Luận Văn Nghiên cứu sự điều chỉnh quản trị công ty ở Đông Á sau khủng hoảng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Một vài thập niên trước khủng hoảng tài chính 1997-1998, ở Đông Á,
    các tập đoàn gia đình trị là động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế ở khu
    vực này. Mô hình quản trị công ty (QTCT) gia đình trị, kết hợp với hội đồng
    quản trị (HĐQT) có đại diện của chính phủ và ngân hàng cung cấp vốn cho
    công ty, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Đông Á được tiếp cận với
    nguồn vốn dài hạn, duy trì tỷ lệ đầu tư cao, từ đó nâng cấp công nghệ và cải
    thiện năng lực cạnh tranh. Khu vực công ty ở Đông Á đã gặt hái nhiều thành
    công, với tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn nhiều so với các công ty trên thế
    giới với con số là 10% - 15% giai đoạn 1986-1996.
    Cuộc khủng hoảng Châu Á 1997-1998 diễn ra đã phơi bày nhiều yếu
    kém của nền kinh tế các nước Đông Á. Theo nhiều đánh giá, nguyên nhân
    sâu xa bắt nguồn từ cấu trúc thể chế của khu vực công ty. Cấu trúc HĐQT
    gồm cả đại diện của chính phủ và khu vực tài chính đã tạo điều kiện cho cho
    các tập đoàn lớn tại Đông Á sẵn sàng mạo hiểm, tiến hành vay các khoản tín
    dụng ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Quy mô và quyền lực của các tập đoàn gia
    đình trị trở nên lớn mạnh đến mức chính phủ không thể quản lý, lợi ích của
    các tập đoàn trở nên mâu thuẫn với lợi ích của xã hội. Cuộc khủng hoảng đã
    cho thấy vấn đề QTCT không chỉ quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi
    của các nhà đầu tư, mà còn giúp giảm thiểu rủi ro thị trường và giữ ổn định
    tài chính.
    Một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước Đông Á sau khủng
    hoảng là thiết lập một khuôn khổ thể chế hiệu quả để điều chỉnh hoạt động
    của các công ty vận hành trong nền kinh tế. Có nhiều nghiên cứu cho rằng,
    sau khủng hoảng các nước Đông Á tập trung điều chỉnh hệ thống QTCT của
    2
    mình theo mô hình Anh-Mỹ, mô hình QTCT dựa vào thị trường, ở đó quyền
    lợi của cổ đông được đặt lên hàng đầu và thị trường đóng vai trò điều chỉnh
    hành vi và thái độ của các ban giám đốc điều hành và của HĐQT. Một số
    nghiên cứu khác lại cho rằng việc áp đặt mô hình QTCT Anh-Mỹ là không
    phù hợp trong môi trường Đông Á.
    Việt Nam là nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta cũng bị
    ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998. Khu
    vực công ty và thị trường tài chính tại nhiều nước Đông Á có lịch sử dài và
    phát triển hơn chúng ta. Thị trường vốn Việt Nam mới bắt đầu vận hành
    chính thức từ năm 2001. Từ đó đến nay, thị trường vốn đã bắt đầu đóng góp
    ngày càng quan trọng vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đồng thời thu hút
    được sự quan tâm và luồng tiền đầu tư không chỉ của các nhà đầu tư trong
    nước mà của cả các nhà đầu tư nước ngoài. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
    (SSC), với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường vốn, đã
    cho ra đời nhiều quy định điều chỉnh hoạt động của thị trường. Tuy nhiên,
    cho đến năm 2005, các quy định vẫn chưa phải là đầy đủ để điều chỉnh thị
    trường. Ngoài ra, các quy định này chưa được tuân thủ bởi các bên tham gia
    thị trường, đặc biệt là các công ty đại chúng. Mặc dù vai trò của QTCT là rất
    quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn và một thị trường
    tài chính hiệu quả, tuy nhiên, theo đánh giá của Chương trình Phát triển Khu
    vực Sông Mê Kông (MPDF) thuộc Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) năm
    2004, QTCT vẫn còn là một khái niệm mới [30, tr.9-10] đối các công ty Việt
    Nam và vẫn còn nhiều cách hiểu không đúng về QTCT trong các doanh
    nghiệp Việt Nam.
    Chính vì những quan điểm trái chiều về một mô hình QTCT phù hợp đối
    với các nước Đông Á và sự nhận biết còn hạn chế về vai trò của QTCT đối
    3
    với nền kinh tế, cũng như hoạt động nghiên cứu còn mỏng về QTCT tại Việt
    Nam, cần thiết phải có nghiên cứu về “Nghiên cứu sự điều chỉnh QTCT ở
    Đông Á”. Nghiên cứu giúp cung cấp một cái nhìn hệ thống QTCT tại các
    nước Đông Á trước khủng hoảng, khuôn khổ thể chế điều chỉnh hoạt động
    QTCT của các nước này sau khủng hoảng, từ đó rút ra một số bài học có thể
    tham khảo đối với những nước có điều kiện tương tự trong đó có Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Về các công trình nghiên cứu trong nước, đã có nhiều nghiên cứu được
    thực hiện về khu vực Đông Á, về nguyên nhân khủng hoảng và bài học từ
    cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
    QTCT nói chung và đặc biệt là QTCT tại Đông Á mới chỉ ở giai đoạn ban
    đầu. Số lượng các công trình đăng tải về QTCT và QTCT ở Đông Á có thể
    nói là khá khiêm tốn.
    Trong cuốn “Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á: Nguyên nhân và
    Bài học” (Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Kinh tế Thương mại (1998), Nhà
    xuất bản Chính trị Quốc gia), các tác giả đã đề cập đến các nguyên nhân của
    cuộc khủng hoảng trong đó có mối quan hệ chính phủ-ngân hàng-tập đoàn
    kinh doanh, hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ, thiếu minh bạch và sai lầm của
    các nhà đầu tư trong nước. Các chương trình cải cách kinh tế của IMF tài trợ
    cho các nước Đông Á cũng được đề cập trong đó bao gồm hỗ trợ việc công
    bố và minh bạch thông tin, tái cơ cấu khu vực tài chính, giúp thiết lập và phổ
    biến các “thông lệ tốt nhất” trong lĩnh vực ngân hàng.
    Trong cuốn “Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaixia và Thái
    Lan” (PGS. TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003), Nhà xuất bản Chính trị
    Quốc gia), tác giả đề cập đến các biện pháp liên quan đến việc tăng cường
    các nguyên tắc điều tiết và kiểm soát công ty, trong đó có: tách dần quyền
    4
    quản lý ra khỏi quyền sở hữu công ty; đưa ra các quy định về việc áp dụng
    các tiêu chuẩn toàn cầu và điều chỉnh hệ thống luật pháp.
    Bài “Cải cách thể chế Đông Á sau khủng hoảng” (Trần Văn Tùng
    (2004), Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 2(94)) đã nêu ra cơ cấu
    QTCT của các nước Đông Á trước khủng hoảng theo mô hình gia đình trị,
    kết hợp với HĐQT bao gồm chính phủ và ngân hàng tài trợ cho công ty.
    “Cải cách QTCT và tác động đến mô hình việc làm Nhật Bản gần đây”
    (2005), Đề tài cấp Viện của PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế và
    Chính trị Thế giới, Hà Nội. Tác giả đã phân tích mô hình truyền thống của
    các dạng thức công ty Nhật Bản. Thông qua khái quát những vấn đề mới nảy
    sinh trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều biến đổi, tác giả đi đến
    phân tích các quan hệ lao động và sự tham gia của nhân viên vào QTCT. Từ
    đó, đề xuất tương lai cho QTCT Nhật Bản.
    Về các công trình nghiên cứu ngoài nước. Cuốn sách “Đông Á: Phục hồi
    và Phát triển” (2000), Ngân hàng Thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
    đã xem xét quá trình phục hồi, đánh giá tính bền vững và tìm ra các thách
    thức cần phải vượt qua để quá trình phục hồi được lâu dài và lan rộng.
    Trong cuốn sách “Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á” (Josepth E. Stiglitz
    và Shahid Yusuf (2002), Ngân hàng Thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
    gia), các tác giả đã đưa ra một cái nhìn mới về kinh nghiệm khu vực Đông Á
    thông qua khảo sát cuộc khủng hoảng và sự phục hồi của khu vực này. Trong
    chương 7 “Chính phủ kiểm soát công tác quản trị doanh nghiệp như một thể
    chế tạm thời: bài học từ Trung Quốc”, tác giả Yingyi Qian khuyến nghị về
    trình tự cải cách, trong giai đoạn đầu của cải cách kinh tế, cần phải có sự
    tham gia sâu của chính phủ vào QTCT, tuy nhiên khi các cải cách đã sâu sắc
    hơn, chính phủ nên rút lui từng bước khỏi công tác QTCT. Trong chương 9
    5
    “Sự thần kỳ chỉ là khúc dạo đầu: Nhà nước và cải cách khu vực công ty ở
    Hàn Quốc”, tác giả Meredith Woo-Cumings đã tiến hành nghiên cứu cơ chế
    QTCT tại Đông Á gắn với sự hình thành mối quan hệ nhà nước-doanh
    nghiệp ở Hàn Quốc và Đông Nam Á. Tác giả nhấn mạnh rằng việc áp dụng
    các tiêu chuẩn lý tưởng điển hình của phương Tây vào việc cải cách công tác
    QTCT tại Đông Nam Á cũng đồng nghĩa với việc bảo các doanh nghiệp
    người Hoa thôi không làm người Hoa nữa.
    Cuốn “Chống tham nhũng ở Đông Á: Giải pháp từ khu vực kinh tế tư
    nhân” (J-F Arvis và R. E. Berenbeim (2004), Ngân hàng Thế giới, NXB
    Chính trị Quốc gia), một phần của chương 5 đề cập đến vai trò của QTCT,
    đạo đức kinh doanh, HĐQT và văn hoá kinh doanh trong việc hạn chế hiện
    tượng tham nhũng tại các nước Đông Á.
    Cải cách hệ thống QTCT tại các nước Đông Á sau khủng hoảng 1997
    được nhiều học giả Đông Á và các nước bàn luận. Các công trình nghiên cứu
    đáng chú ý bao gồm: (i) Sang-Woo Nam and Il Chong Nam, “Corporate
    Governance in Asia: Recent Evidence from Indonesia, Republic of Korea,
    Malaysia and Thailand”, Asian Development Bank Institute, October 2004;
    (ii) “Corporate Governance and Finance in East Asia”, Asian Development
    Bank, 2001; (iii) Stephen Prowse, “Corporate Governance: Emerging Issues
    and Lessons from East Asia”, The World Bank Group, 1998; (iv) B. S.
    Black, H. Jang, W. Kim, “Does Corporate Governance Matter? Evidence
    from the Korean Market”, Stanford Law School, May 2002; (v) Stephen
    Prowse “Corporate Governance in East Asia: A Framework for Analysis”,
    United Nations Economic and Social Commission for Asia and Pacific,
    1998; (vi) Eduardo T. Gonzalez, “The Impact of Corporate Governance on
    Productivity: Evidence Across 10 Asian Countries”, APO 2004; (vii) OECD,
    6
    “White Paper on Corporate Governance in Asia”, 2003; (viii) Kenneth E.
    Scott, “Corporate Governance and East Asia”, Stanford Law School, June
    1999; (ix) Philip Koh, “Corporate Governance in Malaysia – Current
    Reforms in light of Post 1998 crisis”, 2003.
    Qua khảo sát các công trình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy hầu hết các
    học giả đều thống nhất nhận định rằng sau khủng hoảng 1997, các nước
    Đông Á đã tích cực tiến hành các biện pháp cải cách và điều chỉnh chính
    sách về QTCT và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, nhiều
    công trình mới chỉ dừng lại ở các điều chỉnh trong các lĩnh vực riêng lẻ như
    ngân hàng và tài chính. Hơn nữa, đánh giá của các học giả về nguyên nhân
    và các áp lực dẫn đến các điều chỉnh, những thành tựu đạt được, các hạn chế,
    các bài học kinh nghiệm và mô hình khuyến nghị áp dụng cho các nước
    Đông Á là không giống nhau. Phần lớn các công trình thường tập trung vào
    hệ thống QTCT nói chung, áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Mặc
    khác, phần lớn các công trình được hoàn thành ngay sau khi khủng hoảng kết
    thúc, ít có các nghiên cứu gần đây giúp có thể đánh giá được tính bền vững,
    chuẩn xác của mô hình mà các nước Đông Á đang áp dụng và phát triển. Do
    đó đó, nhiều nhận xét, đánh giá rút ra từ một số công trình nghiên cứu trước
    đây cần phải được xem xét lại, điều chỉnh và bổ sung thêm.
    Như vậy, tình hình nghiên cứu ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài về đề
    tài cho thấy cần thiết phải tiến hành tìm hiểu một cách tổng thể khuôn khổ
    thể chế về QTCT đối với các công ty đại chúng niêm yết tại các nước Đông
    Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng tài chính-tiền tệ 1997 trong
    quá trình cải cách, điều chỉnh chính sách vượt ra khỏi khủng hoảng và vực
    dậy nền kinh tế, đưa ra sự đánh giá khách quan và rút ra bài học kinh nghiệm
    đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
    7
    3. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Mục đích bao trùm của luận án là nghiên cứu cơ sở lý luận về QTCT, cơ
    sở thực tiễn cho sự điều chỉnh hệ thống QTCT tại các nước Đông Á, và
    nghiên cứu chi tiết lộ trình và các điều chỉnh khuôn khổ thể chế về QTCT tại
    bốn nước Đông Á và rút ra bài học tham khảo cho các nước đi sau trong đó
    có Việt Nam.
    Để triển khai mục tiêu bao trùm trên, luận án hướng vào các mục đích cụ
    thể sau: thứ nhất, nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận về QTCT và cơ sở thực
    tiễn cho sự điều chỉnh về QTCT của bốn nước Đông Á; thứ hai, nghiên cứu
    khuôn khổ thể chế và các điều chỉnh về QTCT tại bốn nước Đông Á từ sau
    khủng hoảng; thứ ba, đánh giá kết quả các điều chỉnh và tác động đối với
    khu vực công ty và đối với nền kinh tế các nước này; thứ tư, rút ra một số bài
    học kinh nghiệm từ các điều chỉnh của các nước Đông Á để làm cơ sở tham
    khảo thực tế cho các nhà hoạch định chính sách và góp phần làm phong phú
    thêm sự hiểu biết về QTCT trong công tác nghiên cứu và học tập tại Việt
    Nam.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là các điều chỉnh khuôn khổ thể chế
    về QTCT tại bốn nước Đông Á bao gồm Inđônêxia, Hàn Quốc, Malaixia và
    Thái Lan.
    Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu hệ thống
    QTCT tại các nước Đông Á từ sau khủng hoảng 1997, tuy nhiên tập trung
    vào giai đoạn 1998 – 2004. Ngoài ra, các điều chỉnh quan trọng cũng được
    cập nhật cho đến năm 2008. Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu hệ
    thống QTCT tại bốn nước Đông Á bao gồm: Inđônêxia, Malaixia, Hàn Quốc
    và Thái Lan. Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu khuôn
    8
    khổ thể chế về QTCT tại bốn nước Đông Á. Luận án không nghiên cứu toàn
    bộ hệ thống QTCT tại các nước này. Khuôn khổ thể chế về QTCT được phân
    tích dựa trên 5 nội dung chính trong Bộ Nguyên tắc QTCT của Tổ chức Hợp
    tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bao gồm: (i) Đảm bảo nền tảng cơ bản cho
    QTCT hiệu quả; (ii) Quyền của cổ đông và đối xử công bằng với mọi cổ
    đông; (iii) Vai trò của bên hữu quan trong QTCT; (iv) Công bố thông tin và
    minh bạch; và (v) Trách nhiệm của HĐQT. Luận án tập trung nghiên cứu
    khuôn khổ thể chế điều chỉnh hoạt động các công ty niêm yết và đại chúng.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là tổng hợp, phân tích,
    đánh giá, nghiên cứu so sánh, phỏng vấn chuyên gia, và nghiên cứu trường
    hợp điển hình. Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp là các nghiên cứu đáng tin
    cậy của các học giả và tổ chức quốc tế uy tín. Phỏng vấn chuyên gia được
    thực hiện đối với cả chuyên gia trong và ngoài nước. Luận án có sử dụng
    phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình được áp dụng đối với một số
    công ty Việt Nam.
    6. Những đóng góp của luận án
    1/ Nghiên cứu một cách hệ thống khuôn khổ lý luận về QTCT, các nhân
    tố cấu thành hệ thống QTCT, các lý thuyết QTCT và các hệ thống QTCT tiêu
    biểu, các mô hình QTCT chính trên thế giới và xu hướng phát triển chung
    của các mô hình này trong thời gian gần đây.
    2/ Nghiên cứu một cách hệ thống quá trình và nội dung thực hiện các
    điều chỉnh chính sách và khuôn khổ thể chế về QTCT tại bốn nước Đông Á
    bao gồm Inđônêxia, Hàn Quốc, Malaixia và Thái Lan từ sau khủng hoảng và
    tiến hành đánh giá kết quả điều chỉnh khuôn khổ thể chế và hệ thống QTCT
    theo nhiều tiêu chí khác nhau, từ nhiều các quan điểm nhiều chiều khác nhau,
    9
    từ đó cho thấy những thành quả cũng như các bất cập của hệ thống QTCT
    Đông Á.
    3/ Tiến hành đánh giá hệ thống QTCT Việt Nam, từ cái nhìn so sánh với các
    nước Đông Á và thế giới. Trên cơ sở đó, rút ra các bài học cho Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...