Thạc Sĩ nghiên cứu sự liên kết của các dẫn xuất vitamin k3 với amyloid beta peptid và đám rối của chúng bằn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU SỰ LIÊN KẾT CỦA CÁC DẪN XUẤT VITAMIN K3
    VỚI AMYLOID BETA PEPTID VÀ ĐÁM RỐI CỦA CHÚNG BẰNG
    PHƯƠNG PHÁP DOCKING VÀ PHƯƠNG PHÁP MM-PBSA

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa . i
    Lời cam đoan ii
    Mục lục iii
    Danh sách các ký hiệu và các chữ viết tắt . v i
    Danh sách các bảng viii
    Danh sách các hình ix
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 - TỔNG QUAN 5
    1.1. Một số nghiên cứu về AD 5
    1.2. Nguyên nhân AD 7
    1.3. Cấu trúc sợi amyloid beta 8
    1.4. Cơ chế hình các sợi amyloid beta và mảng amyloid 9
    1.5. Vitamin K (VK) và các dẫn xuất Vitamin K3 (VK3) đối với
    bệnh AD 11
    1.6. Giới thiệu Curcumin 13
    1.7. Các phương pháp nghiên cứu 14
    1.7.1. Phương pháp docking . 1 4


    iv
    1.7.2. Phương pháp động lực học phân tử 19
    1.7.3. Phương pháp MM - PBSA 2 2
    1.7.4. Các phương pháp thực nghiệm . 2 4
    1.8. Phần mềm sử dụng 25
    1.9. Các đại lượng dùng phân tích kết quả . 2 6
    1.9.1. Hệ số tương quan . 2 6
    1.9.2. Liên kết hydro và liên kết nhánh phụ . 2 6
    Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
    2.1. Phối tử 2 8
    2.1.1. Các dẫn xuất VK3 28
    2.1.2. Curcumin 2 9
    2.2 Mục tiêu gắn kết . 2 9
    2.2.1 Cấu trúc đơn của Aβ42 và Aβ40 trong môi trường nước-
    micelle . 2 9
    2.2.2 Cấu trúc đơn của Aβ40 trong nước 3 0
    2.2.3 Cấu trúc sợi nhị xứng 12Aβ9-40 và tam xứng 18Aβ9-40 3 2
    2.2.4 Cấu trúc sợi nhị xứng 5Aβ17-42 . 3 2
    Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT 34
    3.1. So sánh năng lượng liên kết các mục tiêu gắn kết khác nhau 3 4
    3.2. So sánh về năng lượng liên kết giữa các dẫn xuất VK3 37


    v
    3.3. Vùng gắn kết của các mục tiêu gắn kết 3 8
    3.4. Tương quan về năng lượng liên kết của curcumin và dẫn
    xuất VK3 . 40
    3.4.1. So sánh Curcumin và các dẫn xuất VK3 4 0
    3.4.2. Tương quan năng lượng liên kết giữa Curcumin và các
    dẫn xuất VK3 4 3
    3.5. Liên kết Hydro không đóng vai trò quyết định khả năng liên kết .4 4
    3.6. Năng lượng tự do liên kết của VK3-9 và VK3-10 thu được từ
    phương pháp MM-PBSA 47
    3.7. So sánh kết quả lý thuyết và thực nghiệm . 5 1
    3.7.1. VK3-9 có khả năng chống lại độc tính gây ra bởi Aβ40 tốt
    nhất . 5 1
    3.7.2. Khả năng ức chế sự kết tập của các dẫn xuất VK3 . 5 2
    3.7.3. Các dẫn xuất VK3 làm suy yếu sự sinh ra gốc tự do bắt
    nguồn từ Aβ40 5 4
    KẾT LUẬN 56
    CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 58
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

    MỞ ĐẦU
    Bệnh Alzheimer (AD) hay đơn giản là Alzheimer là một chứng mất trí phổ
    biến nhất. Năm 1901, lần đầu tiên bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois
    Alzheimer trình bày một trường hợp của bệnh nhân tên Auguste D, 50 tuổi, bị mất
    trí.[55] Năm năm sau (1906), ông đã chính thức công bố về căn bệnh này như căn
    bệnh gây thoái hóa và gây tử vong nhưng không chữa được nó. Từ năm 1906 căn
    bệnh này được đặt theo tên ông. Những thập kỷ đầu thế kỷ 20, chữ "bệnh
    Alzheimer" thường chỉ dùng để định bệnh cho những người mất trí tuổi 45 đến 65
    ("bị lẫn trước khi già", "lẫn sớm"). Những người lớn tuổi hơn mà bị mất trí được coi
    như là chuyện thông thường, do tuổi cao làm não bộ tê cứng. Nhưng trong những
    năm 1970 - 1985 khoa học nhận thấy người mất trí ở các lứa tuổi khác nhau lại có
    triệu chứng lâm sàng giống nhau, nên kết luận AD có ở nhiều lứa tuổi.[17] Bệnh AD
    thường xuất hiện ở người trên 65 tuổi, dạng AD sớm hơn 45 tuổi thường không phổ
    biến.[17] Năm 2006 có 26,6 triệu người mắc AD trên toàn thế giới. Dự đoán tỉ lệ mắc
    AD trên thế giới sẽ là 1 người/85 người vào năm 2050.
    Mặc dù các ca bệnh AD có đặc điểm riêng biệt đối với mỗi cá nhân, tuy
    nhiên có nhiều triệu chứng tương đồng xuất hiện sớm. Khi quan sát thường nhầm
    lẫn với các bệnh “liên quan đến tuổi già”, hoặc biểu hiện của stress.[100] Trong giai
    đoạn đầu, triệu chứng phổ biến nhất được công nhận là không có khả năng để nhớ
    được việc vừa xảy ra. Khi nghi ngờ mắc bệnh AD, chẩn đoán thường được thực
    hiện bằng cách đánh giá hành vi và kiểm tra nhận thức, có thể kèm theo chụp cắt
    lớp não .


    2
    Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bao gồm sự nhầm lẫn, khó chịu, thay đổi
    tâm trạng, mất khả năng phân tích ngôn ngữ, mất trí nhớ dài hạn, suy giảm các giác
    quan. Dần dần, cơ thể sẽ mất đi một số chức năng, cuối cùng dẫn đến cái chết. Bệnh
    AD có thể phát triển tiềm tàng trong 1 thời gian dài trước khi xuất hiện những triệu
    chứng có thể phát hiện được bệnh. Thông thường khi các triệu chứng này bộc lộ ,
    thì người bệnh chỉ có thể sống được khoảng 7 năm, dưới 3% bệnh nhân sống thọ
    thêm 14 năm sau khi phát hiện bệnh.[100]
    Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm một phần nhỏ triệu chứng
    bệnh. Tính tới thời điểm 2008, đã có hơn 500 thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm ra
    phương pháp chữa trị bệnh AD, nhưng vẫn chưa có kết quả nào khả quan trong các
    phương pháp đã được thử nghiệm.[64]
    Người bệnh AD phải được chăm sóc bởi những người thân trong gia đình.
    Đây quả thực là những áp lực rất lớn về mặt xã hội, tâm lý, sức khỏe, kinh tế đối
    với cuộc sống của những người chăm sóc. Ở các nước phát triển, AD là một trong
    những bệnh tốn kém nhất cho xã hội.[4]
    Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng trong năm 2005 có khoảng 0,379%
    người trên thế giới mắc bệnh, và tỷ lệ sẽ tăng lên 0,441% vào năm 2015 và 0,556%
    vào năm 2030. Các nghiên cứu khác cũng cho kết luận tương tự.[4]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...