Luận Văn Nghiên cứu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh giá chất lượng nước trên 4 hệ thống kênh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hồ Chí Minh. Hiện nay để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt người ta thường sử dụng
    phương pháp đánh giá qua các chỉ tiêu lý hoá của nước. Phương pháp này thể hiện một số nhược
    điểm như: Là phương pháp gián tiếp chỉ có thể phản ánh tình trạng thủy vực ngay tại thời điểm lấy
    mẫu, khó có thể dự báo chính xác về các tác động lâu dài của chúng đến khu hệ sinh vật nước. Trái
    lại, phương pháp quan trắc sinh học khắc phục được một số hạn chế của phương pháp trên như
    cung cấp các dẫn liệu về thời gian, tiện lợi trong sử dụng và cho kết quả nhanh, trực tiếp về ảnh
    hưởng của hiện trạng ô nhiễm đến sự phát triển của hệ thống thủy sinh vật. Trong nghiên cứu này
    chúng tôi khảo sát thành phần động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn của 4 hệ thống kênh
    chính của TP. Hồ Chí Minh nhằm bước đầu góp phần xây dựng hệ thống chỉ thị sinh học đánh giá
    chất lượng nước mặt trên TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được 28 họ ĐVKXS
    cỡ lớn. Dùng ĐVKXS cỡ lớn đánh giá chất lượng nước của 4 hệ thống kênh cho thấy nước kênh bị
    ô nhiễm từ mức độ trung bình đến rất bẩn. Kết quả này phù hợp với việc đánh giá chất lượng nước
    mặt thông qua các chỉ tiêu lý hoá.
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thành Phố Hồ Chí Minh là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn của cả nước. Trong
    những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của quá trình công nghiệp hoá và dân số,
    nhiều vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường đang nẩy sinh làm ảnh huởng trực tiếp đến sản
    xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Một trong những vấn đề bức xúc lôi cuốn sự quan tâm
    của các nhà quản lý và nhân dân thành phố là ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay thành phố chưa có hệ
    thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn. Nước thải từ sinh hoạt và sản xuất được đổ ra hệ thống thoát
    nước chung và xả thẳng ra các hệ thống sông rạch mà không qua khâu xử lý hoặc xử lý chưa đầy
    đủ. Nguồn nước mặt từ các hệ thống kênh rạch đang bị ô nhiễm trầm trọng, đòi hỏi phải có những
    biện pháp khắc phục nhanh chóng.
    Trong công tác quản lý môi trường, hiện nay việc đánh giá chất lượng nước thông qua phương
    pháp phân tích các chỉ tiêu lý hóa đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên phương pháp này có một
    số hạn chế. Đây là phương pháp gián tiếp chỉ có thể phản ánh tình trạng thủy vực ngay tại thời điểm
    lấy mẫu, khó có thể dự báo chính xác về các tác động lâu dài của chúng đến khu hệ sinh vật nước.
    Bên cạnh đó, việc quan trắc phải được thực hiện liên tục với tần xuất lớn gây nhiều tốn kém. Trái
    lại, phương pháp quan trắc sinh học khắc phục được một số hạn chế của phương pháp trên như
    cung cấp các dẫn liệu về thời gian, tiện lợi trong sử dụng và cho kết quả nhanh, trực tiếp về ảnh
    hưởng của hiện trạng ô nhiễm đến sự phát triển của hệ thống thủy sinh vật.
    Việc sử dụng phương pháp sinh học trong đánh giá chất lượng nước ngày nay đã được nhiều
    nước trên thế giới quan tâm và áp dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu và ứng dụng các
    chỉ thị sinh học còn rất hạn chế (Phạm Văn Miên & ctv, 1998; Lê Thu Hà, 2002 ). Hiện nay chưa
    có những tiêu chuẩn sinh học cụ thể hay các chỉ số sinh học đánh giá chất lượng nguồn nước mặt.
    Cần phải có những nghiên cứu trên nhiều khu vực để xây dựng một hệ thống chỉ số sinh học dùng
    để đánh giá chất lượng nước phù hợp cho từng vùng.
    Đề tài:" Sử dụng động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn để đánh giá chất lượng môi
    trường nguồn nước mặt trên bốn hệ thống kênh và sông chính tại Tp.Hồ Chí Minh nhằm vào các
    mục tiêu:
    - Thông qua việc xác định ĐVKSX cỡ lớn và phân tích một số chỉ tiêu ô nhiễm hoá lý của nước
    trên 4 hệ thống kênh chính để đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện môi trường nước đến sự phát
    triển của ĐVKXS cỡ lớn.
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 01 - 2007
    Trang 26
    - Sử dụng ĐVKXS cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng môi trường nước, so sánh
    với phương pháp đánh giá qua các chỉ tiêu hóa lý.
    - Góp phần đa dạng hóa các phương pháp đánh giá ô nhiễm nguồn nước mặt, giúp cho công tác
    quản lý ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...