Thạc Sĩ Nghiên cứu sử dụng thân lục bình làm giá thể dính bám kết hợp quá trình bùn hoạt tính trong xử lý nư

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ


    Môi trường sống ngày càng suy thoái kéo theo một loạt các hệ lụy cho con người và các
    hệ sinh thái trên hành tinh của chúng ta. Như một quá trình tất yếu, Phát triển kinh tế được xem
    là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt tài nguyên,
    đe dọa sự sống.
    Ngày càng nhiều ngành công nghiệp ra đời mang nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu cộng
    đồng và độ thỏa dụng của họ càng gia tăng thì sức chịu tải của môi trường càng giảm rõ rệt.
    Nhiều dòng sông được xem là dòng sông chết, nhiều khu dân cư được xem là làng ung thư Đó
    chính là hệ quả của việc xem nhẹ Phát triển công nghiệp mà không quan tâm đến quản lý dòng
    thải. Và ngành giấy cũng là một vấn đề được quan tâm như vậy.
    Với đặc tính của một dòng thải giàu chất hữu cơ và khá nguy hại, thì vấn đề xử lý trước
    khi thải ra nguồn tiếp nhận được quan tâm đặc biệt khi mà trong giai đoạn hiện nay, các giải
    pháp quản lý (ISO 14001, Sản xuất sạch hơn ) chưa thể áp dụng nhuần nhuyễn và mang hiệu
    quả tối ưu bằng các giải pháp kỹ thuật ở nước ta. Vì vậy, nhiều giải pháp thực tiễn đã mang lại
    hiệu quả trong việc giảm nhẹ tác động của dòng thải ngành sản xuất. Công nghệ Sinh học hiếu
    khí làm được điều đó.
    Cũng với bản chất là xử lý hiếu khí, nhưng xử lý nước thải bằng quá trình sinh trưởng lơ
    lửng sẽ mang theo một lượng đáng kể vi sinh vật ra ngoài khi nước thải đã qua xử lý. Do vậy,
    một trong những biện pháp mang lại hiệu quả xử lý nước thải bằng phương pháp Sinh học là
    nâng cao mật độ vi sinh vật trong hệ thống. Và sinh trưởng dính bám sẽ góp phần đảm bảo điều
    này. Là quá trình xử lý Sinh học trong đó sinh khối tồn tại và Phát triển trong môi trường xử lý
    dưới dạng màng bám vào giá thể - đạt hiệu quả cao và có nhiều lợi điểm trong công nghệ xử lý
    nước thải do phần lớn vi sinh vật bám vào giá thể nên không bị cuốn ra ngoài.
    Nhận thức điều đó, tìm kiếm một cơ hội để kết hợp hai quá trình: tăng trưởng lơ lửng và
    tăng trưởng dính bám là cần thiết và việc tìm kiếm vật liệu làm giá thể vừa rẻ, vừa khả thi cũng
    hết sức quan trọng. Thân lục bình (được phơi khô) - một loại vật phẩm rất phổ biến trong đời
    sống nông thôn có thể đáp ứng được yêu cầu trên.
    Từ những nhận thức khoa học và thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu sử dụng thân lục bình
    làm giá thể dính bám kết hợp công nghệ bùn hoạt tính trong xử lý nước thải công ty TNHH

    giấy AFC - xã Vĩnh Lộc B - huyện Bình Chánh - TP.HCM” sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải ngành giấy nói riêng, cho các xí nghiệp, các
    nhà máy nói chung để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm.
    1.2 MỤC ĐÍCH


    Đánh giá khả năng sử dụng thân lục bình làm giá thể trong xử lý nước thải ngành sản xuất
    bột giấy và giấy.
    Đánh giá khả năng xử lý nước thải ngành sản xuất bột giấy và giấy bằng công nghệ bùn
    hoạt tính.
    Xác định hiệu quả xử lý COD, SS, pH trong nước thải của sản xuất bột giấy và giấy.


    1.3 ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU

    Giá thể: thân lục bình phơi khô.
    Nước thải: vì việc ứng dụng công nghệ xử lý chung cho một ngành công nghiệp rất khó


    khăn, do mỗi nhà máy có đặc trưng riêng về công nghệ, nguyên vật liệu sản xuất, nên
    thành phần và tính chất nước thải thường khác nhau. Do đó, nước thải được sử dụng trong
    nghiên cứu là nước thải được lấy từ hố thu nước thải của Công ty TNHH giấy AFC đặt tại
    xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
    1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


    Tiến hành phân tích các chỉ tiêu đầu vào của nước thải sản xuất giấy sau khi lấy từ Công
    Ty TNHH Giấy AFC – Xã Vĩnh Lộc B – Huyện Bình Chánh – TP.HCM.
    Tiến hành chạy mô hình thí nghiệm và phân tích các chỉ tiêu đầu ra với các chế độ tải
    trọng khác nhau để tìm ra khoảng nồng độ xử lý tối ưu nhất đối với giá thể nghiên cứu.
    Đưa ra các số liệu mà thân lục bình có khả năng xử lý đối với loại nước thải ngành sản


    xuất giấy và bột giấy.
    1.5 PHưƠNG PHÁP THỰC HIỆN

    Phương pháp Xây dựng mô hình mô phỏng bể phản ứng với kích thước nhỏ
    Phương pháp phân tích chỉ tiêu
    Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu
    Phương pháp đánh giá, kiểm tra


    1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Mô hình trong phòng thí nghiệm
    Ứng dụng với bể Sinh học hiếu khí
    Áp dụng cho nước thải giấy
     
Đang tải...