Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn Ba giảm ba tăng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Nghiên cứu sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Chương 1


    MỞ ĐẦU

    1.1 - Đặt vấn đề
    Chương trình “Ba giảm ba tăng” được Bộ Nông nghiệp&PTNT phát động vào năm 2002 để giảm bớt tình trạng nông dân sử dụng quá nhiều giống, phân, thuốc hóa học trong canh tác lúa, dễ gây ra dịch hại trên đồng ruộng. Đây là một chương trình khuyến nông với các hoạt động chủ yếu là tập huấn ngắn hạn và xây dựng mô hình điểm để nhân rộng trên địa bàn. Tỉnh An Giang đã triển khai Chương trình “Ba giảm ba tăng” sớm từ năm 2002 và đã đạt nhiều thành quả đáng kể. Mục tiêu là đến năm
    2010, có 94% diện tích trồng lúa trong Tỉnh áp dụng kỹ thuật “Ba giảm ba tăng”

    Tập huấn “Ba giảm ba tăng” thuộc loại dịch vụ công, chủ yếu do cơ quan nhà nước thực hiện. Các lớp tập huấn được tổ chức theo dạng ngắn hạn có kết hợp thực hành tại chỗ và tham gia của nông dân, mỗi lớp có từ 20-30 học viên. Học viên là nông dân thuộc nhiều lứa tuổi, trình độ học vấn, gia cảnh khác nhau. Hiệu quả thật sự của lớp học là nông dân tâm đắc, hài lòng về chất lượng tập huấn để mạnh dạn áp dụng trên ruộng lúa của mình và làm nòng cốt mở rộng diện tích áp dụng “Ba giảm ba tăng” trên địa bàn. Do đó, nghiên cứu sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” rất cần thiết cho việc tiếp tục đẩy mạnh Chương trình nầy ở An Giang trong thời gian tới.

    1.2 -Mc tiêu nghiên cứu

    ã Đánh giá sự hài lòng của nông dân đối với chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” ở An Giang.

    ã Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”.

    ã Đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” trong thời gian tới.


    [​IMG][​IMG][​IMG]



    1.3 - Phương pháp nghiên cứu

    1.3.1-Phương pháp nghiên cứu

    - Xây dựng thang đo đơn hướng để đánh giá sự hài lòng, kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, kiểm tra tính đơn hướng của thang đo bằng phân tích nhân tố (Principal Component Factor Analysis).
    - Áp dụng Thang đo chất lượng dịch vụ SERVPERF, là thang đo đa hướng với 5 thành phần cơ bản để đánh giá chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”; kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha , xác định lại các thành phần trong thang đo bằng phân tích nhân tố .
    - Phân tích phương sai để xem xét khác biệt về hài lòng theo các biến nhân khẩu học của học viên.
    - Phân tích hồi qui sự hài lòng theo các thành phần chất lượng dịch vụ để xác

    định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng.

    - Từ kết quả phân tích hồi qui và phân tích phương sai, đề xuất giải pháp nâng cao sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”.

    1.3.2- Cơ sở dữ liệu

    1.3.2.1- Dữ liệu thứ cấp. Các báo cáo về tập huấn “Ba giảm ba tăng” của Chi cục Bảo vệ thực vật và các tài liệu thống kê có liên quan.

    1.3.2.2- Dữ liệu sơ cấp.

    Thiết kế thu thập dữ liệu. Thảo luận với nhóm chuyên gia để đặt câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn thử, điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn. Trong bảng câu hỏi chính thức; Thang đo hài lòng có 3 mục hỏi, Thang đo chất lượng dịch vụ có 22 mục hỏi; cho điểm theo thang điểm Likert từ 1 đến 5 (Phụ lục 1).

    Lấy mẫu.Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, số mẫu lấy ở từng huyện tỉ lệ với số lớp tập huấn “Ba giảm ba tăng” đã tổ chức từ năm 2002-2006 ở tất cả 11 huyện trong tỉnh An Giang (Bảng 1.1).


    [​IMG]



    Bảng 1.1 Phân bổ mẫu

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Huyn, thị xã, thành phố
    [/TD]
    [TD]Số lớp
    [/TD]
    [TD]Số mẫu
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Long Xuyên
    [/TD]
    [TD]45
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Thoại Sơn
    [/TD]
    [TD]91
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Tri Tôn
    [/TD]
    [TD]49
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Tịnh Biên
    [/TD]
    [TD]65
    [/TD]
    [TD]16
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]Châu Đốc
    [/TD]
    [TD]40
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]Châu Phú
    [/TD]
    [TD]97
    [/TD]
    [TD]24
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]Châu Thành
    [/TD]
    [TD]128
    [/TD]
    [TD]32
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]Chợ Mới
    [/TD]
    [TD]132
    [/TD]
    [TD]33
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]Phú Tân
    [/TD]
    [TD]152
    [/TD]
    [TD]38
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]10
    [/TD]
    [TD]Tân Châu
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [TD]18
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]11
    [/TD]
    [TD]An Phú
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [TD]18
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [​IMG]Cộng 939 235

    (Nguồn: Báo cáo sơ kết Chương trình “Ba giảm ba tăng” từ năm 2002-2006, Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang)
    Thông thường thì số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hòang Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc-2005). Thang đo chất lượng tập huấn có 22 mục hỏi được đưa vào phân tích nhân tố nên yêu cầu cỡ mẫu nhỏ nhất là 110. Vậy cỡ mẫu 235 là đạt yêu cầu nghiên cứu.

    Do học viên là nông dân, cách phỏng vấn là mời nông dân họp nhóm để phổ biến mục đích nghiên cứu, phát bảng câu hỏi, hướng dẫn cách cho điểm trả lời và thu bảng trả lời tại chỗ, mỗi nhóm từ 10-20 người. Để khách quan, do giảng viên là cán bộ trạm bảo vệ thực vật huyện nên người phỏng vấn là 3 cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh. Các cán bộ nầy được cung cấp đề cương nghiên cứu và hướng dẫn kỷ lưỡng về cách lấy mẫu. Số mẫu thu thập đạt yêu cầu là 235.






    1.3.3- Phân tích dữ liệu
    Dữ liệu được xử lý bằng phần mền SPSS13.0. Sau khi được mã hóa và làm sạch, số liệu sẽ qua các phân tích sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố, phân tích phương sai và phân tích hồi qui.

    1.4- Cấu trúc của luận văn

    Luận văn được sắp xếp thành 5 chương.

    Chương 1 giới thiệu cách đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Phần đặt vấn đề nêu lên sự cần thiết phải nghiên cứu sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng”. Từ đó, đề ra mục tiêu nghiên cứu chủ yếu là : Đánh giá sự hài lòng của nông dân, các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng và đề xuất giải pháp. Để đạt mục tiêu đề ra, phương pháp nghiên cứu là xây dựng thang đo sự hài lòng, thang đo chất lượng dịch vụ; phân tích phương sai, phân tích hồi qui. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, cỡ mẫu đạt yêu cầu nghiên cứu.

    Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết gồm các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng, về thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL và biến thể của nó là SRVPERF, quan hệ của chất lượng dịch vụ và sự hài lòng. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài là quan hệ của các thành phần chất lượng dịch vụ và sự hài lòng.

    Chương 3 trình bày tổng quan về nông nghiệp An Giang và chương trình “Ba giảm ba tăng”, bao gồm các nội dung: vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế địa phương, các chương trình nông nghiệp trọng điểm ở An Giang và chương trình “Ba giảm ba tăng”

    Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu về sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn “Ba giảm ba tăng” đã thực hiện ở An Giang từ năm 2002-2006, bao gồm các nội dung đặc điểm mẫu điều tra, phân tích thông kê thang đo hài lòng và thang đo chất lượng dịch vụ, phân tích phương sai, phân tích hồi qui hài lòng theo các thành phần chất lượng dịch vụ và các giải pháp đề xuất.

    Cuối cùng là Chương 5 trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu và kiến nghị

    cho hướng nghiên
     
Đang tải...