Luận Văn Nghiên cứu sự biến động về sinh trưởng, tuổi thọ, các chỉ tiêu sinh sản của Artemia dòng SFB được th

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NTTS

    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 12
    I. Đặc điểm phân loại 12
    II. Đặc điểm phân bố . 13
    III. Đặc điểm môi trường sống 14
    IV. Đặc điểm dinh dưỡng 14
    V. Hình thái, chu kỳ sống của Artemia 15
    VI. Đặc điểm sinh sản Artemia 18
    VII. Quá trình di nhập . 19
    VIII. Tình hình sản xuất và sử dụng Artemia trên thế giới và Việt Nam 20

    PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
    I. Vật liệu nghiên cứu 22
    1. Dụng cụ, vật tư và hoá chất 22
    2. Nguồn trứng giống Artemia . 22
    3. Nguồn nước . 22
    4. Thức ăn 22
    II. Phương pháp nghiên cứu 22
    1. Thời gian và địa điểm 22
    2. Bố trí thí nghiệm 22
    III. Phương pháp xử lý số liệu . 24

    PHẦN IV: KẾT QUẢ & THẢO LUẬN . 25
    I. Điều kiện môi trường . 25
    1. Nồng độ muối 25
    2. Nhiệt độ . 25
    II. Các chỉ tiêu theo dõi . 25
    1. Tỷ lệ sống 25
    2. Tăng trưởng . 28
    3. Tuổi thọ . 30
    4. Các chỉ tiêu sinh sản 32
    4.1. Thời gian sinh sản của con cái . 33
    4.2. Số lứa đẻ trên vòng đời con cái 36
    4.3. Chu kỳ sinh sản . 37
    4.4. Sức sinh sản 38
    4.5. Sức sinh sản qua các lần sinh sản 39
    4.6. Tổng phôi trên vòng đời con cái 40
    4.7. Tổng số Cyst đẻ ra trên vòng đời con cái . 41
    4.8. Tổng Nauplius đẻ ra trên vòng đời con cái 42
    4.9. Phần trăm Cyst và Nauplius trên vòng đời con cái . 42
    4.10. Tỷ lệ Nauplius trên Cyst 43
    4.11. Số Cyst đẻ ra trên lứa 44
    4.12. Số Nauplius đẻ ra trên lứa . 44

    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT . 46
    I. Kết luận . 466
    II. Đề xuất . 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 477

    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nghề nuôi thủy sản đồng bằng sông Cửu Long nói ri êng và Việt Nam nói
    chung đang phát triển mạnh mẽ theo từng ngày. Một trong những khâu quan
    trọng quyết định nên thành công đó là khâu con gi ống. Con giống khỏe mạnh
    chất lượng cao sẽ là chìa khóa quan trọng để đi đến thành công. Chính vì thế,
    thức ăn tự nhiên là một khâu vô cùng quan trọng trong sản xuất giống thủy sản
    và Artemia chính là một trong số đó. Sinh khối Artemia tươi sống từ lâu đã
    được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là làm thức ăn cho
    một số loài ấu trùng cá (Seale, 1933 and Rollefsen, 1939). Chúng đư ợc sử dụng
    với nhiều kích cở khác nhau từ ấu tr ùng mới nở đến con trưởng thành. Ấu trùng
    mới nở là loại thức ăn thích hợp nhất cho tỷ lệ sống cao v à không thể thay thế
    với ấu trùng các loại tôm biển trong giai đoạn đầu do chúng có kích th ước khá
    nhỏ (400-500um) với hàm lượng dinh dưỡng cao thích hợp cho sự bắt mồi v à
    phát triển của ấu trùng. Ngoài ra, Artemia còn là loại thức ăn có nguồn gốc
    động vật mà khó có loài động vật nào có thể thay thế được do nó chứa hàm
    lượng protein, acid béo chưa no (HUFA), acid amine cao.
    Artemia được tìm thấy rộng rãi ở các hồ muối tự nhiên ở nhiều nơi trên thế giới.
    Ở nước ta, Artemia không hiện diện tự nhiên mà được du nhập từ nước ngoài.
    Từ những năm 1983-1985, trường Đại Học Cần Thơ đã bắt đầu thí nghiệm nuôi
    Artemia tại ruộng muối Vĩnh châu (Sóc Trăng) v à Bạc Liêu, với nguồn giống
    ban đầu là dòng SFB (San Francisco Bay) được nhập từ Mỹ. Tuy nhiên khi du
    nhập Artemia SFB vào Vĩnh Châu thì tỉ lệ sống sót ban đầu thấp và những thế
    hệ sau sống sót tốt hơn ở nhiệt độ cao, dần dần quần thể thích nghi đ ược với
    sinh cảnh mới (Vos and Tansutapanit, 1979; Vanhaecke et al., 1984). Việc cấy
    thả ở Vĩnh Châu được thực hiện hàng năm và giống cấy thả cho năm sau được
    sử dụng từ nguồn giống của năm trước đó. Sự thích nghi này cũng biểu hiện
    qua khả năng sống sót và sinh sản của các thế hệ sau tốt hơn các thế hệ trước
    (Nguyễn Văn Hòa, 2002).
    Sau khoảng 20 năm từ loài gốc ban đầu, Artemia SFB biểu hiện sự thích nghi
    và được nuôi đại trà ở ruộng muối Vĩnh Châu và Bạc Liêu. Sự thích nghi này
    cho thấy khả năng chịu đựng của Artemia SFB với điều kiện khí hậu Đồng
    Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt l à yếu tố nhiệt độ là rất tốt. Theo Vos và De la
    Rosa, nhiệt độ thích hợp cho Artemia 25-300C. Điểm cực thuận cho Artemia
    franciscana là 220C. Nhưng kết quả thí nghiệm của Phỉ và Hồng Vân (1989),
    Artemia sinh sản cực thuận 30-350C, ngoài ra ở nhiệt độ 320C, sự sống sót của
    Vĩnh Châu cao hơn dòng SFB. Sự sai biệt này được giải thích có thể là do quần
    thể Artemia Vĩnh Châu đã được thuần hoá dưới điều kiện môi trường mới ở
    Vĩnh Châu trong những tháng mùa khô. Theo Hồ Thanh Hồng (1986), khả
    năng chịu đựng biến động nhiệt của Artemia Vĩnh Châu là 25-38.50C, có khi
    lên đến 390C. Vì khả năng chịu được nhiệt độ cao này Artemia VC đã được thả
    thử nghiệm trên các ruộng muối của Ấn độ, Srilanka n ơi có điều kiện nhiệt độ
    khắc nghiệt hơn so với Vĩnh Châu. Theo Karpevists (1975), “Nhiệt độ v à giới
    hạn dao động của nhiệt độ trong đời sống của thuỷ sinh vật l à một trong những
    tác nhân quan trọng nhất của môi trường”. Như vậy, nhiệt độ có ảnh hưởng rất
    lớn đến đời sống của động vật thuỷ sinh, sự thay đổi nhiệt độ dẫn đến việc thay
    đổi hàng loạt các quá trình sinh lý, sinh hoá trong cơ thể sinh vật, những cá thể
    không chịu được mức độ biến động của nhiệt độ sẽ bị loại trừ c òn những cá thể
    thích nghi sẽ tồn tại và phát triển. Từ đó giả thiết đặt ra l à liệu Artemia SFB gốc
    ban đầu đã có sự biến đổi về mặt di truyền cũng nh ư sinh lý sinh hóa để thích
    nghi với điều kiện nhiệt độ cao ở các điều kiện nuôi mới hay không.
    Từ những vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu sự biến động về sinh trưởng, tuổi
    thọ, các chỉ tiêu sinh sản của Artemia dòng SFB được thả nuôi ở những điều
    kiện khác nhau”
    được thực hiện nhằm mục tiêu:
     Nghiên cứu biến động về các đặc điểm sinh tr ưởng, tuổi thọ và các chỉ tiêu
    sinh sản ở thế hệ con của các dòng Artemia có cùng nguồn gốc nhưng được
    nuôi ở những điều kiện môi trường sống khác nhau nhằm bước đầu tìm hiểu về
    khả năng di truyền các tính trạng của sin h vật dưới tác dộng của môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...