Luận Văn Nghiên cứu sử dụng mảnh ghép đồng loại bảo quản lạnh sâu tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối qua

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    Chuyên ngành: Ngoại chấn thương chỉnh hình
    Năm -2011
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Dây chằng chéo trước khớp gối (DCCT) và dây chằng chéo sau khớp gối (DCCS) là thành phần quan trọng đảm bảo sự vững chắc về mặt động học theo chiều trước sau của khớp gối [80], [81], [84], [127]. Đứt DCCT là tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối. Phẫu thuật tạo hình lại dây chằng chéo trước khớp gối hiện nay cũng là phẫu thuật phổ biến nhất trong các phẫu thuật vùng gối [50], [62], [83], [107]. Những phát hiện đầu tiên về tổn thương DCCT được thông báo từ cuối thế kỷ 19 bởi Amedet Bonnet [18], [66]. Những năm gần đây, việc chẩn đoán và điều trị tổn thương đứt DCCT đã đạt được những tiến bộ lớn nhờ sự hiểu biết về động học của khớp gối và vai trò của DCCT và DCCS, nhờ sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng (MRI) và sự phát triển của phẫu thuật nội soi khớp. Phẫu thuật nội soi khớp xuất hiện khoảng đầu thế kỷ 20 [18], [40], [50], [66] và phát triển mạnh mẽ trong khoảng 20 năm trở lại đây nhờ những cải tiến mạnh mẽ về trang thiết bị. Sử dụng nội soi để tạo hình DCCT được thực hiện lần đầu tiên bởi D J Dandy (Anh) năm 1981 với vật liệu là sợi carbon tổng hợp. Sử dụng gân bán gân và gân cơ thon để tạo hình qua nội soi được thực hiện và thông báo năm 1992 bởi các tác giả Larson, Howell, Rosenberg và Pinczewski [50] và đến nay, tạo hình DCCT qua nội soi đã chiếm u thế tuyệt đối so với mổ mở.
    Tại Việt Nam, tổn thương DCCT đã được chẩn đoán và điều trị thành công qua mổ mở, với những ca đầu tiên được thông báo trên Y văn tiếng Việt từ năm 1983 bởi Dương Đức Bính và cộng sự [5]. Những tổn thương của DCCT ở vị trí bám cũng đã được mô tả và điều trị thành công [22], [33], [37]. Phẫu thuật tạo hình DCCT đã được tiến hành ở nhiều nơi, với nhiều chất liệu khác nhau nhgân bánh chè [1], [7], [8], [9], [10], [11], [15], [16], [19], [20], [38] gân hamstring (gân bán gân và gân cơ thon) [2], [3], [13], [16], [17], [21], [24] đã cho những kết quả khả quan, cải thiện được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như khả năng thi đấu của vận động viên . Đối với phẫu thuật tạo hình DCCT, các nghiên cứu hiện nay tập trung vào 3 khía cạnh chính, đó là:
    + Phương tiện cố định mảnh ghép: vit cố định tự tiêu hay không tiêu, endo-button, cross pin, .[133].
    + Kỹ thuật phẫu thuật kiểu 1 bó, 2 bó hay kiểu "lai" nhờ những hiểu biết sâu hơn về động học của gối và siêu cấu trúc của DCCT [60], [183].
    + Chất liệu sử dụng cho tạo hình: tự thân, đồng loại, dị loại hay tổng hợp [196]. Lựa chọn chất liệu cho tạo hình DCCT là vấn đề đã được đa ra và tranh luận rất nhiều, chất liệu được lựa chọn phải đảm bảo được vai trò của DCCT và phải bền vững theo thời gian. Tính đến hiện tại, những chất liệu tổng hợp chưa đáp ứng được yêu cầu do khả năng thích ứng kém, giá thành quá cao [183], [196] chất liệu dị loại còn đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm trên động vật [180]. Hai chất liệu chính được lựa chọn là mảnh ghép tự thân và mảnh ghép đồng loại. Sử dụng mảnh ghép tự thân có những ưu điểm như rẻ tiền, sẵn có và dễ được chấp nhận, tuy nhiên, mảnh ghép tự thân lại có những hạn chế như để lại những vấn đề tại vị trí lấy mảnh ghép như đau, giảm cơ năng và kích thước mảnh ghép nhỏ hơn DCCT thực tế [1], [13], [19], [72], [73], [111]. Những nhược điểm này lại là những ưu thế của mảnh ghép đồng loại. Sử dụng mảnh ghép đồng loại trong tạo hình DCCT qua nội soi đã được thông báo trên y văn thế giới từ những năm cuối thập kỷ 80 [143], [173] và sau đó, rất nhiều nghiên cứu ở nhiều nơi về loại vật liệu này đã được tiến hành và cho những kết quả rất tốt [61], [75], [85], [86], [96], [117], [118], [141], [143], [145], [153], [156], [170], [181], [192].
    Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của hệ thống các Labô bảo quản mô là sự ra đời của Luật Hiến, Lấy Ghép Mô, Bộ Phận Cơ Thể Ngời và Hiến Lấy Xác đã tạo điều kiện cho lĩnh vực ghép mô, tạng và cơ quan phát triển. Trong lĩnh vực ghép mô, đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng nhghép xương, ghép da, ghép giác mạc, ghép màng cứng, ghép mô sụn [4], [14], [25], [26], [28], [29], [30], [34] nhng cha có thông báo nào về ghép mô gân đồng loại mà cụ thể hơn là tạo hình DCCT bằng vật liệu đồng loại. Xu thế sử dụng mảnh ghép đồng loại ngày càng tăng do sự tiến bộ về kỹ thuật sàng lọc ngời cho mô, xử lý và bảo quản mảnh ghép làm giảm tối đa nguy cơ về bệnh truyền nhiễm và lu giữ được mảnh ghép dài lâu đồng thời nhu cầu về vật liệu tạo hình ngày càng nhiều tạo hình lại DCCT, tạo hình nhiều dây chằng, tạo hình DCCT với kỹ thuật hai bó, tạo hình DCCT ở bệnh nhân đang độ tuổi phát triển .) [47], [51], [52], [61], [74], [75], [76], [94], [119], [124], [144], [168] mà vật liệu tự thân không đáp ứng nổi về số lượng hoặc là để lại những vấn đề tại vị trí lấy mảnh ghép lâu dài. Nhằm xây dựng một quy trình thu nhận, xử lý và bảo quản mảnh ghép gân đồng loại đảm bảo chất lượng cho phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của việc tạo hình DCCT bằng vật liệu này, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sử dụng mảnh ghép đồng loại bảo quản lạnh sâu tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi“ với hai mục tiêu như sau:
    1. Nghiên cứu bước đầu quy trình sàng lọc và thu nhận mảnh ghép gân đồng loại bảo quản lạnh sâu tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối.
    2. Đánh giá kết quả tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối qua nội soi bằng mảnh ghép gân Achille đồng loại, bảo quản lạnh sâu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...