Luận Văn Nghiên cứu sử dụng các tác nhân vi sinh vật trong đấu tranh sinh học để phòng trừ bệnh nấm hại rễ (P

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Hàng năm trên thế giới các bệnh thực vật như bệnh đạo ôn, bệnh xì mủ, thối cổ rễ . gây ra những tổn thất nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Khoảng hơn 8000 loài nấm có khả năng gây bệnh cho cây trồng và một vài loài nấm có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng[5]. Trong đó các bệnh do nấm Phytophthora spp. gây ra được xem rất nguy hiểm ở nhiều loại cây như sầu riêng, cam, quýt, nhãn . Ở Mỹ, nấm Phytophthora spp. gây thiệt hại cho cây trồng gây thất thu hàng tỉ đô la mỗi năm. Chỉ ở bang Ohio của Mỹ, nấm Phytophthora spp. gây bệnh thối rễ trên cây đậu nành làm thiệt hại trên 50 triệu đô la mỗi năm. Ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay, bệnh này đã phát triển và gây hại ở một số tỉnh phía Nam. Bệnh do nấm Phytophthora spp. gây ra là bệnh rất nguy hiểm trên cây ăn quả, bởi chúng tấn công và gây hại cho cây từ giai đoạn cây con đến giai đoạn trưởng thành, thậm chí đến giai đoạn sau thu hoạch. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, trồng trọt quanh năm, sự lan truyền của các tác nhân gây bệnh trong nước tưới, hệ thống thoát nước kém, cây giống không sạch bệnh là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh này.

    Trên thế giới, hàng loạt các biện pháp phòng trừ nấm bệnh đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và được áp dụng[1, 8]. Việc sử dụng thuốc hoá học trừ nấm bệnh thường rất độc và rất tốn kém, có khả năng tồn dư trong đất, nước, nông sản sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. Mặt khác việc sử dụng thuốc hoá học nhiều làm cho nhiều loài vi khuẩn và nấm bệnh hại có khả năng kháng lại thuốc nên hiệu quả diệt trừ không cao. Chính vì vậy, Hội nghị tư vấn Khu vực Thái Bình Dương của FAO năm 1992 đã khẳng định: đấu tranh sinh học là nền tảng của chương trình IPM (quản lí dịch hại tổng hợp) với 3 chiến lược cơ bản chính [23]:

    1. Sử dụng các tác nhân sinh học để hạn chế sự phát triển của các quần thể kí sinh. Hướng dẫn áp dụng với các loại vi sinh vật đối kháng, các chất sinh học diệt khuẩn vào các vùng sinh thái khác nhau của cây trồng.

    2. Làm tăng các vi sinh vật có ích, đấu tranh chống các vi sinh vật ký sinh cho cây ở trong đất.

    3. Thúc đẩy khả năng sinh trưởng cây trồng, làm tăng sức chống chịu của cây.

    Hiện nay biện pháp phòng chống nấm bệnh cây trồng bang chế phẩm sinh học, đang được sử dụng rông rãi bởi tính bền vững, an toàn với môi trường sinh thái, an toàn với sức khỏe con người và tính hiệu quả của chúng. Trên thế giới đã có nhiều thí nghiệm và thực nghiệm về việc sử dụng các vi sinh vật đối kháng như: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm . trong phòng chống bệnh hại cây trồng, đặc biệt là nhóm bệnh hại có nguồn gốc trong đất (nấm, vi khuẩn.). Tại Việt Nam, việc tìm kiếm các vi sinh vật có khả năng đối kháng, tiêu diệt nấm bệnh đã và đang được nhiều nhà khoa học tiến hành. Các chế phẩm từ vi sinh có khả năng kháng nấm bước đầu đã được thử nghiệm ở nhiều quy mô khác nhau [3, 4, 5, 8].

    Xuất phát từ những yêu cầu, thực trạng đó, cùng với xu hướng nghiên cứu trên thế giới hiện nay, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu sử dụng các tác nhân vi sinh vật trong đấu tranh sinh học để phòng trừ bệnh nấm hại rễ (Phytopthora spp.) ở cây trồng có múi”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...