Luận Văn Nghiên cứu sử dụng Etanol nhăm Nâng cao hiệu suất sử dụng Xăng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ETANOL NHẰM NÂNG CAO
    HIỆU SUẤT SỬ DỤNG XĂNG

    1.1. Xăng và các tính năng sử dụng cơ bản của xăng
    Xăng là nhiên liêu lỏng nhẹ nhất của dầu mỏ, chủ yếu chứa các hydrocacbon từ C5 đến C10 được sử dụng làm nhiên liệu trong các động cơ đốt trong của ôtô, xe máy, máy bay. Đó là hỗn hợp pha trộn từ phân đoạn xăng chưng cất, xăng cracking, xăng ankyl hoá, đồng phân hoá, reformat và condensat và một lượng nhỏ các chất phụ gia. Người ta thường phân thành: xăng siêu hạng (premium gasoline), xăng thường (regular gasoline). Xăng có nhiệt độ sôi trong khoảng 350C – 1950C (đôi khi 2050C). Nhu cầu về xăng trên thế giới khoảng trên 1 tỷ tấn/năm. Mỹ là nước tiêu thụ xăng nhiều nhất (trên 300 triệu tấn/năm). Nước ta hàng năm tiêu thụ 5-6 triệu tấn xăng và càng ngày càng tăng.
    1.1.1. Khả năng bốc hơi của xăng
    Để quá trình cháy cho hiệu suất cao, hệ số sinh công lớn, xăng phải bốc hơi hoàn toàn trước khi đánh tia lửa điện. Khả năng bốc hơi của xăng phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bố hydrocacbon theo nhiệt độ sôi, vào áp suất hơi bão hoà, nhiệt hoá hơi của xăng và điều kiện môi trường làm việc của động cơ. Người ta đánh giá khả năng bốc hơi của nhiên liệu theo hai chỉ tiêu chính [18]:
    - Đường cong chưng cất ASTM
    - áp suất hơi bão hoà Reid (RVP)
    1.1.1.1. Đường cong chưng cất ASTM
    Đường cong chưng cất ASTM cho biết sự phụ thuộc của phần trăm distillat và nhiệt độ chưng cất. Nếu ký hiệu nhiệt độ bắt đầu sôi là Tsđ, nhiệt độ sôi cuối là Tsc, các nhiệt độ ứng với 10% distillat là T10, 50% là T50 và 90% là T90 thì các giá trị này có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá phẩm chất của xăng.
    - Tsđ và T10 càng thấp, khả năng dễ khởi động máy càng tốt, nhưng nếu thấp quá sẽ tạo nút hơi trong ống dẫn xăng và tăng hao hụt tự nhiên do bay hơi.
    Có thể tính gần đúng giá trị nhiệt độ tối thiểu (Tmin, 0C) có thể khởi động máy theo công thức:
    Tmin = 1,2 T10 – 50,5 + (Tsđ - 50)/3 (1.1)
    Thông thường điểm sôi đầu của xăng là 350C – 400C, T10 khoảng 500C – 600C, người ta thường quy định T¬10 không quá 700C.
    Đường cong chưng cất ASTM thường xác định theo tiêu chuẩn ASTM D86 hoặc TCVN 2698: 1995.
    - Giá trị T50 trên đường cong chưng cất ASTM quyết định chủ yếu chế độ làm việc bình thường của động cơ sau khi khởi động. Xăng thường có T50 nằm trong khoảng 90 – 1100C. Nhưng quy định T50 không quá 1200C.
    - Nhiệt độ sôi cuối Tsc và T90 đặc trưng cho khả năng bốc hơi hoàn toàn của xăng. Các giá trị Tsc và T90 càng cao, xăng càng khó bốc hơi hết, gây cháy không hết, tạo nhiều muội than, làm tăng sự mài mòn. Theo quy định, xăng thường phải có T90 không quá 1900C và Tsc không quá 2150C.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...