Thạc Sĩ Nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt giai đoạn vỗ béo trong nông hộ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    [TABLE="class: MsoNormalTable"]
    [TR]
    [TD="width: 200"]
    [/TD]
    [TD="width: 200"]
    [/TD]
    [TD="width: 200"] Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn 2
    Mục lục 2ii
    Danh mục các từ viết tắt 4v
    Danh mục bảng 5
    Danh mục hình 6
    1. MỞ ĐẦU i
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 4
    1.2 Mục đích của đề tài 6
    1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
    2.1 Đặc điểm về tiêu hoá ở gia súc nhai lại 7
    2.2 Ủ chua thức ăn 19
    2.3 Tình hình nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại 37
    3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 41
    3.2 Nội dung nghiên cứu 41
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 41
    3.4 Phương pháp xử lý số liệu 51
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
    4.1 Một số thông tin chung của huyện Hiệp Hoà 52
    4.1.1 Điều kiện tự nhiên 52
    4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội huyện Hiệp Hoà 54
    4.1.3 Đánh giá chung đặc điểm của huyện 57
    4.2 Xác định sản lượng thân lá lạc và tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp 61
    4.2.1 Xác định sản lượng thân lá lạc 61
    4.2.2 Kết quả sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi 63
    4.3 Xác định thành phần hoá học của thân lá lạc ở các công thức ủ chua 65
    4.4 Đánh giá chất lượng thân lá lạc ở các công thức ủ chua 69
    4.4.1 Đánh giá chất lượng thân lá lạc ủ chua bằng phương pháp trực quan 69
    4.4.2 Đánh giá gián tiếp chất lượng thân lá lạc ủ chua 71
    4.5 Kết quả thí nghiệm nuôi dưỡng bò 72
    4.5.1 Lượng thức ăn thu nhận 73
    4.5.2 Tăng trọng tuyệt đối 75
    4.5.3 Hiệu quả kinh tế khi vỗ béo bò 79
    5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81
    5.1 Kết luận 81
    5.2 Đề nghị 81
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
    1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống chủ yếu ở nông thôn. Nguồn thu nhập chính của nông dân là sản phẩm của chăn nuôi và trồng trọt. Trong đó chăn nuôi trâu bò đã và đang góp phần quan trọng làm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao nguồn thu nhập cho người chăn nuôi. Ngày nay, với việc cơ khí hoá sản xuất nông nghiệp nhưng chăn nuôi trâu bò vẫn chiếm một vị trí quan trọng. Bởi vậy, chăn nuôi trâu bò ngoài cung cấp sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, chúng còn cung cấp thực phẩm quý cho xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế của xã hội, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao, nhu cầu của người dân về thịt, sữa tăng là cơ hội thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu bò phát triển .
    Vấn đề quan trọng để phát triển chăn nuôi trâu bò là phải đáp ứng đầy đủ lượng thức ăn thô xanh quanh năm và cân bằng dinh dưỡng. Nguồn thức ăn thô xanh chính cung cấp cho đàn bò nước ta chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự nhiên và cỏ trồng, trong khi đó nhu cầu sản xuất lương thực cùng với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao làm cho diện tích đồng cỏ tự nhiên, đất đai trồng cỏ và chăn thả trâu bò bị thu hẹp. Vào mùa đông ở miền Bắc cũng như mùa khô ở miền Nam thường khan hiếm thức ăn thô xanh làm cho ngành chăn nuôi trâu bò gặp nhiều khó khăn, trong khi đó ngoài nguồn thức ăn là cỏ thì nguồn phụ phẩm nông nghiệp của nước ta rất dồi dào. Vì vậy, việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho trâu bò trở nên quan trọng trong các mùa vụ mà cỏ tự nhiên kém phát triển, không đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng cho đàn gia súc.
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu bò (Nguyễn Xuân Trạch, 1998; Bùi Quang Tuấn và cộng sự, 1999; Vũ Duy Giảng và công sự, 2001; Phạm Kim Cương và cộng sự, 2001) . đã đem lại những kết quả khách quan, song việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật này trong thực tế còn hạn chế.
    Đứng trước thực tế này đã có nhiều nước đang phát triển (lương thực chưa dồi dào, đất đai hạn chế, dân số tăng nhanh) đang quan tâm đến vấn đề nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở vùng nhiệt đới và nguồn phụ phẩm nông nghiệp, để tăng nguồn thức ăn gia súc. Do thấy được hiệu quả của việc sử dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi trâu bò nên tổ chức FAO hết sức khuyến khích và giúp đỡ cho công tác nghiên cứu cách chế biến, bảo quản sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi. Một trong những nguồn phụ phẩm nông nghiệp còn ít được nghiên cứu sử dụng cho chăn nuôi đó là thân lá lạc sau thu hoạch củ. Khi thu hoạch củ, thân lá cây lạc còn khá xanh và giàu các chất dinh dưỡng. Một số tác giả nước ngoài khi nghiên cứu thân lá cây lạc như: Suriyajantratong và Senakas - 1985 [71]; Gohl -1993 [10]; đều nhận thấy thân lá cây lạc lúc thu hoạch củ có hàm lượng protein khá cao và đề nghị nên nghiên cứu chế biến, dự trữ các sản phẩm phụ của cây lạc làm nguồn thức ăn cho gia súc.
    Hàng năm tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Hiệp Hòa nói riêng có diện tích trồng lạc lớn, tập trung chủ yếu vụ đông xuân. Việc thu hoạch lạc vụ đông xuân thường vào tháng 6-7 hàng năm, đây là thời điểm thường có mưa nhiều nên việc chế biến thân lá lạc bằng phương pháp phơi khô gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó người dân còn chưa được biết nhiều về việc chế biến thân lá lạc làm thức ăn cho gia súc, vì vậy thân lá lạc thường được bỏ tại ruộng để làm phân bón.
    Xuất phát từ thực tế trên để phát triển đàn bò thịt dựa trên cơ sở tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt giai đoạn vỗ béo trong nông hộ"


    1.2 Mục đích của đề tài - Đánh giá khả năng bảo quản thân lá lạc bằng phương pháp ủ chua.
    - Xác định công thức ủ chua thân lá lạc thích hợp làm thức ăn cho trâu bò.

    1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề tài góp phần cung cấp thông tin cần thiết, không những có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
    - Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm sẵn có, dễ áp dụng tại địa phương, thông qua đó cung cấp cho người chăn nuôi cách chế biến bảo quản thân lá lạc làm thức ăn dự trữ cho trâu bò, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
    - Từ đó phổ biến rộng rãi và chuyển giao quy trình kỹ thuật ủ chua thân lá lạc và cách ủ chua các loại phụ phẩm nông nghiệp khác, để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc, nhất là vào thời điểm khan hiếm thức ăn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...