Luận Văn Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Protein phản ứng C độ nhạy cao ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tí

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một trong những bệnh hô hấp thường gặp. Hàng năm có hàng triệu người bị bệnh này và sự tốn kém về kinh phí và xã hội rất lớn [17]. Nhiều nghiên cứu về dịch tễ học mới đây của Châu Âu và Bắc Mỹ đã chỉ ra tỷ lệ tăng cao của BPTNMT từ 2-12% trong dân chúng, 5-10% người lớn. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng 20-30% trường hợp chưa được chẩn đoán.
    Năm 1990 cuộc điều tra được sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới đã báo cáo về các con số người mắc bệnh trên thế giới là 93,4/100.000 nam và 73,3/100.000 nữ. Tỷ lệ này thay đổi ở những quốc gia theo sự tiêu thụ thuốc lá và vùng dịch tễ đang nới rộng ở những quốc gia chậm phát triển. BPTNMT là nguyên nhân thứ tư gây tử vong trên thế giới và dự đoán đến năm 2020 nó sẽ đứng hàng thứ ba, và đặc biệt liên quan đến những người trên 45 tuổi. BPTNMT là một trong 12 nguyên nhân của gánh nặng bệnh tật trên thế giới, và nó sẽ lên đứng hàng thứ 5 trong những năm 2020 [8].
    Năm 2001, Viện Huyết học Tim mạch Hô hấp Hoa kỳ và WHO đưa ra: "Chương trình khởi động toàn cầu về BPTNMT" viết tắt là GOLD.
    Tại châu Á, tần suất bệnh gia tăng trong những năm 90, tỷ lệ bệnh tuỳ theo mức độ hút thuốc lá ở các nước khác nhau. Ở Singapor là 1,6%, Nhật là 7,6%, Trung Quốc tỷ lệ hút thuốc cao nên tỷ lệ bệnh cũng cao 6,7%.
    Tại Việt Nam BPTNMT có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai BPTNMT chiếm đến 26% số người điều trị nội trú. Ghi nhận tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh trong 03 năm từ 2000 đến 2002, số bệnh nhân tương ứng là 2200; 3077; 4210. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, 20% bệnh nhân trong khoa Hô hấp mắc BPTNMT.
    Một nghiên cứu do công ty Bochringer Ingelheim thực hiện tại 6 quốc gia châu Á (Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia) vừa được công bố cho thấy: 40% những người hút thuốc lá ở Việt Nam có các triệu chứng ho, khó thở nhưng lại không lưu tâm tới chúng, 78% cảm thấy chưa nghiêm trọng đến mức đi khám bác sĩ. Những người đó không biết rằng các triệu chứng đó có thể là khởi đầu của một căn bệnh không thể chửa lành và gây tử vong nhanh: BPTNMT.
    Trong BPTNMT có nhiều nguyên tố viêm như interleukin 6 (IL6), interleukin8 (IL8), interleukin B4 (IL B4), yếu tố hoại tử u anpha (TNFa) và C-reactive protein (CRP) [3],[5]. Để làm rõ vai trò của hs-CRP huyết thanh trong chẩn đoán các bệnh nhiểm trùng, đặc biệt là nhiểm trùng do vi khuẩn nói chung và trong BPTNMT nói riêng một số tác giả đã có những công trình nghiên cứu.
    Nghiên cứu về vai trò của hs-CRP huyết thanh trong việc theo dõi đánh giá diễn tiến bệnh của BPTNMT chưa được thực hiện nhiều trong nước.Đây là một xét nghiệm có thể thực hiện được ở nhiều nơi và chi phí không cao, vì vậy chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Protein phản ứng C độ nhạy cao ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định".
    Qua đề tài trên chúng tôi muốn nghiên cứu với 2 mục tiêu:
    1. Khảo sát sự biến đổi nồng độ hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
    2. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với mức độ khó thở và tương quan giữa hs-CRP huyết thanh với: khí máu (PaO2, PaCO2, SaO2,HCO3[SUP]-[/SUP] và pH máu) và hút thuốc lá.
     
Đang tải...