Tiến Sĩ Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa của các cộng đồng nông nghiệp-nông thôn trong quá trình phát triển cá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN 3
    MỤC LỤC 4
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
    DANH MỤC CÁC BẢNG 6
    MỞ ĐẦU 8
    Chương 1. PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH ĐỒNG NAI 24
    1.1. Các cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa .24
    1.2. Vài nét về tỉnh Đồng Nai 30
    1.3. Thành tựu kinh tế văn hóa xã hội 37
    1.4. Mô tả các cộng đồng được khảo sát 40
    Tiểu kết 66
    Chương 2. CÁC BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ KHU CÔNG NGHIỆP 68
    2.1. Từ bình diện cộng đồng - sự tham gia của người dân vào các nghi lễ cộng đồng 68
    2.2. Các nghi lễ tại gia đình 90
    2.3. Từ bình diện cá nhân - các hưởng thụ văn hóa trong đời sống hàng ngày 100
    Tiểu kết 112
    Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
    CHO CÁC CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN TRONG CÁC KCN
    115
    3.1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đời sống văn hóa cho các cộng đòng nông thôn trong các KCN 115
    3.2. Xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô 123
    3.3. Xây dựng các mô hình phát triển văn hóa 126
    3.4. Các biện pháp tăng cường phát triển văn hóa tại các cộng đồng dân cư có KCN ở bình diện tỉnh Đồng Nai 140
    Tiểu kết 146
    KẾT LUẬN 148
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
    PHỤ LỤC 169
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tà
    i
    Quá trình CNH, HĐH đất nước với sự đầu tư của các đối tác nước ngoài đã hình thành ở nước ta các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (gọi chung là KCN), trong đó tập trung vào các tỉnh Đông Nam Bộ vốn đã có những tiềm lực công nghiệp trước 1975 như Bình Dương, Tp. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ các mô hình này, các KCN đã được mở rộng ra các khu vực Trung và Bắc Bộ [77]. Các KCN đã tạo nên một nguồn lực phát triển mới về sức sản xuất, góp phần đưa nước ta tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Phương thức CNH bằng việc phát triển các KCN đã cho phép khai thác tốt tài nguyên, nguồn lực lao động, sử dụng vốn, khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý, . của các nước tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị thương phẩm trên thị trường. Ở bình diện các tỉnh, việc quy hoạch và phát triển các KCN trên các địa phương đang được xem như một phương thức nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn.
    Về mặt xã hội và văn hoá, việc hình thành các KCN đã tạo nên những luồng di cư mới từ nông thôn ra đô thị, từ các tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển đến các vùng nông thôn của các tỉnh có nền kinh tế phát triển hơn. Từ đó hình thành ở các địa phương có KCN những vấn đề văn hóa, xã hội mới: tốc độ đô thị hoá tăng vọt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được tăng cường hơn nhiều so với trước, mức sống dân cư được cải thiện thích đáng. Bên cạnh đó, quá trình này cũng tạo ra những phức tạp trong quản lý xã hội, một số tệ nạn xã hội phát triển, đời sống văn hoá tinh thần của các cư dân vốn cư trú trong các cộng đồng làng xã nay bị các luồng di cư làm xáo trộn . Đó là một thực tiễn phát triển đa diện và phức tạp hơn nhiều của những cộng đồng nông nghiệp – nông thôn và nông dân khi một phần diện tích đất đai của mình bị chuyển đổi mục đích sử dụng, một bộ phận dân cư phải chuyển dịch nghề, dân nhập cư xuất hiện, mức sống gia tăng, kèm theo đó là các biến đổi về mặt đời sống tinh thần.
    Cùng với các chuyển đổi kinh tế xã hội là một phần của những biến đổi văn hoá của các cộng đồng nông thôn khi bị lấy đất làm KCN. Đó là sự thay đổi trong lối sống, từ nếp ăn, ở, mặc cho đến các sinh hoạt văn hoá như hưởng thụ các tác phẩm văn hoá, sáng tạo văn hoá, rồi đến tư duy, hệ giá trị, chuẩn mực, các phong tục tập quán như tang ma, cưới xin, giỗ chạp, hệ thống niềm tin và tôn giáo Một quá trình chuyển đổi cơ cấu văn hóa tinh thần đang diễn ra do những biến đổi kinh tế xã hội, với sự xuất hiện của các KCN.
    Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu thực trạng đời sống của các cộng đồng có tính chất nông nghiệp – nông thôn khi chuyển sang các cộng đồng có tính chất công nghiệp, đô thị sẽ có ý nghĩa góp phần nhận diện thực trạng đời sống văn hoá nước ta hiện nay trong bối cảnh đất nước có những chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, đồng thời góp phần vào việc đưa ra các luận cứ khoa học cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cho việc đưa ra các căn cứ thực tiễn và phát triển chính sách cho ngành văn hoá ở trung ương và các tỉnh.
    2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu này lấy thực trạng biến đổi trong đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư vốn là các cộng đồng nông nghiệp – nông thôn được chuyển thành các cộng đồng mang tính đô thị do những áp lực của quá trình CNH, HĐH ở Đồng Nai là việc xây dựng các KCN, làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu của mình.
    Do chọn khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng nên một số vấn đề sau đây sẽ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu, đó là:
    - Sự biến đổi kinh tế - xã hội của các cộng đồng nông nghiệp - nông thôn sang cộng đồng đô thị - công nghiệp vừa là cơ sở của các biến đổi đời sống văn hoá, vừa là biểu thị của sự biến đổi đời sống văn hoá cộng đồng;
    - Các biến đổi trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng, thể hiện qua các tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài; các tập tục thờ cúng tại miếu, đình, đền ;
    - Các biến đổi trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng thông qua nghiên cứu các lễ hội cộng đồng, các nghi lễ mang tính cộng đồng;
    - Các biến đổi trong đời sống văn hoá tại gia đình từ đời sống tâm linh cho đến các lễ tục liên quan đến nghi lễ vòng đời người; nếp ăn, ở, mặc
    - Các xu hướng hưởng thụ/tiêu dùng văn hoá và những biến đổi của nó dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội như mức sống, học vấn ;
    - Các biến đổi trong hệ thống giá trị chuẩn mực, lối sống, nếp sống.
    - Các điều kiện và yếu tố tác động đến quá trình biến đổi đời sống văn hoá; trong đó, đặc biệt chú ý đến các yếu tố về kinh tế, chính trị, xã hội, sự giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng miền, giữa nước ta với các nước trên thế giới ;
    - Các vấn đề về quản lý và chính sách phát triển văn hoá có liên quan trực tiếp đến sự phát triển các KCN, đến việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở vùng dân cư có KCN, đặc biệt là các xã nông thôn đang chuẩn bị chuyển nhanh thành thị trấn.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án lấy tỉnh Đồng Nai như một trường hợp nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu là từ 1990 trở lại đây, sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ban hành tháng 12 – 1987. Trên thực tế phải đến đầu những năm 90 tốc độ và quy mô đầu tư công nghiệp của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào Việt Nam mới gia tăng, trước hết là các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có tỉnh Đồng Nai, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của xã hội vào các KCN.
    Do đây là vấn đề mang tính tổng hợp và trải rộng trên nhiều địa bàn, trong luận án này, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu 3 xã là Hiệp Phước và Long Thọ (huyện Nhơn Trạch) và xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), với các mức độ bị ảnh hưởng khác nhau. Đây là 3 cộng đồng dân cư bị lấy đất nông nghiệp, đất thổ cư ở những mức độ khác nhau, để xây dựng các KCN, có làn sóng dân nhập cư lớn, có quá trình biến chuyển cơ cấu kinh tế - xã hội ở những mức độ khác nhau, phù hợp với chủ đề nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, 3 cộng đồng này lại phản ánh quá trình biến đổi không đồng đều nhau, với mức độ phát triển khác nhau, trong đó Hiệp Phước là xã có tốc độ ĐTH, CNH mạnh nhất, tiếp đến là Thạnh Phú, cuối cùng là Long Thọ, thể hiện ở các chỉ báo: mức độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mức độ chuyển đổi cơ cấu dân cư, mức sống, tiện nghi sinh hoạt và phương thức tiêu dùng.
    3. Về lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Đối với chủ đề nghiên cứu của luận án, có 3 nhóm công trình có liên quan: các nghiên cứu lý thuyết về sự biến đổi văn hóa chung và ở Việt Nam; các nghiên cứu về tỉnh Đồng Nai và cuối cùng là nhóm các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án.
    Ở bình diện lý thuyết chung, lịch sử nghiên cứu về biến đổi văn hóa đã cung cấp những lý thuyết rất quan trọng cho các nghiên cứu thực địa về sự biến đổi của các xã hội đang chuyển đổi, trong đó đáng lưu ý là công trình Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa và sự duy trì những giá trị văn hóa truyền thống của Ronald Inghart và Waye E. Baker [83], đã cung cấp một cái nhìn tổng quan và các lý thuyết về sự biến đổi văn hóa trong các xã hội đang trong tiến trình HĐH.
     
Đang tải...