Thạc Sĩ Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIN SĨ NÔNG NGHIỆP
    Chuyên ngành: Quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp
    NĂM– 2012
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    3
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1 Cơ sở khoa học của sử dụng đất nông nghiệp bền vững 4
    1.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
    1.1.2 Chỉ tiêu đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững 6
    1.1.3 Đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO 10
    1.1.4 Sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên cơ sở biện pháp canh tác 20
    1.2 Khái quát về tài nguyên đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp vùng ven biển Việt Nam
    1.2.1 Khái quát đặc điểm đất đai các vùng ven biển Việt Nam 23
    1.2.2 Hiện trạng sử dụng đất các huyện vùng ven biển 28
    1.2.3 Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất chủ yếu ven biển Việt Nam 30
    1.3 Đánh giá đất trên thế giới và ở Việt Nam 34
    1.3.1 Đánh giá đất trên thế giới 34
    1.3.2 Đánh giá đất ở Việt Nam 36
    1.3.3 Những công trình liên quan đến đánh giá đất ở tỉnh Nam Định 38
    Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1 Nội dung nghiên cứu 39
    2.1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 39
    2.1.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
    2.1.3 Đánh giá đất huyện Nghĩa Hưng theo hướng dẫn của FAO 39
    2.1.4 Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng 40
    2.1.5 Nghiên cứu các mô hình có sẵn của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn
    2.1.6 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững 40
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 41
    2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin 41
    2.2.2 Phương pháp điều tra lấy mẫu ngoài thực địa 42
    2.2.3 Phương pháp phân tích đất và nước 43
    2.2.4 Phương pháp điều tra, phúc tra bản đồ đất 44
    2.2.5 Phương pháp chuyên gia 45
    2.2.6 Phương pháp tính trọng số AHP (Analytical Hienarchy Process) của các chỉ tiêu thành phần (yếu tố bản đồ đơn vị
    đất đai) đối với các loại hình sử dụng đất 45
    2.2.7 Phương pháp đánh giá đất theo FAO 47
    2.2.8 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế 48
    2.2.9 Phương pháp GIS và bản đồ 49
    2.2.10 Phương pháp nghiên cứu các mẫu thực nghiệm đại diện cho các mô hình được lựa chọn 49
    2.2.11 Phương pháp đánh giá chất lượng đất và nước mặt 49
    2.2.12 Phương pháp tiếp cận hệ thống 50
    2.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 50
    2.3.1 Phạm vi nghiên cứu 50
    2.3.2 Đối tượng nghiên cứu 50
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
    3.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 51
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện Nghĩa Hưng 51
    3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 54
    3.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
    3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghĩa Hưng 60
    3.2.2 Các loại hình sử dụng đất phổ biến của huyện Nghĩa Hưng 62
    3.3 Đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
    3.3.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 63
    3.3.2 Xác định trọng số cho các chỉ tiêu thành phần 83
    3.3.3 Phân hạng thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến huyện Nghĩa Hưng 87
    3.3.4 Xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến huyện Nghĩa Hưng 90
    3.3.5 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sử dụng đất bền vững huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 93
    3.4 Kết quả theo dõi các mẫu nghiên cứu thực nghiệm của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có triển vọng huyện Nghĩa Hưng
    3.4.1 Đánh giá chất lượng đất của các mô hình sử dụng đất nghiên cứu thực nghiệm 111
    3.4.2 Đánh giá chất lượng nước của các mô hình sử dụng đất nghiên cứu thực nghiệm 120
    3.5 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện Nghĩa Hưng 129
    3.5.1 Xây dựng bản đồ đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững 129
    3.5.2 Đề xuất các loại hình sử dụng đất chi tiết 130

    DANH MỤC CÁC BẢNG
    STT Tên bảng Trang
    1.1 Hiện trạng sử dụng đất các huyện vùng ven biển năm 2010 29
    2.1 Số nông hộ được điều tra theo các loại hình sử dụng đất phổ biến của huyện Nghĩa Hưng
    2.2 Ma trận so sánh mức độ quan trọng của các chỉ tiêu 46
    2.3 Giá trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiêu n 47
    3.1 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản huyện Nghĩa Hưng các năm 2005, 2009
    3.2 Lao động phân theo tuổi, nguồn lao động huyện Nghĩa Hưng 58
    3.3 Lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng 59
    3.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng năm 2010 61
    3.5 Diện tích của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến của huyện Nghĩa Hưng năm 2010
    3.6 Phân cấp chỉ tiêu độ mặn trong đất 64
    3.7 Phân cấp đất theo thành phần cơ giới 64
    3.8 Phân cấp chế độ tưới nước nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng 65
    3.9 Phân cấp chế độ tiêu nước nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng 65
    3.10 Phân cấp địa hình tương đối huyện Nghĩa Hưng 66
    3.11 Phân cấp chỉ tiêu hàm lượng chất hữu cơ 66
    3.12 Các yếu tố chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
    3.13 Phân loại đất huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 68
    3.14 Diện tích đất phân theo độ mặn huyện Nghĩa Hưng 75
    3.15 Diện tích phân theo thành phần cơ giới đất huyện Nghĩa Hưng 75
    3.16 Diện tích đất phân theo hàm lượng chất hữu cơ huyện Nghĩa Hưng 76
    3.17 Diện tích đất phân theo địa hình tương đối của huyện Nghĩa Hưng 77
    3.18 Diện tích đất phân theo chế độ tưới nước nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng
    3.19 Diện tích đất phân theo chế độ tiêu nước nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng
    3.20 Đặc tính và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai 81
    3.21 Ma trận so sánh cặp của các chỉ tiêu thành phần của LUT 2 lúa 83
    3.22 Ma trận sau khi đã chuẩn hóa và trọng số các chỉ tiêu thành phần của LUT 2 lúa
    3.23 Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của LUT lúa đặc sản
    3.24 Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của các LUT (2 lúa+1 màu, 2 màu + 1 lúa)
    3.25 Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của LUT chuyên màu
    3.26 Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của các LUT (1 lúa + 1 NTTS nước ngọt, 1 lúa + 1 NTTS nước lợ)
    3.27 Ma trận so sánh cặp và tính trọng số các chỉ tiêu thành phần của các LUT (NTTS nước ngọt, NTTS nước lợ, NTTS nước mặn) 87
    3.28 Diện tích phân hạng thích hợp đất đai riêng rẽ cho các LUT phổ biến của huyện Nghĩa Hưng
    3.29 Kết quả tổng hợp phân hạng thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 91
    3.30 Các loại hình sử dụng đất chuyên lúa và lúa màu chuyên màu và chuyên cói phổ biến của huyện Nghĩa Hưng
    3.31 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các LUT chi tiết (chuyên lúa, lúa màu, chuyên màu, chuyên cói) của huyện Nghĩa Hưng
    3.32 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chi tiết chuyên lúa, lúa màu, chuyên màu và chuyên cói phổ biến của huyện Nghĩa Hưng 97
    3.33 Các loại hình sử dụng đất chi tiết lúa - nuôi trồng thủy sản và chuyên nuôi trồng thủy sản phổ biến của huyện Nghĩa Hưng
    3.34 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 100
    3.35 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chi tiết lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản và chuyên nuôi trồng thủy sản
    3.36 Hiệu quả kinh tế trung bình của loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến của huyện Nghĩa Hưng
    3.37 Nguyện vọng chuyển đổi loại hình sử dụng đất của nông hộ huyện Nghĩa Hưng
    3.38 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
    3.39 Giá trị trung bình các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất của các mô hình sử dụng đất khác nhau
    3.40 Giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá độ mặn trong đất của các mô hình sử dụng đất khác nhau
    3.41 Giá trị trung bình các chỉ tiêu kim loại nặng trong đất của các mô hình sử dụng đất khác nhau
    3.42 Giá trị trung bình một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước tại các mô hình thực nghiệm
    3.43 Giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá độ mặn trong nước tại các mô hình thực nghiệm
    3.44 Giá trị trung bình các chỉ tiêu kim loại nặng trong nước tại các mô hình thực nghiệm
    3.45 Diện tích các loại hình sử đất nông nghiệp được đề xuất cho huyện Nghĩa Hưng
    3.46 Các LUT chi tiết được đề xuất cho các LUT 2 lúa, lúa đặc sản, 2 lúa 1 màu
    3.47 Các LUT chi tiết được đề xuất cho các LUT 2 màu 1 lúa, chuyên màu 132
    3.48 Các LUT chi tiết được đề xuất cho các LUT lúa kết hợp NTTS hoặc chuyên NTTS
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    STT Tên hình Trang
    1.1 Sự tích lũy N trong đất khi bón các loại phân khác nhau 21
    3.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Nghĩa Hưng 60
    MỞ ĐẦU
    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp so với các ngành khác chưa cao, nhưng đã giải quyết được lực lượng lao động lớn ở nông thôn; sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Theo Tổng cục Thống kê (2009) [43], lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2009 chiếm 51,9% tổng số lao động. Ngành nông nghiệp đã đặt nền tảng cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
    Do tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ, cùng với sức ép về dân số ngày càng gia tăng, đã làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, nước ta cũng như xu hướng chung của thế giới, muốn tăng nhanh năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm. Muốn vậy, phải dùng những giống cây trồng mới và thực hiện thâm canh cao.
    Yêu cầu cấp bách đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp hiện đại là cần sử dụng đất bền vững. Việc sử dụng đất nông nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt, mà còn phải đảm bảo hài hòa cả lợi ích xã hội và môi trường sinh thái. Sử dụng đất nông nghiệp không chỉ đáp ứng yêu cầu của thế hệ hiện tại, mà còn không làm ảnh hưởng đến yêu cầu và lợi ích của thế hệ mai sau.
    Nghĩa Hưng là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Tây nam của tỉnh Nam Định. Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nghĩa Hưng (2010) [34], tổng diện tích tự nhiên của huyện là 25444,06 ha, trong đó đất nông nghiệp là 16664,87 ha (chiếm 48,09%). Đất của huyện được hình thành do sự bồi đắp bởi 3 con sông (sông Đào, sông Ninh Cơ và sông Đáy), có xu hướng lấn ra biển, tạo nên những vùng bãi bồi rộng lớn. Đây là một tiềm năng lớn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn, trồng rừng phòng hộ ven biển.
    Trong những năm qua, huyện Nghĩa Hưng đã có những bước chuyển biến về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác tăng lên rõ rệt. Toàn huyện đã đẩy mạnh thâm canh 2 vụ lúa, đưa năng suất lúa năm 2009 lên 130 tạ/ha/năm. Huyện đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa năng suất kém, đất trũng sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản theo hình thức thâm canh và bán thâm canh có chiều hướng tăng, nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt chất lượng cao.
    Tuy nhiên, huyện Nghĩa Hưng vẫn đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tìm tòi mô hình chuyển đổi thích hợp. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp vẫn còn những bất cập như: một số mô hình chuyển đổi chưa thích hợp; việc thực hiện chuyển đổi của nông dân còn tự phát và chưa dựa trên cơ sở khoa học; hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu của loại hình chuyển đổi mới; nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất do phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất thải nông nghiệp; chưa khai thác hết tiềm năng đất. Vì vậy, "Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định" là rất cần thiết.
    2 Mục tiêu nghiên cứu
    Đề xuất được các loại hình sử dụng đất (LUT) nông nghiệp cho huyện
    Nghĩa Hưng trên quan điểm sử dụng đất bền vững.
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1 Ý nghĩa khoa học
    Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học cho việc sử dụng đất nông nghiệp bền vững khu vực ven biển.
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn
    - Kết quả nghiên cứu làm rõ đặc tính và tính chất đất đai ở huyện Nghĩa Hưng.
    - Đề xuất được các LUT nông nghiệp bền vững cho huyện Nghĩa Hưng,
    trên cơ sở luận cứ khoa học đã xây dựng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...