Tiến Sĩ Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
    3 Ý nghĩa của đề tài 3
    4 Những đóng góp mới của luận án 3
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng bền vững đất nông nghiệp 4
    1.1.1 Một số khái niệm liên quan về đất và sử dụng đất nông nghiệp 4
    1.1.2 Sử dụng bền vững đất nông nghiệp 11
    1.2 Những nghiên cứu và ứng dụng về sử dụng bền vững đất nông nghiệp 25
    1.2.1 Những nghiên cứu và ứng dụng về sử dụng bền vững đất nông nghiệp
    trên thế giới 25
    1.2.2 Những nghiên cứu và ứng dụng về sử dụng bền vững đất nông nghiệp
    ở Việt Nam 28
    1.2.3 Định hướng nghiên cứu cho huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong
    vấn đề sử dụng bền vững đất nông nghiệp 44
    CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
    2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 47
    2.2 Nội dung nghiên cứu 47
    2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất
    nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 47
    2.2.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh
    Bắc Giang 472.2.3 Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục
    Ngạn, tỉnh Bắc Giang 48
    2.2.4 Đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp
    huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 48
    2.2.5 Xây dựng và đánh giá một số mô hình sản xuất nông nghiệp huyện
    Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 48
    2.2.6 Định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh
    Bắc Giang 48
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 48
    2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 48
    2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 50
    2.3.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và xử lý tài liệu, số liệu 50
    2.3.4 Phương pháp xác định hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 50
    2.3.5 Phương pháp đánh giá tiềm năng đất theo FAO 54
    2.3.6 Phương pháp phân tích đất 54
    2.3.7 Phương pháp điều tra bổ sung và chỉnh lý bản đồ đất 55
    2.3.8 Phương pháp xây dựng bản đồ 55
    2.3.9 Phương pháp đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp
    huyện Lục Ngạn 55
    2.3.10 Các phương pháp khác 57
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 59
    3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sản xuất nông
    nghiệp huyện Lục Ngạn 59
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 59
    3.1.2 Các nguồn tài nguyên 62
    3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 64
    3.1.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp 68
    3.2 Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn 71
    3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 huyện Lục Ngạn 71
    3.2.2 Biến động diện tích đất nông nghiệp 2000 - 2013 73
    3.2.3 Tình hình sản xuất các cây trồng chính 743.2.4 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn 77
    3.3 Đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn huyện
    Lục Ngạn 88
    3.3.1 Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp 88
    3.3.2 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển một số loại
    hình sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Lục Ngạn 93
    3.4 Đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 95
    3.4.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 95
    3.4.2 Phân hạng thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất nông nghiệp
    huyện Lục Ngạn 112
    3.5 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng bền vững đất nông nghiệp
    huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 116
    3.5.1 Mô hình trồng cây vải thiều kết hợp cây che phủ là cúc Thái Lan 116
    3.5.2 Mô hình 2 lúa - màu 118
    3.5.3 Mô hình rừng sản xuất 121
    3.5.4 Mô hình trồng chuyên lúa 122
    3.6 Định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh
    Bắc Giang 124
    3.6.1 Các căn cứ 124
    3.6.2 Quan điểm sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn 129
    3.6.3 Định hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn đến 2020 130
    3.6.4 Một số giải pháp nâng cao tính bền vững sử dụng đất nông nghiệp
    huyện Lục Ngạn 134
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
    1 Kết luận 141
    2 Kiến nghị 143
    Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 144
    Tài liệu tham khảo 145
    Phụ lục 153
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, không những cung cấp
    lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành
    công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực
    phẩm mà còn tạo ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu
    ngoại tệ. Hiện nay, với trên 70% dân số và lao động xã hội đang sống ở vùng
    nông thôn, ngành nông nghiệp có vị trí, vai trò đặc biệt trong nền kinh tế nước ta
    vì vậy việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý có ý nghĩa quan trọng.
    Trong những năm qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những
    thành tựu to lớn, tạo ra và duy trì quá trình tăng trưởng sản xuất, đảm bảo an ninh
    lương thực, xóa đói giảm nghèo. Nông nghiệp đã và đang chuyển sang hướng sản
    xuất hàng hoá. Theo công bố của Tổng Cục thống kê, năm 2014, khu vực nông,
    lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12% trong tổng GDP của cả nước. Sản
    xuất nông nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn
    mang lại nguồn thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu.
    Kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản năm 2014 đã tăng mạnh so với
    những năm trước, cụ thể: thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, cà phê đạt 3,6 tỷ USD, gạo đạt
    3 tỷ USD, hạt điều đạt 2 tỷ USD chiếm 15,5% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình phát triển và sử dụng đất



    nông nghiệp nước ta còn một số vấn đề cần xem xét. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
    vật nuôi diễn ra với tốc độ nhanh đã làm thay đổi cả phương thức sử dụng tài
    nguyên tự nhiên đất, nước, sinh học trên quy mô lớn. Việc lạm dụng và sử dụng
    không đúng kỹ thuật phân hoá học khá phổ biến trong khi đó nguồn phân hữu cơ
    do phát triển chăn nuôi bị lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi
    trường đất nói riêng. Thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản cũng
    được sử dụng rộng rãi, trong nhiều trường hợp do bảo quản và sử dụng không hợp
    lý, đúng kỹ thuật đã gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Sự đa dạng sinh
    học và cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Ngoài ra, đối với đất đồi núi, xói mòn và rửa
    trôi là những mối đe doạ thường xuyên đối với đất dốc và vùng nhiệt đới ẩm, gây
    nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến thoái hóa đất. Bởi vậy,
    sử dụng bền vững đất nông nghiệp có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát
    triển chung, nâng tầm quan trọng của khu vực nông thôn trong sự nghiệp phát triển
    kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay.
    Lục Ngạn là huyện thuộc vùng trung du và miền núi phía bắc, có địa hình
    chuyển tiếp giữa vùng núi với đồng bằng, điều kiện đất đai đa dạng, thuận lợi cho
    đang dạng hóa các loại cây trồng. Hiện nay huyện Lục Ngạn là vùng chuyên
    canh vải thiều lớn nhất miền Bắc với diện tích vải thiều trên 18.000 ha. Trong
    những năm qua, nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện Lục Ngạn với 67% lao
    động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, việc chuyển
    dịch cơ cấu trong nông nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện có hiệu quả, sản
    xuất lương thực ổn định nên hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được cải thiện
    hơn những năm trước. Các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế được đưa
    vào sản xuất. Tuy nhiên, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn nhiều
    vấn đề cần giải quyết. Là huyện trọng điểm nông nghiệp nhưng sản xuất manh
    mún, chất lượng sản phẩm chưa cao nên hiệu quả sử dụng đất còn thấp. Lục
    Ngạn có vùng cây ăn quả tập trung nhưng phần diện tích này còn phát triển
    mang tính tự phát. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa thành các vùng quy
    mô đủ lớn nên kém bền vững, nhất là tiềm ẩn những rủi ro về thị trường. Những
    lợi thế từ nông nghiệp để phát triển du lịch, dịch vụ chưa được khai thác. Phát
    triển sản xuất nông nghiệp tuy đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế nhưng cũng
    có những tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái nói chung và môi
    trường đất nói riêng. Là huyện có địa hình chủ yếu là đồi núi, vấn đề xói mòn,
    rửa trôi cũng là trở ngại trong sử dụng đất nông nghiệp của Lục Ngạn. Vì vậy,
    để giải quyết những tồn tại trên, việc định hướng sử dụng bền vững đất nông
    nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của
    huyện Lục Ngạn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    - Đánh giá thực trạng sử dụng và tiềm năng đất nông nghiệp của huyện
    Lục Ngạn.
    - Đề xuất sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
    Giang nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
     
Đang tải...