Tiến Sĩ Nghiên cứu sử dụng multi-enzyme và probiotic trong nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH ix
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu của đề tài 3
    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 3
    3.1. Ý nghĩa khoa học . 3
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
    4. Những đóng góp mới của luận án . 4
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1. Đặc điểm của lợn con . 5
    1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa 5
    1.1.2. Đặc điểm cơ quan tiêu hoá và dịch tiêu hóa của lợn con 6
    1.1.3. Đặc điểm phân tiết và hoạt tính của enzyme tiêu hóa . 7
    1.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hóa của lợn con . 10
    1.1.5. Tỷ lệ tiêu hóa protein và xơ ở lợn . 12
    1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con . 14
    1.2.1. Nhu cầu về năng lượng 14
    1.2.2. Nhu cầu về protein, axit amin và khả năng giảm mức protein trong khẩu phần của lợn bằng việc bổ sung axit amin tổng hợp 14
    1.2.3. Chất xơ trong dinh dưỡng lợn con . 17
    1.2.4. Nhu cầu về các chất dinh dưỡng khác . 19 iv
    1.3. Enzyme và ứng dụng trong chăn nuôi 21
    1.3.1. Tính đặc hiệu của enzyme . 22
    1.3.2. Hiệu quả của việc sử dụng enzyme trong chăn nuôi . 23
    1.3.3. Những hiểu biết về enzyme tiêu hoá tinh bột, protein và chất xơ. 25
    1.3.4. Những nghiên cứu về enzyme tiêu hóa trong và ngoài nước 29
    1.3.5. Giới thiệu về multi - enzyme sử dụng trong đề tài . 31
    1.4. Probiotic và ứng dụng trong chăn nuôi 31
    1.4.1. Chức năng và tác động của probiotic 32
    1.4.2. Cơ chế tác dụng của probiotic . 33
    1.4.3. Ứng dụng probiotic trong chăn nuôi . 34
    1.4.4. Thành phần hỗn hợp vi khuẩn probiotic sử dụng trong thí nghiệm 37

    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 39

    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu . 39
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 39
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu . 39
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2012 . 39
    2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 39
    2.2.1. Nội dung 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của multi - enzyme chứa proteaza, amylaza đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột, chất xơ và sinh trưởng của lợn con sau cai sữa nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau . 39
    2.2.2. Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của multi - enzyme chứa proteaza, amylaza, xenlulaza đến tỷ lệ tiêu hóa và sinh trưởng của lợn con sau cai sữa được nuôi bằng khẩu phần có mức xơ khác nhau 48
    2.2.3. Nội dung 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của probiotic đến sinh trưởng của lợn con sau cai sữa 54
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu 56 v

    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 57
    3.1. Nội dung 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của multi - enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột, chất xơ và sinh trưởng của lợn con sau cai sữa nuôi bằng khẩu phần có mức protein khác nhau 57
    3.1.1. Kết quả thí nghiệm 1 57
    3.1.2. Kết quả thí nghiệm 2 64
    3.2. Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của multi - enzyme đến tỷ lệ tiêu hóa và sinh trưởng của lợn con sau cai sữa được nuôi bằng khẩu phần có mức xơ khác nhau 76
    3.2.1. Kết quả thí nghiệm 3 76
    3.2.2. Kết quả thí nghiệm 4 85
    3.3. Kết quả thí nghiệm 5 99
    3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ của lợn con thí nghiệm 5 99
    3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm 5 102
    3.3.3. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con thí nghiệm 5 104
    3.3.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con thí nghiệm 5 . 106
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 114
    1. Kết luận . 114
    2. Tồn tại . 115
    3. Đề nghị 115
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 116
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
    I. Tài liệu tiếng Việt 117
    II. Tài liệu tiếng Anh . 123
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong chăn nuôi lợn, một số chế phẩm sinh học như kháng sinh, hocmon đã và đang được sử dụng ở những quy mô, mức độ khác nhau và mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, trải qua thời gian, các nhà khoa học đã phát hiện ra mặt trái của các chất bổ sung này như gây hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, để lại tồn dư trong sản phẩm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Để khắc phục những hạn chế này, khoa học đã hướng tới nghiên cứu và sản xuất những chất thay thế nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của thực tế sản xuất (Cromwel, 2002) [75]. Những chất bổ sung được quan tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều là các enzyme tiêu hóa và probiotic, các chất này không chỉ làm tăng hiệu quả chăn nuôi mà còn tạo ra các sản phẩm an toàn với sức khỏe con người và môi trường, cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường ruột (Jans, 2005 [92]; Fuller, 1989 [84]). Ở lợn con giai đoạn sau cai sữa, bộ máy tiêu hóa phát triển chưa hoàn thiện, sự bài tiết các enzyme nội sinh còn hạn chế. Lợn con cùng một lúc chịu tác động bởi nhiều yếu tố như stress dinh dưỡng (do thay đổi thức ăn), stress sinh lý (do thay đổi môi trường sống và tập tính) (Fraser và cs, 1998 [82]; Cromwell, 2000 [74]; Kiarie và cs, 2007 [95]), nên đã làm giảm tỷ lệ tiêu hóa, giảm hoạt tính của các enzyme nội sinh, tăng khả năng nhiễm các vi sinh vật có hại dẫn đến làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột làm cho lợn con bị tiêu chảy, chậm lớn. Chính vì vậy, việc bổ sung multi - enzyme và probiotic vào thức ăn chăn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất thông qua việc tăng sức đề kháng, đặc biệt là giai đoạn sau cai sữa, ảnh hưởng tốt đến tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng sinh trưởng và giảm chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Cunningham và cs, 1957 [76]; Lewis và cs, 1995 [103]; Officer, 2000 [113]; Lã Văn Kính và cs (2001) [21], Đỗ Văn Quang và cs (2005) [35]; Hồ Trung Thông và cs (2008) [43]; Trần Quốc Việt và cs (2010) [62] đã cho thấy điều đó
    Khi sử dụng enzyme và probiotic cho lợn con có tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn và sinh trưởng là do những chất này kết hợp với enzyme nội sinh phân giải các hợp chất phức tạp thành những chất đơn giản, dễ hấp thu và làm giảm được độ nhớt sinh ra trong quá trình tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là các khẩu phần chứa nhiều polysaccarit không phải tinh bột (non- starch polysaccarit - NSP). Nên người ta thường bổ sung vào khẩu phần những chế phẩm đa enzyme (multi - enzyme) để phân giải đồng thời nhiều hợp chất hữu cơ (Vũ Duy Giảng, 2009 [9]). Đối với thức ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa, nguồn cung cấp protein và năng lượng chủ yếu có nguồn gốc thực vật, trong khi khả năng tiêu hoá các loại thức ăn này của lợn con còn kém. Khi thiếu các enzyme tiêu hoá như proteaza, amylaza trong phần đầu của đường tiêu hoá sẽ giảm khả năng tiêu hóa protein và tinh bột có nguồn gốc thực vật. Vì vậy việc bổ sung thêm multi - enzyme vào khẩu phần lợn con giai đoạn này là cần thiết. Về thực chất, nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về các axit amin. Khi khẩu phần ăn cho lợn, đặc biệt là lợn con được cung cấp đủ hoặc thừa lượng protein nhưng không cân đối về tỷ lệ các axit amin thì hiệu quả hấp thu protein rất thấp, lợn sinh trưởng chậm, dễ dẫn đến tiêu chảy, đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường do lượng nitơ thừa thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. Trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu axit amin cho lợn, hầu hết người chăn nuôi và các hãng sản xuất thức ăn đều sử dụng các công thức phối hợp có tỷ lệ protein cao mà chưa tính hết đến sự lãng phí và ô nhiễm môi trường. Vì thế, việc nghiên cứu những khẩu phần ăn có mức protein hợp lý trên cơ sở làm tăng hiệu quả sử dụng protein thông qua sử dụng multi - enzyme sẽ góp phần giải quyết những yêu cầu đó.
    Các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương như cám gạo, ngô và các phụ phẩm khác thường có hàm lượng xơ cao, hàm lượng protein thấp. Khẩu phần cho lợn dựa trên các nguyên liệu này với mức xơ quá cao có thể làm giảm tỷ lệ tiêu hóa và các thành phần dinh dưỡng khác (Fernadez và cs, 1986 [80]; Noblet và cs, 2001 [111]; Len và cs, 2006a [101]; Trần Văn Phùng và cs, 2012 [33]) dẫn tới năng suất sinh trưởng thấp, đặc biệt là lợn con. Tuy nhiên, khi được nuôi 3
    bằng khẩu phần có mức xơ hợp lý, có tác dụng tăng cường nhu động của ruột và tạo khuôn phân để hoạt động thải phân của vật nuôi được thuận lợi. Những chất xơ chưa được tiêu hóa ở ruột non là nguồn cung cấp năng lượng cho vi sinh vật ở ruột già, với nguồn năng lượng này, vi khuẩn tiếp tục hấp thu NH3 để tổng hợp protein, góp phần làm giảm đào thải NH3 ra ngoài môi trường.
    Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, việc nghiên cứu bổ sung multi - enzyme và probiotic vào khẩu phần được thiết lập dựa trên nguyên liệu thức ăn có sẵn tại địa phương và mức protein hợp lý cho lợn ngoại giai đoạn sau cai sữa là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu sử dụng multi - enzyme và probiotic trong nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa”.
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung multi - enzyme vào các khẩu phần có mức protein khác nhau và các khẩu phần có mức xơ thô khác nhau đến tỷ lệ tiêu hoá protein, tinh bột, chất xơ và sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn của lợn con giai đoạn sau cai sữa.
    - Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic vào các khẩu phần ăn đến sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn con giai đoạn sau cai sữa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...