắc phản ứng . 18
    1.6.2. Các điều kiện của phản ứng PCR 21
    1.6.3. Các hạn chế của phản ứng PCR 22


    1.6.4. Phản ứng Multiplex PCR . 24
    1.7. Điện di [3] [5] . 24
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 26
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 26
    2.3. Vật liệu nghiên cứu 26
    2.3.1. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm 26
    2.3.2. Hóa chất, môi trường và thuốc thử . 26
    2.4.1. Phương pháp lấy mẫu 26
    2.4.2. Phương pháp phân lập vi khuẩn C. perfringens bằng giám định đặc tính sinh vật hóa học 27
    2.4.3. Kiểm tra khả năng di động bằng phương pháp soi tươi [4] [7] 28
    2.4.4. Phương pháp kiểm tra hình thái của vi khuẩn [4] [7] 28
    2.4.5. Kiểm tra các đặc tính sinh vật hóa học 28
    2.4.6. Phương pháp giữ giống vi khuẩn C. perfringens . 29
    2.4.7. Phương pháp định type vi khuẩn C. perfringens bằng kỹ thuật Multiplex PCR [11] [25] 30
    2.4.8. Xác định gene mã hóa độc tố netB bằng kỹ thuật PCR [8] 32
    2.4.9. Phương pháp xử lý số liệu
    . 33
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 34
    3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn C. perfringens trên gà ở địa bàn thành phố Nha Trang . 34
    3.1.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn C. perfringens trên gà ở địa bàn thành phố Nha Trang 34
    3.1.2. Kết quả giám định các đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn C. perfringens phân lập
    được 35
    3.1.2.1. Kết quả kiểm tra hình thái vi khuẩn C. perfringens 35
    3.1.2.2. Kết quả kiểm tra khả năng di đông của vi khuẩn C. perfringens bằng phương pháp soi
    tươi . 36
    3.1.2.3. Kết quả kiểm tra đặc tính nuôi cấy của vi khuẩn C. perfringens phân lập được trên một
    số môi trường 36
    3.1.2.4. Kết quả kiểm tra đặc tính sinh hóa của vi khuẩn C. perfringens . 37


    3.2. Kết quả xác định type độc tố vi khuẩn C. perfringens bằng kỹ thuật Multiplex PCR 40
    3.3. Kết quả xác định gene độc tố netB bằng kỹ thuật PCR 41
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44


    DANH MỤC CÁC BẢNG
    BẢNG 1.1. Vị trí gene mã hóa các loại độc tố của vi khuẩn C. perfringens
    BẢNG 1.2. Các type độc tố của vi khuẩn C. perfringens
    BẢNG 1.3. Các bệnh gây ra bởi các type độc tố của vi khuẩn C. perfringens
    BẢNG 2.1. Các đoạn mồi sử dụng trong phản ứng Multiplex PCR định type vi
    khuẩn C. perfringens
    BẢNG 2.2. Các thành phần tham gia phản ứng Multiplex PCR định type vi khuẩn
    C. perfringens
    BẢNG 2.3. Chu trình nhiệt trong phản ứng Multiplex PCR định type vi khuẩn C.
    perfringens
    BẢNG 2.4. Trình tự cặp mồi của gene netB
    BẢNG 2.5. Thành phần tham gia phản ứng PCR xác định gene netB
    BẢNG 2.6. Chu trình nhiệt trong phản ứng PCR xác định gene netB
    BẢNG 3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn C. perfringens từ mẫu phân thu được
    BẢNG 3.2. Kết quả giám định một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn C. perfringens
    BẢNG 3.3. Kết quả định type độc tố vi khuẩn C. perfringens


    DANH MỤC CÁC HÌNH
    HÌNH 1.1. Vi khuẩn C. perfringens gây bệnh NE trên gà
    HÌNH 1.2. Các điểm tổn thương ruột gà do vi khuẩn C. perfringens
    HÌNH 1.3. Sơ đồ phản ứng chuỗi PCR
    HÌNH 1.4. Các chu kỳ của phản ứng PCR
    HÌNH 3.1. Kết quả nhuộm Gram vi khuẩn C. perfringens
    HÌNH 3.2. Khuẩn lạc C. perfringens trên môi trường TSC agar
    HÌNH 3.3. Khuẩn lạc C. perfringens trên môi trường thạch máu
    HÌNH 3.4. Kết quả kiểm tra lên men đường
    HÌNH 3.5 Kết quả nuôi cấy trên môi trường Litmus milk
    HÌNH 3.6. Khuẩn lạc C. perfringens trên môi trường Egg yolk
    HÌNH 3.7. Kết quả CAMP - test
    HÌNH 3.8. Kết quả điện di định type vi khuẩn C. perfringens
    HÌNH 3.9. Kết quả điện di xác định gene netB của vi khuẩn C. perfrienges type A


    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    C. perfringens Clostridium perfringens
    E. coli Escherichia coli
    Taq Thermus aquaticus
    SPS agar Perfringens Selective Agar
    TSC agar Tryptose – Sulfit – Cycloserin Agar
    PCR Polymerase Chain Reaction
    dNTP Deoxynucleotide Triphosphate
    TBE Tris Boric EDTA
    DNA Deoxyribonucleic Acid
    RNA Ribonucleic Acid
    M Maker – Thang chuẩn DNA
    Cpa Gene mã hóa C. perfringens alpha toxin
    Cpb Gene mã hóa C. perfringens beta toxin
    Ext Gene mã hóa C. perfringens Epsilon toxin
    Itx Gene mã hóa C. perfringens iota toxin
    Cpe Gene mã hóa C. perfringens enterotoxi


    LỜI NÓI ĐẦU
    Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm có vai trò quan trọng trong hệ thống nông
    nghiệp, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Sản phẩm của
    ngành chăn nuôi không những là nguồn cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho công
    nghiệp chế biến mà phế phẩm của nó còn được tận dụng cho các ngành khác Tại
    Hội nghị triển khai chiến lược phát triển chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam đã đề ra
    chỉ tiêu tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%. Trong
    đó, năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%. Muốn đạt được kế hoạch đó
    thì phải đầu tư hơn nữa cho ngành chăn nuôi gia cầm, đặc biệt chăn nuôi gà mang
    một ý nghĩa to lớn.
    Những người chăn nuôi, đặc biệt là ở nông hộ, khi mà có quá nhiều khó khăn
    đến từ vốn, con giống, thức ăn . thì họ còn phải đối mặt thêm một vấn đề nữa liên
    quan đến công tác thú y, đó là dịch bệnh. Bệnh viêm ruột hoại tử (Necrotic Enteritis
    - NE) do vi khuẩn Clostridium perfringens gây ra là một trong những bệnh nguy
    hiểm xảy ra ở gia cầm nói chung và loài gà nói riêng, đặc biệt là ở các nước có
    ngành chăn nuôi gia cầm phát triển như Việt Nam. Bệnh rất khó phát hiện các biểu
    hiện lâm sàng và khi đã phát hiện được thì không có khả năng cứu chữa.
    Vi khuẩn C. perfringens là loại trực khuẩn yếm khí Gram dương, chúng có
    thể đứng riêng rẽ hoặc kết thành chuỗi đứng song song. Vi khuẩn có khả năng hình
    thành nha bào, không di động, chỉ hình thành giáp mô trong cơ thể động vật. Căn cứ
    vào sự sản sinh các loại độc tố chính là alpha, beta, epsilon, iota người ta chia vi
    khuẩn này thành 5 type là A, B, C, D, E. Mỗi type sản sinh ra một độc tố khác nhau
    và gây ra các bệnh khác nhau trên các đối tượng động vật khác nhau. Type A sản
    sinh độc tố alpha; type B sản sinh độc tố alpha, beta và epsilon; type C sản sinh độc
    tố alpha và beta; type D sản sinh độc tố alpha và epsilon; type E sản sinh độc tố
    alpha và iota. Ngoài ra C. perfringens còn sản sinh một số độc tố khác như: gama,
    delta, eta, theta, kappa, lambda, mu, nu, neuraminidase, enterotoxin,
    Khi cơ thể gà gặp các điều kiện bất lợi như thức ăn kém phẩm chất, thay đổi
    khẩu phần ăn đột ngột, . vi khuẩn C. perfringens có mặt ở đường tiêu hóa của gia
    cầm sẽ tăng sinh về số lượng và sản sinh độc tố gây bệnh. Gà mắc bệnh viêm ruột


    hoại tử thường xuất hiện các triệu chứng như ủ rũ, biếng ăn, xù lông và xả cánh.
    Bệnh thường xảy ra ở hai thể cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính chủ yếu xuất hiện
    trên gà từ 2- 4 tuần tuổi; con vật mắc bệnh bị mất nuớc, tiêu chảy, phân có màu sẫm
    và có mùi thối khắm. Bệnh tích bao gồm các điểm hoại tử xuất huyết ở ruột non,
    đặc biệt là ở ruột chay (jejunum) và ruột hồi (ileum). Thể mãn tính với các bệnh tích
    hoại tử điểm hoặc hoại tử dạng sợi ở ruột non, nếu con vật còn sống thì tạo thành
    các đám loét. Thiệt hại do bệnh này gây ra cho các hộ chăn nuôi và các trang trại
    chăn nuôi có thể lên đến 50%.
    Những nghiên cứu trước đây cho rằng độc tố alpha do vi khuẩn C.
    perfringens type A sản sinh là nguyên nhân chính gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gà.
    Những năm gần đây, bằng thực nghiệm gây đột biến gene mã hóa độc tố anpha, một
    số nghiên cứu đã chứng minh rằng alpha toxin không phải là độc tố quyết định khả
    năng gây ra bệnh viêm ruột hoại tử, các tác giả đã phát hiện một loại độc tố mới,
    độc tố netB, là tác nhân chính gây ra các bệnh tích điển hình của bệnh viêm ruột
    hoại tử ở gà.
    Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam, đặc
    biệt là vai trò gây bệnh viêm ruột hoại tử của các loại độc tố do vi khuẩn C.
    perfringens sản sinh ở mức phân tử. Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của
    Ban Lãnh đạo Phân viện Thú y miền Trung và Ban Giám Đốc Viện Công nghệ Sinh
    học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang, đã cho tôi thực hiện đề tài:
    “Nghiên cứu sự lưu hành của gene netB ở các chủng Clostridium perfringens
    type A gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gà nuôi tại thành phố Nha Trang”.
    Nội dung của đề tài:
    - Phân lập vi khuẩn Clostridium perfringens từ mẫu phân của gà khỏe và gà
    mắc bệnh viêm ruột hoại tử.
    - Xác định các type độc tố của Clostridium perfringens bằng kỹ thuật
    Multiplex PCR.
    - Xác định gene mã hóa độc tố netB bằng kỹ thuật PCR.
    Mục tiêu của đề tài


    Để tìm hiểu về bệnh viêm ruột hoại tử ở gà nuôi tại thành phố Nha Trang và
    sự lưu hành của gene netB trong các chủng vi khuẩn C. perfringens phân lập từ gà
    mắc bệnh.
    Phát hiện sự lưu hành của gene mã hóa độc tố netB trong các chủng
    Clostridium perfringens gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gà từ đó có thể đề xuất các
    biện pháp điều trị bệnh có hiệu quả và giúp giảm thiểu tối đa những thiệt hại do C.
    perfringens gây ra.


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn C. perfringens và bệnh viêm ruột
    hoại tử ở gà
    1.1.1 Trên thế giới
    Kể từ khi lệnh cấm sử dụng chất kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng trong
    thức ăn chăn nuôi của Liên minh Châu Âu EU được ban hành, bệnh viêm ruột hoại
    tử đã trở thành nguyên nhân chính gây tử vong ở gà. Viêm ruột hoại tử là một trong
    những bệnh phổ biến nhất và gây thiệt hại tài chính đáng kể, trung bình thiệt hại
    0,05USD cho mỗi con gia cầm, và có thể lên đến 2 tỷ USD hàng năm. Bệnh có thể
    gây ra tỷ lệ chết lên đến 50% hoặc làm giảm đáng kể hiệu suất tăng trưởng. [8]
    Bệnh NE là một bệnh đa yếu tố phức tạp với nhiều yếu tố không rõ ràng ảnh
    hưởng đến sự xuất hiện của nó và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Đặc biệt các
    dịch lẻ tẻ của NE có thể xảy ra thường xuyên trong các trang trại trong đó thuốc
    kháng sinh không được sử dụng như kích thích tăng trưởng, thực hành chăn nuôi
    không nghiêm ngặt và chế độ ăn uống dựa trên các loại ngũ cốc nhớt với các nguồn
    protein động vật là phổ biến.[9]
    Hình 1.1 Vi khuẩn C. perfringens gây bệnh NE trên gà
    Theo báo cáo của Long J.R. (1973) bệnh NE được biết đến lần đầu tiên vào
    năm 1961, bệnh xảy ra trên gà trống non từ 6 – 7 tuần tuổi tại Anh, sau đó xuất hiện
    tại Australia, Canada, Mỹ và Thụy Điển. [25]
    Viêm ruột hoại tử đã được đề cập trong các báo cáo ở châu Âu, Bắc Mỹ,
    Nam Mỹ, Trung Đông, châu Á và New Zealand. Bệnh xảy ra trên gà thịt và gà tây
    từ 3 – 7 tuần tuổi. Bệnh do vi khuẩn C. perfringens gây ra, một loại vi khuẩn khá
    phổ biến được tìm thấy trong đất, bụi, rác và một lượng nhỏ trong đường tiêu hóa
    của gà khỏe mạnh. Vi khuẩn C. perfringens chỉ gây bệnh khi số lượng của nó tăng
    lên đột ngột và điều kiện sức khỏe vật nuôi không tốt, khi đó lượng độc tố ngoại
    bào được sinh ra vượt quá mức cho phép sẽ tấn công và gây ra các tổn thương bệnh
    lý ở đường tiêu hóa. Phần lớn các nghiên cứu về NE đã tập trung vai trò của độc tố
    mang tính quyết định đối với khả năng gây bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
    bệnh NE chủ yếu được gây ra bởi C. perfringens type A và một số lượng nhỏ gia
    cầm bị bệnh là do type C [17]. Độc tố alpha được coi là nguyên nhân gây bệnh
    chính.
    Tại các trang trại gà ở Cario – Ai Cập bị bệnh NE, Effat và cộng sự (2007)
    đã phân lập C. perfringens từ các mẫu gà bị bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tất
    cả những vi khuẩn phân lập được đều là C. perfringens, có khuẩn lạc đặc trưng trên
    môi trường thạch máu cừu với hai vòng dung huyết. Ông đã định type vi khuẩn
    phân lập được bằng kỹ thuật Multiplex PCR với 4 cặp mồi đặc hiệu mã hóa cho 4
    gene sản sinh độc tố alpha, beta, epsilon, iota. Kết quả là type A với độc tố alpha là
    nguyên nhân gây bùng phát bệnh NE ở các trang trại này. [14]
    Theo nghiên cứu của George Tice về “Sự tồn tại của Clotridia và sự bất ổn
    định của đường ruột” đã cung cấp thêm nhiều thông tin có giá trị liên quan đến
    nguyên nhân gây bệnh. Trong đó ngoài việc chỉ ra rằng sự tồn tại của chủng C.
    perfringens type A sản sinh độc tố alpha có liên quan đến bệnh NE và chế độ ăn
    uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bệnh. Gà được sinh ra với
    một đường ruột vô trùng và hai tuần đầu tiên sau khi sinh hệ đường ruột có một
    lượng lớn oxy đã ức chế sự sinh sản của các vi khuẩn yếm khí Clotridia. Sau hai
    tuần, lượng oxy trong ruột bắt đầu giảm, đồng thời Clotridia sinh sôi nảy nở và dẫn
    đến tình trạng bệnh lâm sàng. Trong nghiên cứu cũng đề cập đến bệnh lâm sàng
    không dẫn đến tử vong và được đặc trưng bởi viêm loét đầu mối ở tá tràng và ruột
    chay.[24]


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên. 2009. Một số
    đặc tính sinh học của chủng vi khuẩn Clostridium perfringens phân lập từ bò và
    lợn mắc hội chứng tiêu chảy tại Hà Nội và các vùng phụ cận. Tạp chí Khoa học kỹ
    thuật thú y, tập XVI, số 4.
    2. Lê Lập, Nguyễn Đức Tân. 2006. Phân lập và xác định type độc tố của
    vi khuẩn Clostridium perfringens ở động vật nhai lại bằng kỹ thuật Multiplx PCR.
    Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2007, số 9.
    3. Nguyễn Hoàng Lộc, Lê Việt Dũng, Trần Quốc Dung. 2001. Giáo
    trình Công nghệ DNA tái tổ hợp. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
    Minh.
    4. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyên, Phạm Văn Ty.2000. Vi sinh
    vật học. Nhà xuất bản Giáo dục.
    5. Võ Thị Hương Lan. 2007. Giáo trình sinh học phân tử tế bào và ứng
    dụng. Nhà xuất bản giáo dục.
    6. Thường quy kỹ thuật định lượng C. perfringens trong thực phẩm
    (Ban hành theo quyết định số 3348/QĐ-BYT ngày 31 thàng 7 năm 2001 của
    Bộ trưởng bộ y tế).
    7. Trần Linh Thước. 2007. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong
    nước, thực phẩm và mỹ phẩm. Nhà xuất bản Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh.
    Tài liệu tiếng Anh
    8. A.Tolooe, B.Shojadoost, S.M.Peighambari and Y. Tamaddon. 2011.
    Prevalence of NetB among Clostridium perfringens isolates Obtained from healthy
    and diseased chicken, Journal of animal and veteriany advantage 10 (1): 106 – 110.
    9. Abildgaard L., Sondergaard T.E., Engberg R.M., Schramm A.,
    Hojberg O., 2010. In vitro production of necrotic enteritis toxin B, NetB, by netB-positive and netB-negative Clostridium perfringens originating from healthy and
    diseased broiler chickens. Vet Microbiol. 29;144(1-2):231-235.
    45
    GVHD: TS. Lê Lập SVTH: Lại Nhật Linh
    TS. Vũ Ngọc Bội
    10. Agi Deguchi, Kazuaki Miyamoto, Tomomi Kuwahara, Yasuhiro
    Miki, Ikuko Kaneko, Jihong Li, Bruce A, McClane, Shigeru Akimoto. Genetic
    characterization of type A enterotoxingenic Clostridium perfringens strains
    http://plosone.org
    11. Ahsani MR, Mohammadabadi MR, Shamsaddini MB. 2010.
    Clostridium perfringens isolate typing by multiplex PCR . Journal of venomous
    animals and toxins including tropical diseases, volume 16, number 4, 2010.
    12. Anders Johansson. 2006. C. perfringens the causal agent of necrotic
    enteritis in poultry. Acta Universitatis agriculturae Sueciae, 1652-6880
    13. Annamari Heikinheimo.2008. Diagnostic and molecular
    epidemiology of cpe – positive C. perfringens type A.
    14. Anthony L. Keyburn, John D. Boyce, Paola Vaz, Trudi L. Bannam ,
    Mark E. Ford, Dane Parker, Antonio Di Rubbo, Julian I. Rood, Robert J. Moore.
    2008. NetB, a new toxin that is associated with avian necrotic enteritis caused by
    Clostridium perfringens. PLOS Pathog., 4: e26-e26.
    15. Anthony L. Keyburn; Bannam, T.L.; Moore, R.J.; Rood, J.I. 2010.
    NetB, a Pore-Forming Toxin from Necrotic Enteritis Strains of Clostridium
    perfringens. Toxins 2, 1913-1927.
    16. Cato, E.P. W.L. Geonge, and S.M. Fine gold. 1984. Clostridium, 1141
    – 1200.
    17. Charles L.Hatheway. 1990. Toxigenic Clostridia. Clinical
    microbiology review, 66 – 98.
    18. Christoph G Baums, Ulrich Schotte
    1
    , Gunter Amtsberg, Ralph
    Goethe. Diagnostic multiplex PCR for toxin genotyping of Clostridium perfringens
    isolate. Veterinary Microbiology, Volume 100, Issues 1 – 2, 20 May 2004, Pages 11
    – 16.
    19. Crespo Rocio, Derek J. Fisher, H. L. Shivaprasad,Mariano E. Ferna
    ´ndez-Miyakawa, Francisco A. Uzal. 2007. Toxinotypes of Clostridium perfringens
    isolated from sick and healthy avian species. Journal of Veterinary Diagnostic
    Investigation May 2007 19: 329-333.
    46
    GVHD: TS. Lê Lập SVTH: Lại Nhật Linh
    TS. Vũ Ngọc Bội
    20. Drigo I., Fabrizio Agnoletti, Cosetta Bacchin, Francesca Bettini,
    Monia Cocchi, Tiziana Ferro, Barbara Marcon, Luca Bano. Toxin genotyping of
    Clostridium perfringens feld strains isolated from healthy and diseased chickens.
    Italian Journal of Animal Science vol. 7, 397-400.
    21. Deguchi A, Miyamoto K, Kuwahara T, Miki Y, Kaneko I, et al. 2009.
    Genetic Characterization of Type A Enterotoxigenic Clostridium
    perfringens Strains. PLoS ONE 4(5): e5598.
    22. Effat, M. M
    1
    *; Abdallah, Y.A.
    2
    , Soheir, M. F.1, and Rady, M
    3
    . 2007.
    Characterization of Clostridium perfringens feildisolates, implicated in necrotic
    enteritis outbreaks onprivate broiler farms in Cairo, by Multiplex PCR. African
    Journal of Microbiology Research pp, 029-032.
    23. Fukata T., Y. Hadate, E. Baba, and A. Arakawa. 1991. Influence of
    bacteria on Clostridium perfringens infections in young chickens. Avian Dis. 35:
    224–227.
    24. George Tice, BVSc, MMedVet, MRCVS. Clostridial Proliferation
    and Intestinal Instability. http://poultry-health.com
    25. J. Glenn Songer and Dawn Bueschel. 1999. Multiplex PCR
    Procedure for genotyping Clostridium perfringens. Department of Veterinary
    Science University of Arizona, Tucson, AZ 85721
    26. Hakan Kalender. 2004. Isolate of Clostridium perfringens from
    chickens and detection of the alpha toxin gene by Polymerase chain reaction. Turk
    J Vet Anim Sci, 29 (2005), 847 – 851.
    27. Keyburn AL, Sheedy SA, Ford ME, Williamson MM, Awad MM,
    Rood JI, Moore RJ. 2006. Alpha-toxin of Clostridium perfringens is not an essential
    virulence factor in necrotic enteritis in chickens. Infection and Immunity 74 (11):
    6496-6500
    28. Leen Timbermont, Anouk Lanckriet, Ahmad R.
    Gholamiandehkordi, Frank Pasmans, An Martel,Freddy Haesebrouck, Richard
    Ducatelle, Filip Van Immerseel. Origin of Clostridium perfringens isolates
    determines the ability to induce necrotic enteritis in broilers.
    47
    GVHD: TS. Lê Lập SVTH: Lại Nhật Linh
    TS. Vũ Ngọc Bội
    29. Lepp D, Roxas B, Parreira VR, Marri PR, Rosey EL, et al. 2010.
    Identification of Novel Pathogenicity Loci in Clostridium perfringens Strains That
    Cause Avian Necrotic Enteritis. PLoS ONE 5(5): e10795.
    30. Long, J.R. 1973. Necrotic enteritis in broiler chickens I.A review of
    the literature and the prevalence of the disease in Ontario. Canasian Journal of
    comparative medicine, 37 (3): 302 – 308.
    31. McDonel, J. L.1980. C. perfringens toxins (type A, B, C, D, E).
    Pharmacol. Ther. 10: 617-655 [6]
    32. Quinn P.J., M.E. Cater, B. Markey, G.R. Cater. 1994. Clostridium
    speciesm Clianl verternary microbiology. Wolfe publishing, 191 – 208.
    33. Svobodová I., Steinhauserova I., Nebola M 2007. Incidence of C.
    perfringens in broiler chickens in the Szech Republic. S25-S30. ACTA VET. BRNO,
    76: 25–30
    34. http://PoultryHub.org
    35. http://enhs,umn.edu
    36. http://vi.wikipedia.org/wiki/Clostridium
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...