Tiến Sĩ Nghiên cứu sự biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở một số tỉnh Bắc Trung bộ và một số

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    Chuyên ngành : Ký sinh trùng học thú y
    NĂM - 2012

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Các ký hiệu và chữ viết tắt ix
    Danh mục bảng x
    Danh mục hình xii
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu của đề tài 3
    3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
    4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1 Những giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó đã được phát hiện 5
    1.1.1 Họ giun đũa chó (Ascarididae Baird, 1853) 6
    1.1.2 Họ giun móc (Ancylostomatidae Looss, 1905) 18
    1.1.3 Giun tóc (Trichuris vulpis Froelich, 1789) 29
    1.1.4 Giun thực quản (Spirocerca lupi Rudolphi, 1809) 31
    1.2 Thuốc tẩy trừ giun tròn đường tiêu hóa của chó 36
    1.3 Biện pháp phòng trừ bệnh
    40
    Chương 2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
    2.1 Địa điểm nghiên cứu 42
    2.1.1 Vị trí địa lý khu vực Bắc Trung bộ 42
    2.1.2 Đất 43
    2.1.3 Hệ thống sông ngòi 44
    2.1.4 Khí hậu 44
    2.1.5 Dân cư 45
    2.1.6 Khu hệ động vật, thực vật 45
    2.1.7 Tình hình chăn nuôi, thú y 46
    2.2 Thời gian nghiên cứu 47
    2.3 Nội dung nghiên cứu 47
    2.3.1 Xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa
    của chó tại vùng nghiên cứu 47
    2.3.2 Xác định tình trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó
    tại vùng nghiên cứu 47
    2.3.3 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của A. caninum 47
    2.3.4 Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý do A. caninum gây ra cho chó 2.3.5 Xác định hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc mebendazole và pyrantel
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 48
    2.4.1 Thiết kế nghiên cứu 48
    2.4.2 Phương pháp xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó nuôi tại vùng nghiên cứu 49
    2.4.3 Phương pháp xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa của chó 49
    2.4.4 Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng A. caninum trong điều kiện phòng thí nghiệm 50
    2.4.5 Phương pháp đo kích thước của trứng và ấu trùng A. caninum 51
    2.4.6 Phương pháp gây nhiễm ấu trùng A. caninum giai đoạn L3 cho chó
    2.4.7 Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh do A. caninum trong thực địa và thực nghiệm 51
    2.4.8 Phương pháp xác định bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa và thực nghiệm 51
    2.4.9 Phương pháp xác định bệnh tích vi thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa và thực nghiệm 51
    2.4.10 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh do A. caninum trong thực nghiệm 52
    2.4.11 Phương pháp xác định hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc mebendazol và pyrantel 52
    2.5. Đối tượng, nguyên vật liệu nghiên cứu 52
    2.5.1 Đối tượng nghiên cứu 52
    2.5.2 Nguyên, vật liệu nghiên cứu 52
    2.5.3 Dụng cụ, hóa chất 52
    2.6 Bố trí thí nghiệm 53
    2.6.1 Thí nghiệm 1: xác định thành phần loài, tỷ lệ, cường độ nhiễm giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó 53
    2.6.2 Thí nghiệm 2: nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của A. caninum 54
    2.6.3 Thí nghiệm 3: gây nhiễm ấu trùng dạng L3 của A. caninumcho chó 55
    2.5.4 Thí nghiệm 4: xác định triệu chứng lâm sàng, bệnh tích của
    chó mắc bệnh A. caninum trong thực nghiệm 55
    2.6.5 Thí nghiệm 5: xác định triệu chứng lâm sàng, bệnh tích của
    chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa 56
    2.6.6 Thí nghiệm 6: xác định một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh do A. caninum trong thực nghiệm 57
    2.6.7 Thí nghiệm 7: đánh giá hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc mebendazole và pyrantel trong thực nghiệm. 57
    2.6.8 Thí nghiệm 8: xác định hiệu lực tẩy trừ A. caninum của thuốc mebendazol và pyrantel trong thực địa 58
    2.7 Phương pháp xử lý số liệu 59
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 61
    3.1 Thành phần giun tròn ký sinh đường tiêu hóa của chó nuôi tại vùng nghiên cứu
    3.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại vùng nghiên cứu 64
    3.2.1 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó tại vùng nghiên cứu
    3.2.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó theo địa hình 66
    3.2.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó theo phương thức chăn nuôi 69
    3.2.4 Tỷ lệ, cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi tại vùng nghiên cứu
    3.2.5 Tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa theo lứa tuổi chó
    3.3 Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học của A. caninum 84
    3.3.1 Sức đề kháng của trứng A. caninum ở các môi trường có độ pH khác nhau 83
    3.3.2 Sức đề kháng của trứng A. caninum ở các môi trường hóa chất khác nhau 85
    3.4 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của A. caninum 90
    3.4.1 Hình thái và sự phát triển của trứng A. caninum 90
    3.4.2 Sự phát triển của ấu trùng A.caninum ở điều kiện phòng thí nghiệm 9
    3.4.3 Thời gian phát triển của ấu trùng A. caninum ở điều kiện phòng thí nghiệm 97
    3.4.4 Giai đoạn từ ấu trùng gây nhiễm đến khi phát triển thành giun trưởng thành có khả năng đẻ trứng của A. caninum qua
    thực nghiệm 99
    3.4.5 Thời gian hoàn thành vòng đời của A. caninum qua thực nghiệm 100
    3.5. Khảo sát một số đặc điểm bệnh lý do A. caninum gây ra ở chó 102
    3.5.1. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa
    3.5.2. Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực nghiệm
    3.5.3 Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa 105
    3.5.4 Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực nghiệm.
    3.5.5. Bệnh tích vi thể ở ruột non của chó mắc bệnh do A. caninumtrong thực địa 110
    3.5.6 Bệnh tích vi thể ở ruột non của chó mắc bệnh do A.caninum trong thực nghiệm 113
    3.6 Xác định một số chỉ tiêu huyết học của chó mắc bệnh do A. caninum
    3.6.1 Một số chỉ tiêu sinh lý hệ hồng cầu của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực nghiệm 116
    3.6.2 Một số chỉ tiêu bạch cầu và công thức bạch cầu của máu chó mắc bệnh do A.caninum trong thực nghiệm 119
    3.7 Xác định hiệu lực của thuốc tẩy trừ A. caninum 122
    3.7.1 Hiệu lực của mebendazole và pyrantel tẩy trừ A. caninum trong thực nghiệm 122
    3.7.2. Hiệu lực tẩy trừ A. caninum của mebendazole và pyrantel trong thực địa 128
    3.8 Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh 125
    3.8.1Diệt ký sinh trùng ở chó
    3.8.2Diệt ký sinh trùng ở môi trường bên ngoài
    3.8.3.Phòng bệnh cho chó
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 130
    1 Kết luận
    2 Đề nghị
    CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
    CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC BẢNG
    STT Tên bảng Trang
    3.1 Thành phần loài giun tròn ký sinh đường tiêu hoá của chó nuôi
    tại vùng nghiên cứu 62
    3.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó tại vùng nghiên cứu 64
    3.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi tại các vùng
    có địa hình khác nhau 67
    3.4 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó theo phương thức
    chăn nuôi 69
    3.5 Tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa của chó
    qua mổ khám 73
    3.6 Tỷ lệ, cường độ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa của chó
    tại vùng nghiên cứu qua xét nghiệm phân 76
    3.7 Biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo lứa tuổi của chó 80
    3.8 Sức đề kháng của trứng A.caninum ở môi trường có độ pH
    khác nhau 86
    3.9 Sức đề kháng của trứng A. caninum trong một số môi trường
    hoá chất 89
    3.10 Hình thái, kích thước và sự phát triển của trứng A.caninum 93
    3.11 Sự phát triển của ấu trùng A.caninum ở môi trường nước máy 97
    3.12 Sự phát triển của ấu trùng A.caninum trong điều kiện phòng thí nghiệm
    3.13 Thời gian thấy trứng của A. caninum trong phân chó sau khi gây nhiễm
    3.14 Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa
    3.15 Triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực nghiệm
    3.16 Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực địa 109
    3.17 Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh do A. caninum trong thực nghiệm
    3.18 Biến đổi bệch tích vi thể ở ruột non của chó mắc bệnh nhiễmA. caninum trong thực địa
    3.19 Biến đổi bệnh tích vi thể của ruột non chó mắc bệnh do A. caninum trong thực nghiệm
    3.20 Một số chỉ tiêu sinh lý hệ hồng cầu của chó mắc bệnh do A.caninum trong thực nghiệm
    3.21 Công thức bạch cầu trong máu chó mắc bệnh do A. caninum trong thực nghiệm
    3.22 Hiệu lực tẩy A. caninum của mebendazole và pyrantel cho chó trong thực nghiệm
    3.23 Kết quả tẩy giun móc A.caninum của chó trong thực địa 129
    DANH MỤC HÌNH
    STT Tên hình Trang
    1.1 Vòng phát triển của T. canis 10
    1.2 Vòng phát triển của T. leonina 11
    1.3 Vòng phát triển của Ancylostomatidae 22
    1.4 Vòng phát triển của T. vulpis (Theo Bowman, 1999) 30
    1.5 Vòng phát triển của S. lupi 33
    2.1 Bản đồ 3 tỉnh Bắc Trung bộ 43
    3.1 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại vùng nghiên cứu 66
    3.2 Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở các vùng địa hình khác nhau
    3.3 Biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó theo phương thức chăn nuôi
    3.4 Tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hoá của chó qua mổ khám 75
    3.5 Tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa của chó khi xét nghiệm phân
    3.6 Biến động về tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hóa theo lứa tuổi của chó.
    3.7 Trứng A. caninum trong môi trường pH = 5, phôi bào bị teo và dồn về một bên.
    3.8 Phôi bào co cụm và thoát ra khỏi vỏ 87
    3.9 Trứng A. caninum phát triển tới ấu trùng trong môi trường pH = 9 87
    3.10 Ấu trùng hình thành trong trứng ở môi trường NaOH 5% 91
    3.11 Trứng của A.caninum trong môi trường Ca(OH)2 3%, phôi bào co cụm, không phát triển
    3.12 Ấu trùng L1 môi trường ở NaOH 5% 92
    3.13 Ấu trùng còn sống 92
    3.14 Trứng của A.caninum mới ra môi trường (x150) 96
    3.15 Ấu trùng hình thành trong trứng (x150) 96
    3.16 Ấu trùng dạng L1(x150) 98
    3.17 Ấu trùng dạng L2(x150) 98
    3.18 Ấu trùng dạng gây nhiễm L3(x150) 99
    3.19 Sơ đồ thời gian hoàn thành vòng phát triển của A.caninum ở điều kiện nhiệt độ mùa thu
    3.20 Sơ đồ thời gian hoàn thành vòng phát triển của A. caninum ở điều kiện nhiệt độ mùa đông
    3.21 Chó gầy, lông xù khi mắc bệnh do giun móc 106
    3.22 Xác chó gầy, bộc lộ rõ xương sườn 110
    3.23 Xoang bụng chó tích nước 110
    3.24 Phổi chó bị xuất huyết từng đám 112
    3.25 Manh tràng chó bị xuất huyết 112
    3.26 Niêm mạc ruột xuất huyết điểm 112
    3.27 Giun móc bám chắc vào niêm mạc ruột non 112
    3.28 Lát cắt ngang giun móc chó trong ruột (mũi tên màu xanh), lông nhung bị đứt nát (mũi tên màu đỏ) (HE x 60)
    3.29 Khoảng lông nhung rách nát do giun móc cắm sâu vào niêm mạc hút máu (HE x 150 )
    3.30 Giun móc cắm sâu vào niêm mạc ruột (HE x 600) 121
    3.31 Đỉnh lông nhung ruột hoại tử (HE x 600) 121
    3.32 Số lượng trứng của A. caninum thải ra trong phân sau thời gian điều trị
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Trong số những động vật được con người nuôi dưỡng và thuần hoá thì chó là loài vật được thuần hoá sớm nhất. Với khả năng phát triển đặc biệt về thính giác và khứu giác, loài chó rất nhanh nhẹn, mặt khác trung thành với người nuôi, vì thế đã phục vụ đắc lực cho các mục đích khác nhau của con người như trông nhà, đi săn, kéo xe, làm xiếc, làm cảnh do đó nhu cầu về phát triển đàn chó ngày càng được nâng cao, kể cả về số lượng và chất lượng.
    Từ lâu, ở nhiều nước trên thế giới, chó được coi như bạn của người, là động vật quan trọng trong nhiều gia đình ở nông thôn và thành phố, góp phần canh giữ nhà, trong phần lớn trường hợp còn là động vật cưng, được quan tâm và chăm sóc đặc biệt (Hailu và cs, 2011) [81]. Ở Việt Nam, từ xa xưa, loài chó đã được con người thuần hóa, nuôi dưỡng với mục đích trông giữ nhà và cung cấp thực phẩm cho người là chủ yếu. Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội có tính chất toàn cầu, nhu cầu sử dụng chó trong các hoạt động kinh tế, xã hội ngày càng cao, vì vậy, việc phát triển, nuôi dưỡng và chăm sóc đàn chó ngày càng được người dân quan tâm.
    Chó là vật nuôi mang lại nhiều lợi ích cho con người, song chúng lại là loài động vật rất mẫn cảm và mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội khoa, sản khoa , hàng năm những bệnh này đã gây nhiều thiệt hại cho sức khỏe và sự phát triển của đàn chó.
    Theo Vũ Triệu An và Jean Claude Homberg, (1977) [2], những bệnh ký sinh trùng rất phổ biến, đã và đang gây ra nhiều tử vong hơn bất cứ dạng nhiễm trùng nào khác, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và các nước đang phát triển.
    Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới, gió mùa (Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1993) [54], người và động vật luôn tự nhiễm với số lượng chủng loại ký sinh trùng nhiều và cường độ nhiễm cao (Trịnh Văn Thịnh, 1967b) [45]. Cho tới nay các nhà khoa học đã xác định được rất nhiều loài ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh cho chó với những đặc điểm âm ỉ, kéo dài, làm chó suy dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh kế phát, trong đó đáng kể nhất là những ký sinh trùng ký sinh ở đường tiêu hóa như giun đũa, giun tóc, giun móc và sán dây, những ký sinh trùng này đã gây nhiều thiệt hại cho sức khoẻ và sự phát triển của đàn chó. Theo Sally Gardiner (2006) [105] một giun móc (Ancylostoma caninum) trưởng thành có thể hút 0,8ml máu/ ngày, nếu một chó có khoảng 100 giun móc ký sinh sẽ mất khoảng 80ml máu/ ngày và nếu nhiễm nặng mỗi ngày sẽ mất 25% lượng máu của cơ thể. Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Khuê (2009) [6] cho biết, một số ký sinh trùng như giun đũa (Toxocara canis), giun móc (Ancylostoma caninum) ở chó còn có khả năng truyền lây và gây bệnh cho người.
    Ở nước ta hiện nay, việc nuôi và phát triển đàn chó vẫn còn theo tập quán cũ, chó được nuôi thả tự do, thức ăn mang tính tận dụng nên tình trạng chó nhiễm các loài ký sinh trùng là rất phổ biến và tỷ lệ nhiễm khá cao, đặc biệt là A. caninum có tỷ lệ nhiễm cao nhất: 75,87% (Đỗ Dương Thái và cs,1978) [39].
    Để tiến hành các nghiên cứu nhiều mặt về giun, sán ký sinh cũng như đề ra được những biện pháp phòng trừ có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế từng nơi, nhằm hạn chế tác hại do các bệnh giun, sán ký sinh ở chó thì nghiên cứu về thành phần loài, tình trạng nhiễm các loài giun, sán nói chung, các loài giun tròn đường tiêu hoá nói riêng ở chó là cần thiết.
    Cho tới nay ở nước ta, nghiên cứu về ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở chó đã được một số tác giả như Trịnh Văn Thịnh, (1963) [42], Đỗ Hài(1972, 1975) [9], [10], Phạm Sỹ Lăng (1989) [19], Phạm Sỹ Lăng và cs, (1990, 1993) [21], [22], Phạm Văn Khuê và cs, (1993) [13] và gần đây là Lê Hữu Khương và cs, (1999) [16], Ngô Huyền Thúy (1996, 1998) [52], [53] tiến hành điều tra ở một số tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nghiên cứu về giun tròn nói chung, giun tròn ở đường tiêu hóa của chó nói riêng của một số tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, vẫn chưa có tác giả nào đề cập.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự biến động nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở một số tỉnh Bắc Trung bộ và một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum, bệnh lý học do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ”.
    2 Mục tiêu của đề tài
    Xác định thành phần loài, mô tả một số đặc điểm dịch tễ của giun tròn đường tiêu hóa ở chó tại khu vực Bắc Trung bộ.
    Khảo sát một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum, bệnh lý học do Ancylostoma caninum gây ra ở chó.
    Đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh.
    3 Ý nghĩa khoa học của đề tài
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài, lần đầu tiên xác định được thành phần loài, phản ánh được tình trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó ở khu vực Bắc Trung bộ. Đây là những kết quả mới cho khoa học.
    - Nghiên cứu về A. caninum và bệnh do chúng gây ra ở chó làm phong phú và sâu sắc thêm các đặc điểm sinh học, bệnh lý học do chúng gây ra ở
    chó nước ta.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên ngành Chăn nuôi, Thú y ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học Nông nghiệp. Làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học trong lĩnh
    vực Chăn nuôi và Thú y.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...