Luận Văn Nghiên cứu sự liên quan giữa nồng độ Digoxin huyết thanh và đáp ứng lâm sàng ở bệnh nhân suy tim do

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Suy tim là một hội chứng phức tạp, là biến chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, tiên lượng bệnh không khả quan lắm so với bệnh ung thư, hậu quả là đưa đến tử vong [24]. Tại Mỹ hiện nay có khoảng 5 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim, mỗi năm có trên 500.000 người được chẩn đoán lần đầu suy tim. Tại Châu Âu, với trên 500 triệu dân, ước lượng tần suất suy tim từ 0,4 - 2%, do đó có từ 2 - 10 triệu người suy tim [22]. Ở Việt Nam, trong khoảng 80 triệu người thì cũng có từ 320.000 đến 1,6 triệu người suy tim cần được điều trị, trong đó hay gặp là bệnh van tim hậu thấp, tim bẩm sinh, viêm nội tâm mạc và bệnh cơ tim [22]. Mặc dù xu hướng hiện nay nguyên nhân của suy tim là do bệnh mạch vành, tăng huyết áp ., nhưng tỷ lệ bệnh van tim do thấp vẫn còn cao [24]. Công trình nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh và cộng sự vào năm 1991 cho thấy bệnh lý van tim hậu thấp chiếm 67% (500 bệnh nhân trong tổng số 1291 bệnh nhân tim mạch được nghiên cứu) [16].
    Việc điều trị suy tim luôn là vấn đề trăn trở của các nhà tim mạch. Glycosid trợ tim đã được phát hiện và mô tả từ thế kỷ 13, nhưng mãi đến năm 1785 mới được chú ý khi William Withering (Anh) lần đầu tiên nhận xét về tác dụng của thuốc này trên các hoạt động của tim [4]. Tuy hiện nay có nhiều loại thuốc mới ra đời, được ứng dụng trong điều trị suy tim, nhưng ở nước ta Glycosid trợ tim nói chung và Digoxin nói riêng vẫn là thuốc kinh điển, là phương tiện điều trị suy tim thông dụng.
    Thế nhưng vai trò của thuốc luôn có giá trị theo thời gian. Việc sử dụng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả điều trị đã gây nhiều lúng túng cho các nhà lâm sàng vì sự nhạy cảm và đặc điểm sinh lý của mỗi cơ thể khác nhau, trong khi ranh giới giữa liều điều trị và liều độc là rất hẹp [31]. Tai biến ngộ độc do sử dụng Digoxin ở nước ngoài chiếm khoảng 5 - 20% các trường hợp, trong đó 10 - 15% là trầm trọng, có nguy cơ đưa đến tử vong [31]. Hiện tại trong nước vẫn chưa có con số thống kê cụ thể những trường hợp này. Việc sử dụng thuốc khá thay đổi tuỳ theo từng tác giả. Một số tác giả cho dùng liều cao rồi duy trì, một số tác giả chọn điều trị liều thấp ngay từ đầu và kéo dài. Tất cả đều nhằm giảm nguy cơ ngộ độc Digoxin. Tiêu chuẩn sau cùng vẫn là sự đáp ứng của bệnh nhân với việc điều trị.
    Trong khi đó, các nghiên cứu về nồng độ Digoxin trong huyết thanh vẫn chưa nhiều, nhất là ở nước ta, trên cơ địa người Việt Nam. Chính vì vậy, để đánh giá sự liên quan giữa nồng độ Digoxin huyết thanh và đáp ứng lâm sàng ở bệnh nhân suy tim, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự liên quan giữa nồng độ Digoxin huyết thanh và đáp ứng lâm sàng ở bệnh nhân suy tim do bệnh van tim”. Mục tiêu của đề tài:
    1. Đánh giá các đặc điểm suy tim theo tiêu chuẩn của Framingham ở bệnh nhân bị bệnh van tim mắc phải.
    2. Đánh giá nồng độ Digoxin huyết thanh ở bệnh nhân suy tim điều trị có đáp ứng lâm sàng theo các phân độ suy tim của NYHA và một số yếu tố thuận lợi của các trường hợp ngộ độc Digoxin.
     
Đang tải...