MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển KT - XH (kinh tế - xã hội) 5 năm 2011 - 2015 là: “phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững; tăng cường tiềm lực phát triển của đất nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình CNH (công nghiệp hóa) - HĐH (hiện đại hoá). Đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an ninh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội” [53]. Như vậy trong thời gian sắp tới, nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta là đẩy mạnh CNH - HĐH. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, nước ta tất yếu phải đẩy mạnh phát triển, mở rộng đô thị. Theo dự báo: “năm 2020 dân số đô thị là 46 triệu người chiếm 45 % dân số cả nước, diện tích đất đô thị là 460.000 ha chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 100 m2/người” [54]. Trong hai thập niên vừa qua, quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp diễn ra mạnh mẽ đã khiến đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể. Theo thống kê, diện tích đất canh tác lúa của cả nước đến cuối năm 2007 chỉ còn 4,1 triệu héc ta, giảm 362.000 héc ta so với năm 2005. Dự báo, từ nay đến năm 2020, nước ta có thể phải lấy 10-15% diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác để phát triển công nghiệp. Theo đó, diện tích lúa đến năm 2010 còn khoảng 4 triệu héc ta, năm 2015 khoảng 3,8 triệu héc ta và giữ ổn định sau năm 2020 là 3,5 triệu héc ta, trong đó diện tích chuyên trồng lúa nước là 3,1 triệu héc ta. Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh CNH - H§H nông nghiệp nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh, bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực (ANLT). Phấn đấu giá trị tăng thêm trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3 đến 3,2 %/năm [28]. Từ thực tế trên cho thấy, quá trình phát triển KT - XH và phát triển đô thị của nước ta trong thời gian tới cần quan tâm giải quyết những vấn đề cơ bản là: Vấn đề mở rộng nhanh chóng môi trường sống đô thị trong khi phần lớn người dân Việt Nam có tư duy, lối sống tiểu nông dân nên khó thích nghi với lối sống đô thị [67]. Chúng ta đẩy mạnh CNH - HĐH trong khi vẫn phải phát triển ngành nông nghiệp để đảm bảo ANLT và đời sống người nông dân. Các mặt đối lập trên vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Ngoài ra đô thị hóa nhanh còn gây ô nhiễm môi trường, khó khăn cho chuyển đổi cơ cấu lao động việc làm, chất lượng lao động còn thấp, số người lao động thiếu việc làm cao. Hệ thống y tế, giáo dục các khu vui chơi giải trí thường quá tải, lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc lập quy hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của Nhà nước để giải quyết những vấn đề sử dụng hợp lý đất đai, ngăn chặn các hoạt động tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến việc kìm hãm sản xuất, kìm hãm sự phát triển xã hội hay các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng. Thành phố Hưng Yên gần đây đang có tốc độ đô thị hóa tương đối cao và đã có nhiều khu đất nông nghiệp phải chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp. Vì vậy vấn đề : “Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất đai phục vụ quy hoạch phát triển đô thị thành phố Hưng Yên đến năm 2020” là việc làm cần thiết và bức xúc. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng hợp lý quỹ đất đai thành phố Hưng Yên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ môi trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận sử dụng hợp lý đất đô thị ở nước ta. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, KT - XH trong mối quan hệ với sử dụng đất của thành phố Hưng Yên. Đánh giá hiện trạng sử dụng quỹ đất của thành phố Hưng Yên. Đánh giá tiềm năng đất đai của thành phố Hưng Yên. Xây dựng định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý quỹ đất đai thành phố Hưng Yên đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, khảo sát: dùng để điều tra thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH, khảo sát hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hưng Yên. Phương pháp so sánh: nhằm làm rõ tình hình phát triển KT - XH. Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tổng hợp nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn cần nghiên cứu. Phương pháp bản đồ và GIS: ứng dụng để xây dựng các bản đồ hiện trạng sử dụng đất và định hướng quy hoạch sử dụng đất. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của địa phương và các chuyên gia về lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất về nhu cầu sử dụng đất và định hướng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về sử dụng hợp lý đất đô thị. Ch¬ng 2: Thùc tr¹ng sö dông ®Êt thành phố Hưng Yên. Chương 3: Đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất thành phố Hưng Yên đến năm 2020.